Chị Hai nói rồi, nói hoài mà cũng chưa chịu cải đó, còn nói để từ từ nữa chứ. Không, nếu quý vị mà cải biến thì tự nhiên cái gì nó cũng cải biến à, phải không? Hoàn cảnh cải biến, chính phủ cũng cải biến, cái gì cũng cải biến hết, tại bầu không khí của đất nước nó cải biến thì tự nhiên cái gì nó cũng phải cải biến à. Thành ra điều quan trọng là mình tu thân mới được, tự tu lấy mình. Nếu mình không cải được ai thì mình cải biến lấy chính mình. Cải biến chính mình xong rồi, mình cải nếu ảnh hưởng tới những người khác, tự nhiên nó ảnh hưởng. Xong rồi những người khác đó ảnh hưởng những người khác nữa, thì những người khác nữa đó ảnh hưởng đến những người khác nữa nữa đó!
Này, quý vị có thông dịch hay không? Tốt cho quý vị! Mấy người Tàu ngồi đó chảy nước miếng chơi nha! Tôi nói: “Mấy người Tàu quý vị ngồi đó chảy nước miếng chơi nha”. Nói một câu vậy mà khoái lắm. Mấy đồng chí kia dễ chịu hơn. Tại mấy đồng chí kia cũng thèm khát lắm. Có người tu bảy, tám năm rồi mà đâu biết mặt Chị Hai đâu. Kỳ này mới qua được đó chứ. Ở đây mới qua được, ở mấy chỗ khác qua không được. Ta nói thôi... qua khóc cùng đường cùng xá, thấy không? (Dạ, hôm qua khóc quá.) Khóc quá trời, khóc còn hơn mấy đồng chí Âu Lạc (Việt Nam) nữa, phải không? Tại đàn anh mà, làm gì cũng phải làm hơn. Khóc cũng phải khóc hơn, la cũng la lớn lên, hỏi cũng hỏi bậy hơn nữa. Thành ra Chị Hai la cũng la lớn hơn, la nhiều hơn. Còn la người Âu Lạc (Việt Nam) la chút chút thôi, tại đàn em mà. La nhiều uổng, phải không?
Rồi, chắc không hỏi gì đâu ha? (Dạ.) Qua đây, chọc lét Chị Hai chơi cho vui thôi ha. Gì? (Thưa Sư Phụ, con có bao thơ này của Phượng Vũ ở bên Los Angeles gửi con tặng lên Sư Phụ.) Trời ơi! Từ đó vậy gửi qua đây. Mới gặp mấy bữa, làm gì mà lãng mạn dữ vậy? Mới đi mấy bữa, cái nhớ. Úi cha! Có tiền không? Tôi chỉ biết tiền thôi, chứ không biết tình gì đâu nha không. (Tình có đó, Sư Phụ ơi.) Có tình trong này hả? (Dạ.) Còn tiền không có hả? Thôi, người nào muốn lấy không? Tình mình đâu có xài được đâu, phải không? Người ta khổ vì tình, chứ ai khổ vì tiền, phải không? Ui chu cha! À, ừm… Chà! Thu lại; ủa tự thu lấy hả? Tự thâu chơi hả? Ai da, ngộ quá ha! “Hát mặt sau, xin hát mặt sau”. Trời ơi, gì mà gởi từ bên đó gởi qua bên này dữ vậy. À, cám ơn ha. Chu cha, mệt quá vậy nè. Vậy đó hả?
À, có viết ra sẵn rồi nè – đỡ quá ha. Không biết hát cái này đâu. Thôi mai mốt về nghe chơi, không có CD ha. Thôi quý vị tưởng tượng ra được rồi nha, hôm nay đâu có máy đâu. Cám ơn ha! Nhiều chuyện. Anh chàng Phượng Vũ, biết không? Nhạc sĩ đó. (Dạ.) Ừ, con hát tặng cho Sư Phụ, – con của Phượng Vũ. Chắc con với vợ hát chung mà, bà vợ đứng sau: “Á à ha há ha”, hát bè đó. Ở đây có ca sĩ nào lừng danh không? Hát giọng gà cồ đó. Có không? Có nhạc sĩ, ca sĩ nào qua đây không? Không hả? Sao nghe nói mấy người nghệ sĩ bên đó ái mộ Chị Hai lắm mà.
Ở bên đó làm 500 vậy mấy tháng mới làm được vậy bác? Bác coi bộ giàu quá, chắc hai giờ là làm xong hả bác? Bác tiền đâu đi vậy? Trời, mắc quá ha! Trời, nghe nói, Sư Phụ cũng hết hồn luôn. Chu cha, chèn đét ơi! Gì đâu mà “méc” (mắc) quá vậy? Âu Lạc (Việt Nam) hả? (Dạ.) Ờ, có người nào bị che không? Thấy hết phải không? Thấy được không? (Dạ thấy.) Người nào mà bị che đó thì lên ngồi cái chỗ vòng vòng đây, chút đây nè. Ở ngoài đây thôi, chỉ có được bốn người thôi. Bốn người thôi. Mấy người ngồi được thì đừng có lên. Mấy người mà không bị che, đừng có lên. Mấy người này nè, ngồi tuốt ở đây. Lẹ, bốn người thôi, người nào bị che thôi. Chứ tại vì nếu ngồi nhiều nó che cái ấy, che cái gì đó... cái máy của nó.
Thôi đủ rồi, được rồi, được rồi. Đủ rồi! Ngồi bên kia đi, ngồi bên kia. Rồi. Ổn. Rồi ha. Rồi, chứ ngồi vậy thì che thêm mấy người kia cũng vậy à. Chúa ơi! (Phải ngồi qua bên phía này.) Hả? Không sao đâu. Sợ ổng cắn hả? Sao bao nhiêu cũng không đủ vậy cà. Rồi. Bao nhiêu cũng không đủ hết. Mấy người kia không thấy thì đứng dậy đi, mấy người nào không thấy đó thì đứng dậy. Nói tiếng Âu Lạc (Việt Nam) không nghe hả? Mấy người nào mà không thấy được “Chị Hai” thì đứng dậy đi – để dòm “Chị Ba”. Ồ, mấy người này đâu có sao đâu. Mấy người này dòm hoài rồi mà. Ờ, thôi khỏi, dòm hoài thôi khỏi. Tưởng đâu mấy người ở Âu Lạc (Việt Nam) mới qua. Rồi.
Sao quý vị có cần gì không? Hỏi gì không? Không hả? Cô này đâu phải mới đâu – lâu lắc rồi! Rồi. Sao ở Âu Lạc (Việt Nam) giờ làm ăn vui vẻ không? Được không? Được là quý vị được, chứ chắc cũng không nhiều đâu ha. (Dạ ai làm được thì được.) Ai làm được thì được hả? Tức là tự do rồi hả? (Dạ, cũng đỡ hơn lúc trước nhiều, Sư Phụ.) Ờ, đỡ hơn mà. Tôi biểu mấy đồng chí rồi, phải khai phóng chút, mấy đồng chí nói OK. Chị Hai dặn rồi, nói: “Ở trển Ổng sai xuống đây giỡn chơi một hồi thôi, chứ giỡn lâu quá vậy? Bộ giỡn sao?” Thì trong cái hý trường của thế giới thì nó cũng phải có hỷ, nộ, ái, lạc vậy mà. Lúc chỗ này vui, chỗ này buồn chơi, thì tôi nói: “Chơi chút được rồi, chơi gì mấy chục năm dữ vậy cha?” Nói: “Bổn cũ soạn lại hoài, chán chết! Đổi tuồng đi chứ”. Nhưng mà có nhiều người người ta đổi cũng lâu đó. Tại vì cái người nào mà diễn hề hoài đó, biểu người ta đổi thành vai thương khó khóc lắm đó, phải không? Còn mấy người mà đóng vai thương mà khóc khóc hoài đó, biểu người ta diễn hề cũng khó diễn đó. Thành ra có gì cũng từ từ.
Cũng phải đổi lớp đó; đổi đào, đổi kép mới được, phải không? Chắc từ từ cũng phải đổi chớ ha, diễn hoài cái tuồng chán chết ha, tối ngày khóc lóc hoài chán chết, phải không? Mình đi coi cải lương, cái tuồng nào mà cứ khóc nghĩa là từ đầu tới cuối, mình cũng chán, đứng dậy đòi vé chạy về, trả tiền lại, phải không? Thành ra thường thường tuồng cải lương nào nó cũng phải có đào, có kép. Đào mùi, đào độc, kép độc, kép đẹp, kép xấu. Rồi có hề này kia kia nọ. Có ngu, có vai nịnh, vai tốt, vai xấu này kia lung tung, phải không? Đặng mà nó đổi không khí đồ chứ, với lại nó có hợp lại nó mới vui. Chứ một cái tuồng cải lương mà cứ đưa ra toàn kép độc không, ai chịu nổi, phải không? Hoặc là đưa hề không, người ta cũng mệt lắm. Có cái này cái kia ha. Thành ra tên nào mà diễn tuồng nào mà một tuồng diễn hoài, người ta cũng chán lắm. Thành [ra] Chị Hai biểu: “Đổi tuồng đi”. Biểu hoài, biểu hoài mà chưa chịu đổi.
Mà Chị Hai đã nói rồi, Chị Hai là “cộng sản” số một mà! Ờ, chứ không phải sao? (Dạ.) Chị Hai có tiền thì đưa cho chia cho mọi người dùng, đó là cộng sản rồi. Còn nhà tôi ai tới ở cũng được, thấy không? Đâu có ai nói gì ai đâu. Đâu có ai hỏi: “Chị tại sao tới đây” đâu, phải không? (Dạ.) Tới thấy mặt biết liền, hỏi chi nữa. Chị Hai là “cộng sản” số một mà, Chị Hai đã nói với Bác Hồ rồi. Chị Hai nói: “Tôi là Bác Hải đây. Mình biết nhau được rồi, đừng có chơi lén đằng sau lưng. Bác Hải lớn hơn Bác Hồ, tại sao nói không nghe?” Thì Hải lớn hơn Hồ, chứ hồ có chút xíu à. Hồ nào rồi cũng phải chảy về hải hết đó, phải không? (Dạ.) Không có hải là hồ cạn ráo hết trơn.
Chị Hai nói rồi, nói hoài mà cũng chưa chịu cải đó, còn nói để từ từ nữa chứ. Không, nếu quý vị mà cải biến thì tự nhiên cái gì nó cũng cải biến à, phải không? Hoàn cảnh cải biến, chính phủ cũng cải biến, cái gì cũng cải biến hết, tại bầu không khí của đất nước nó cải biến thì tự nhiên cái gì nó cũng phải cải biến à. Thí dụ mặt trời lên rồi, làm sao mà đêm tối còn lưu lại được? Khi mùa hè đã đến rồi, làm sao mùa đông mà xía vô được, phải không? Ờ. Rồi nhà mình dọn dẹp sạch sẽ ngăn nắp thì làm sao mà có con kiến, con trùng gì nó vô được nữa, phải không? Mình chăm sóc sạch sẽ rồi, những chỗ nào trống mình nhét lại hết rồi, mình quét dọn sạch sẽ, không có bừa bãi rác rến thì làm sao mà những con súc vật nó vô, phải không? Mấy con vật, con chuột nó tới kiếm mấy chỗ rác rến dơ dáy chứ, con gián này kia. Nếu mà sạch sẽ đâu có đâu, thí dụ vậy đó đi ha.
Thành ra điều quan trọng là mình tu thân mới được, tự tu lấy mình. Nếu mình không cải được ai thì mình cải biến lấy chính mình. Cải biến chính mình xong rồi, mình cải nếu ảnh hưởng tới những người khác, tự nhiên nó ảnh hưởng. Xong rồi những người khác đó ảnh hưởng những người khác nữa, thì những người khác nữa đó ảnh hưởng đến những người khác nữa nữa đó! À, tự nhiên nó phải biến đổi à. Chứ khỏi cần cầu nguyện hay là khỏi cần nguyền rủa chính phủ nào hoặc chế độ nào xấu hoặc là phải đi. Không cần. Không cần, phải không? (Dạ.) Thí dụ như cái cây này nó ngắn. Bây giờ mình không cần phải cắt đi; mình để cái cây dài hơn là thấy nó ngắn à, khỏi cần. Trong đời sống của chúng mình, mình tự nhiên làm tốt lên thì tự nhiên những cái xấu nó phải rời đi, tại vì nó không ở chung nhau được, phải không? Rồi. Xong rồi ha. Dòm đã chút đi cho đỡ 500 bạc. Đáng đồng tiền bát gạo không?
Đi đâu mà đi dữ vậy? Đâu phải đào, kép gì đâu đây mà qua coi? Phải chi tuồng cải lương đó, bỏ tiền đi cũng đã, đâu có gì đâu. Qua đây ngồi. Ở nhà còn có nhà che dột. Qua đây nằm mấy cái lều còn đã nữa. May là không mưa đó, mưa là thôi ướt như chuột lột hết. Ở đây mà mưa là nước nó dâng lên cao nữa. Nhiều khi ngồi đây nó cũng lên đó. Nhớ Cam Bốt không? Có người nào đi Cam Bốt chưa? Rồi. Mình ngồi dưới “sông”, dưới “biển”, mình “chơi” vậy, nhớ hả? (Dạ.) Ở đây thì cũng cỡ đó, tại đất ở đây nó thấp.
Trời ơi! Đi từ Mỹ qua đây cũng 500 [đô], đi từ Âu Lạc (Việt Nam) qua đây cũng 500 [đô]. Chu cha! Ăn gì đâu mà cắt mũi, cắt tai vậy, mắc quá ha! Rồi đi từ Âu Lạc (Việt Nam) qua Mỹ nhiêu vậy? Cũng 500 [đô]. Hả? (Dạ năm trăm mấy thôi.) Năm trăm mấy thôi. (Dạ.) Mà sao đi qua bên đây thì cũng năm trăm mấy, giá nào cũng bằng nhau hả? (Dạ 656 đô.) Từ đó qua đây 656 đồng? (Dạ.) Khứ hồi? (Dạ tiền của dịch vụ lo.) Tiền dịch vụ lo luôn đó hả? Chứ không phải tiền máy bay hả? (Dạ dịch vụ lo, họ ăn hoa hồng.) À, ăn hoa hồng luôn. Mà ăn hoa hồng gì dữ vậy? (Kiếm lại không có.) Cái này không phải “hoa hồng”, cái này “hoa vàng” đó cưng ơi. Cái này “hoa vàng”, chứ không phải “hoa hồng” đâu. “Hoa hồng” gì mà mắc dữ vậy? “Hoa hồng” có một đồng một cái à. Cái này là hoa vàng, vàng thứ thiệt. Ít nhất cũng là hoa bạc, chứ không phải hoa hồng đâu! Chu cha! Mắc quá ha. Làm mấy tháng mới được vậy?
(Nhưng mà con qua ngồi đây là con thấy cũng vui rồi, Sư Phụ.) Tội nghiệp quá ha, mà qua được còn đỡ hơn không ha. (Dạ.) Nhiều khi có người nói: “Bao nhiêu cũng được, miễn tôi đi được rồi thôi”. (Dạ đúng rồi, Sư Phụ. Mừng lắm.) Mà sao tin tưởng cho đi vậy, không cần bảo chứng gì hết hả? (Hên. Sư Phụ chứng, nhờ Sư Phụ.) Bây giờ tự do hả? (Dạ.) Đi được là đi hả? (Trời cho thì mình…) Hả? (Dạ Sư Phụ cho đi thì được đi thôi.) Người nào đi được thì được đi. (Dạ. Sư Phụ cho đi được thì đi.) Ờ, phải. (Con tám mươi rồi, vừa đi vừa cầu Sư Phụ.) Tám mươi mà sao còn tu được hay vậy bác? Mừng giùm cho quý vị. Bên đó chắc bây giờ biết nói tiếng Tàu, tiếng Anh hết chứ gì? Coi băng Chị Hai rồi biết nói hết chứ gì ha. Biết “OK” đồ này kia đó hả? “No problem (không sao)” đó hả? “Number one (số một), number two (số hai), number 10 (số 10)” hả?