Đức tin của quý vị quan trọng hơn. Một số người thấy Ánh Sáng và Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại), nhưng họ cũng coi đó là điều hiển nhiên. Và có người không thấy mà tin thì cũng được gia trì. Thượng Đế nói như vậy. Đừng bận tâm về điều đó. Quý vị hãy ráng tin tưởng. Nhe? Dù chỉ một chút [lòng tin], hãy ráng cải thiện và tiếp tục, rồi quý vị sẽ thấy [thể nghiệm]. Cho dù quý vị không thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), nói quý vị hay, nhiều thay đổi vẫn diễn ra một cách vi tế. Như quý vị thay đổi cá tính của mình, thay đổi cách đối xử với mọi người. Quý vị có tình thương hơn. Ổn định hơn. Khoan dung hơn. Thông minh hơn. Có biện tài hơn. […]
Được rồi, người kế. Ờ. Đưa… (Thưa Sư Phụ.) Đưa mi-crô cho anh ấy. (Con sắp sửa dịch.) (Tiếng Anh của con…) Không sao. Anh cố gắng [nói]! (Con là đồng tu ở Pêru.) Ồ! Pêru. Anh đến từ Pêru. (Dạ. Con nói tiếng Tây Ban Nha.) Tốt. Anh nói tiếng Anh được mà. (Tiếng Anh của con ít nhiều...) Không sao. Câu hỏi của anh là gì? (Dạ, đầu tiên là... cảm ơn Sư Phụ vì Tình Thương của Ngài và đã làm người dẫn đường cho cuộc đời con.) Anh [nói tiếng Anh] giỏi đó. (Các đồng tu ở nước con… invitación (lời mời) ...) Ờ, lời mời. (…lời mời để (tổ chức) bế quan ở Nam Mỹ.) Tôi biết. (Có lẽ tại Pêru, Chilê, Brazil, hoặc Mexico để bế quan.) Có thể. (Đó là một vinh dự khi tổ chức kỳ bế quan này. Thưa Sư Phụ, con thương Ngài.) Tôi hiểu. Thiên Ý. Thiên Ý. Đừng yêu cầu tôi có một kỳ bế quan khác khi tôi đang trong một kỳ bế quan rồi. Bởi vì câu trả lời [sẽ] là không. Quý vị phải biết hỏi đúng lúc. Tôi đã bơi trong [kỳ bế quan] này rồi. Đừng cho tôi một tương lai khác. Được. Tiếng Anh của anh khá lắm. Hiện tại có bao nhiêu người ở Pêru? Lima. (Thưa đồng tu ạ? Sáu mươi anh em.) Vậy được. Có thể vào tháng 12, đồng tu người Mỹ sẽ tổ chức bế quan. (Ồ, dạ.) Rồi tất cả đồng tu Nam Mỹ có thể đến đó, nếu họ muốn. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi. Ờ. Người kế. Anh thấy anh nói tiếng Anh giỏi thế nào chưa? Đừng dựa vào người khác. (Dạ.) Anh nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Español (Tây Ban Nha) của tôi đó.
(Thưa Sư Phụ, con có một câu hỏi về việc hành thiền cho đồng tu mới lẫn đồng tu cũ. Đôi khi người phương Tây gặp nhiều khó khăn trong việc thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Ngài có thể cho chúng con biết một cách tổng quát tại sao đồng tu khó thấy được Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) không?) Được, tôi có thể [cho biết]. Có nhiều lý do khác nhau. Trước hết, có lẽ người phương Tây, năng lực trí tuệ của họ mạnh hơn người phương Đông, bởi vì họ đọc nhiều sách hơn, và biết nhiều về khoa học và các khám phá hơn, và bằng cách nào đó họ có kiến thức cao hơn người phương Đông. Người phương Đông, về bản chất, họ đã có sẵn đức tin vào Siêu Lực Lượng, vào khả năng vô hình của thần thánh hoặc con người. Người phương Tây, bởi vì họ khoa học hơn, có kiến thức hơn, hoặc có lẽ thông minh hơn, nên họ khó tin vào những gì mà không được khoa học chứng minh, khó chứng minh. Cho nên vì thiếu niềm tin nên quý vị rất khó tập trung. Quý vị phân tích quá nhiều bằng đầu óc, thay vì lắng sâu và đắm mình trong sự buông bỏ hoàn toàn. Thành ra khó nhập định. Và một khi quý vị thấy khó nhập định, dĩ nhiên là khó thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), bởi vì Ánh Sáng ở ngay đó nơi quý vị nên tới. Quý vị chỉ đứng ở cửa và tự hỏi: “Bên trong có gì vậy? Tại sao tôi phải vào? Tôi biết ngôi nhà này cũng giống như mọi ngôi nhà khác. Đừng thuyết phục tôi rằng có gì đó bên trong”. Hiểu ý tôi không? “Nè! Tôi đâu thấy gì bên trong đâu. Tại sao tôi phải vào?” Chỉ tranh luận, đứng đó và làm việc bằng đầu óc nhiều hơn là bằng linh hồn, lý do là vậy.
Nhưng đó không có nghĩa là không có hy vọng; cũng có nhiều người thấy Ánh Sáng và Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Nhưng không sao. Đức tin của quý vị quan trọng hơn. Một số người thấy Ánh Sáng và Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại), nhưng họ cũng coi đó là điều hiển nhiên. Và có người không thấy mà tin thì cũng được gia trì. Thượng Đế nói như vậy. Đừng bận tâm về điều đó. Quý vị hãy ráng tin tưởng. Nhe? Dù chỉ một chút [lòng tin], hãy ráng cải thiện và tiếp tục, rồi quý vị sẽ thấy [thể nghiệm].
Cho dù quý vị không thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), nói quý vị hay, nhiều thay đổi vẫn diễn ra một cách vi tế. Như quý vị thay đổi cá tính của mình, thay đổi cách đối xử với mọi người. Quý vị có tình thương hơn. Ổn định hơn. Khoan dung hơn. Thông minh hơn. Có biện tài hơn. Những điều này rất quan trọng, bởi vì quý vị tiêu hóa nó và tạo ra thành quả. Nó hiển nhiên. Thấy không? “Các ngươi nhờ quả trái của mình mà được biết tới”. Không nhất thiết phải luôn thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Bởi vì đôi khi làm việc, quý vị cũng thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), nhưng quý vị không nghĩ đó là Ánh Sáng. Một số người ngồi ở đó và họ thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), nhưng họ không cảm thấy gì hết. Hoặc họ thấy như một khoảng trống. Có nhiều loại thể nghiệm. Hoặc bóng tối, hoặc đôi khi Ánh Sáng rất tối, cho tới khi nó trở nên sáng. Đừng lo lắng về điều đó. Tôi nghĩ anh đang tu hành tốt. Anh có nghe âm thanh nào không? (Xin lỗi Sư Phụ?) Anh cũng nghe chứ? (Ồ! Dạ. Có nghe ạ.) Tốt, tốt. Được rồi.
(Thưa Sư Phụ, chúng ta cũng có rất nhiều đồng tu mới, họ không thấy Ánh Sáng và Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) tuyệt vời này.) Họ, cái gì? Họ…? (Rất nhiều đồng tu mới cũng vậy, khi chưa có thể nghiệm lớn thì họ cũng thiếu đức tin. Con thắc mắc không biết liệu có điều gì mà chúng ta có thể nói với họ để...) (Khi họ chưa có thể nghiệm, họ thiếu niềm tin.) Ồ! Phải. À, đó là lý do họ không có thể nghiệm vì họ thiếu niềm tin. Nhưng cũng có khi, nếu quý vị kỳ vọng nhiều quá, lo lắng quá mức, thì cũng tự cản trở mình. Hầu hết các vấn đề đều như vậy – không thể buông bỏ và tận hưởng. “Ừ, không có Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), nhưng mình sẽ cố gắng cải thiện nó, và hãy để cái gì đến thì nó đến”, và rồi thái độ đó sẽ giúp quý vị cải thiện. Hiểu không? Quý vị phải tin, thì mọi thứ sẽ đến. Không phải nó đến rồi quý vị mới tin. Như thế cũng may mắn rồi. Rất nhiều người, họ không biết là họ có tin hay không tin, họ chỉ có thể nghiệm. Bởi vì họ đã đủ thuần khiết rồi. Họ tin mà không biết [mình tin]. Và ở đây quý vị yêu cầu có bằng chứng mới tin.
Nhưng tôi vẫn cho quý vị một số bằng chứng rồi. Ít ra quý vị nghe thấy gì đó, và đời sống quý vị được cải biến tốt hơn. Nhưng tôi không thể ép đầu óc quý vị thuần khiết như tôi muốn hoặc như quý vị muốn. Đây là công việc của quý vị. Vì thế nếu quý vị không có thể nghiệm thì hãy tự trách mình vì nhiều người khác họ có. Và tôi không nói với quý vị những điều không đúng sự thật. Nhưng mỗi cá nhân mỗi khác, và hầu hết người phương Tây đều rất khó đạt được điều này. Thấy đó – có bao nhiêu người phương Tây khai ngộ? Bao nhiêu? Nhìn xem, có một người Mỹ dạy quý vị, rất nổi tiếng, tên ông là gì? Ông ấy là bác sĩ người Ấn Độ. (Deepak Chopra.) Deepak Chopra, ông là người Ấn Độ. Xin lỗi. Và tất cả quý vị người phương Tây – những người ở độ tuổi năm mươi – đã theo ai? Yogananda. Ngài là ai? Một người Ấn Độ khác. Và bây giờ quý vị đang ngồi với ai? Ngài Thanh Hải [Vô Thượng Sư], người Âu Lạc (Việt Nam). Xin lỗi, nhưng vấn đề là vậy đó. Tôi biết làm gì đây?
Mi-crô, cô đó. Ờ. (Thưa Sư Phụ, thiền Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại), khi con thiền, con chỉ nghe thấy tiếng máu mình chảy qua đây, chứ không nghe gì cả, và con thắc mắc không biết phải mất bao lâu mới nghe được Âm Thanh?) Không, không. Không [lâu]. Có lẽ cô nên thử chuyển kênh. Được chứ? (Dạ được.) Ờ, cho tới khi cô nghe được tốt hơn. Vậy ha? (Dạ, vâng.) Và trước đó, cô niệm Năm (Hồng) Danh 20 phút. (Dạ.) Niệm thầm. (Dạ.) Không sao đâu. Có lẽ cô phân tích nhiều quá. Đừng lo. Hãy quên hết mọi thứ, chỉ làm việc đó thôi. (Dạ.) Và nếu cô không nghe rõ, đôi khi có lẽ do cô ngồi không thoải mái, nên cô cảm thấy đau hay gì đó, rồi sức chú ý của cô ở chỗ khác – cũng là một vấn đề. (Dạ.) Hãy chắc chắn cô ngồi thoải mái. Ngồi sao mà thoải mái với cô. Cô phải thoải mái, thư giãn. Sao cũng được. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.) Nhưng sau một thời gian, đôi khi cô coi Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) là điều đương nhiên, nên cô không còn tập trung nữa. Đó cũng là vấn đề. (Mới có mười ngày thôi nên…) Ờ. Hoặc có lẽ điều gì đó không ổn. Có lẽ cô làm không đúng cách. Nhét nó vào. Xoay tới lui. Xem cô thích kênh nào hơn. Đôi khi có tĩnh điện. Biết không? Cản trở. Phải.
(Mình cần thiền [ít nhất] nửa tiếng Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) trước khi thiền Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Nhưng có khi mình đang thiền Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), và đã thiền được nửa giờ, nhưng rồi có chuyện gì đó xảy ra, điện thoại reo hay là ai đó đến, mình bị gián đoạn. Vậy khoảng cách tối đa giữa nửa giờ thiền Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) đến khi bắt đầu thiền Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) là bao lâu ạ?) Làm được gì thì làm. Đây chỉ là lời khuyên. Chứ không có gì quá cứng nhắc như trắng đen rạch ròi. Hiểu không? Nếu không có nhiều thời gian thì hãy ngồi đó tập trung ở đây và niệm Năm (Hồng) Danh khoảng năm phút, rồi thiền Quán Âm lại. Hoặc mười phút, tùy ý quý vị. Không quan trọng. Chỉ là lời hướng dẫn thôi, chứ cô không cần phải tuân thủ nó như là việc sống còn. Cô buồn ngủ hả? Cô châu Phi?
Được rồi. Người kế. Người kế. Ờ. Đằng sau đó. Quý vị ổn trong đó chứ? Sôi sục? Nếu quý vị đói thì cho tôi biết, rồi chúng ta sẽ biến đi. (Dạ không.) Được rồi. Ờ, được. Nói đi. Cô nói đi. (Sư Phụ, đây là lần đầu con đến dự bế quan. Con là em bé.) Không ai [là em bé] cả. Chỉ đặt câu hỏi thôi. (Dạ con không có câu hỏi.) Cô không có? (Dạ không. Không có.) Được rồi. Tốt, tốt. (Chỉ có điều ở đất nước con, Chilê, mọi người gửi con đến để nói với Sư Phụ rằng họ thương Ngài vô vàn.) Cảm ơn quý vị. (Để gửi lời “cảm ơn” đến Sư Phụ, Sư Phụ biết tại sao.) Tôi không biết. (Và chúng con hy vọng mọi việc trong nước [con] sẽ tốt hơn.) Phải. (Vì chúng con cần điều đó.) Đất nước nào cũng cần. (Dạ. Con biết.) Chúng tôi vừa gửi thêm một số tiền cho vấn đề khác ở Chilê về… (Con biết. Con biết, thưa Sư Phụ.) …trước khi tôi rời Mỹ. (Dạ con biết, thưa Sư Phụ.) Tôi đã gửi thêm một số [tiền]. (Đó là điều con đang đề cập đến.) Ờ. (Nó đã được sử dụng một cách hữu ích.) Ờ. (Và lần này rất nhanh.) Được rồi. Tốt.
Mexico hiện cũng đang gặp vấn đề. Và chúng tôi đang cử người đến đó, và... (Và mọi người ở Trung tâm [Chilê] gửi đến Sư Phụ tình thương, những điều tốt đẹp nhất, và…) Cảm ơn quý vị, tôi biết. (…có nhiều khả năng là tháng Hai tới, như anh đồng tu đã nói, có thể [tổ chức] kỳ bế quan. Chúng con hiểu Sư Phụ, và nếu Sư Phụ có thể đến và…) Tôi không biết. (…chúng con sẽ ổn. Và nếu Sư Phụ không thể tới…) Tôi không biết. (…dù sao thì chúng con cũng sẽ có Sư Phụ ở đó.) No sabe (không biết). (Nhưng chúng con sẽ bế quan.) Lát nữa. Chúng ta sẽ nói về chuyện đó vào lúc khác. (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Ờ. Tôi không bao giờ có thể tổ chức bế quan cho đủ vì tất cả họ đều nói: “Ồ, xa nơi này quá, xa nơi kia quá. Sao chúng ta không tới đây, tới đó…?” Bất cứ nơi nào.
Đây. (Thưa Sư Phụ, con xin được biết về nghiệp và ý chí tự do.) Cái gì? (Nghiệp và ý chí tự do.) À, ý chí tự do! (Dạ.) Được. Được. Xin lỗi. (Con từng tu theo pháp môn khác về Âm Thanh và Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) và họ nói: “Ngay cả chiếc lá cũng không rơi khỏi cây nếu không có mệnh lệnh của Thượng Đế”.) Phải. (Bây giờ, con nhận ra rằng đôi khi con dùng nghiệp để biện hộ.) Ờ. (Nhưng nếu mình sơ suất, không đổ xăng vào xe, và xe hết xăng...) Thì đó là nghiệp. (Đó là nghiệp ạ?) Chắc chắn rồi. (Thậm chí đó cũng là nghiệp. Không có ý chí tự do ạ?) Không có. Tôi không nghĩ vậy. Nghiệp có nghĩa là hậu quả của hành động. (Dạ.) Cho nên nếu không đổ xăng vào xe, tôi chắc chắn nghiệp là xe sẽ ngừng chạy. (Dạ. Con không giải thích nó...)
(Con nghĩ cô ấy nhầm lẫn giữa tiền định và nghiệp.) (Không, không, không.) Không, không. (Biện hộ cho…) Cô ấy không lầm. Cô ấy không lầm. (Nếu con giết con ruồi đó vì nó cản đường con, con biện hộ rằng đó là nghiệp của nó; nó cản đường con, nó không lành mạnh, nó phải chết. Vì thế con dùng điều đó để biện hộ.) Không được. (Một cái cớ cho...) Không. Không được. Cô không nên làm vậy. (Mọi thứ đều là nghiệp. Mọi thứ.) Không được. Cô không nên làm vậy. Nghiệp là một cách để giải thích cho người ta rằng họ nên làm mọi việc một cách đúng đắn. Quý vị nên biết hậu quả của việc mình làm. (Dạ, dạ.) Chứ không phải là kiếm cớ để làm việc gì đó, rồi giải thích sau đó. (Cảm ơn Sư Phụ. Đó là điều con...) Ờ. (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Thế thôi. (Cảm ơn Sư Phụ.)
Và tôi không khuyên cô quên đổ xăng rồi đổ lỗi cho Thiên Ý và ý chí tự do. Chiếc xe sẽ ngừng chạy. Nhưng có lẽ do nghiệp của cô khiến cô quên đổ xăng. (Dạ không, đó là một ví dụ cho Sư Phụ thôi ạ.) Ừ, tôi biết. Tôi biết điều đó. (Để con có thể hiểu được.) Ờ, tôi biết vậy. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Thiên Ý là như thế này: Bất cứ điều gì cô làm, hãy làm nhân Danh Ngài. Bất cứ điều gì cô làm, cô làm bởi vì cô phải làm. Và kết quả sẽ tùy vào [Thượng Đế]. Và rồi cô hằng thuận kết quả. Cô thậm chí hằng thuận hành động theo Thiên Ý, bởi vì cô không thể tránh được, cô phải làm điều đó. Giống như cô phải đi làm việc, kiếm tiền. Cô phải thở để sống. (Dạ.) Được rồi, tốt. Nhưng ý chí tự do là, cô cũng có thể bác bỏ nó. (Dạ.) Nhưng rồi hậu quả sẽ giống vậy.