Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Nhận Biết Quý Vị Hoàn Hảo Về Mọi Mặt, Phần 3/8

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Quý vị thiền vì muốn trở nên tốt hơn; muốn biết chính mình bây giờ. Và nó tốt cho quý vị về nhiều mặt, rất nhiều mặt mà quý vị đã khám phá ra. Rồi ngoài ra, một khi thiền như thế, quý vị cũng trở thành thầy của chính mình. Và quý vị có nhiều lực lượng hơn. Có thể giúp đỡ người khác. Quý vị có biện tài. Có thể thuyết phục người khác. Thậm chí có thể cảm hóa người khác sang con đường này và giúp đỡ họ nữa. Hiểu ý tôi nói không? Giải thoát cho một người không là vấn đề gì; nếu họ tin vào Minh Sư, họ sẽ được giải thoát, xong. […]

Vì quý vị vẫn còn muốn làm điều gì đó bằng tâm trí, quý vị phải niệm (Năm Hồng) Danh. Khi vẫn còn ở trong tâm trí, trong cảnh giới vật chất này, quý vị vẫn phải làm gì đó để biết mình đang làm việc đó. Bởi vì nếu quý vị không niệm Năm Hồng Danh, thì quý vị sẽ niệm mấy “danh” nào đó khác – người-thân-chó, -mèo, bất cứ gì. Phải! Chắc chắn rồi. [Niệm] tiền bạc! Hoặc [niệm] bạn trai của quý vị. Như thế sẽ không giúp quý vị. Thậm chí [niệm] mì nữa. Phải không? Vậy Năm (Hồng) Danh chỉ là một sự thay thế cho tất cả những nhiễu loạn xáo trộn đó và những ký ức trong tâm trí mình để giữ mình tập trung; chú tâm. Hiểu không? Nó không phải là công việc. Dù sao, nó là sự thay thế cho những gì [tâm trí] quý vị đang làm việc cực nhọc mỗi ngày.

Nếu tôi không cho quý vị Năm Hồng Danh đó, [tâm trí] quý vị sẽ còn làm việc cực hơn nữa. “Ôi Trời ơi! Sáng nay ông sếp vừa la mình. Khi nào ông ấy sa thải mình đây? Không cần biết! Mình sẽ kiếm một công việc khác tốt hơn! À, nhưng chắc mình thích công việc này. [Nhưng] mình thích công việc này ở chỗ nào? Mình nghĩ, nghĩ lại, thì không. Ồ, nhưng… Các đồng nghiệp thì quá tốt. Ồ! Trà, mình và họ uống với nhau mỗi ngày thật tuyệt vời! Nhưng ông sếp thì tệ hại. Chắc là mình sẽ bỏ việc. Nhưng mà, mình không nên bỏ việc chỉ vì ông sếp! Ý mình là…” Rồi quý vị cứ tiếp tục suy nghĩ, nghĩ hoài, nghĩ hoài. Và sau khi thiền xong, quý vị sẽ kiệt sức hơn là chỉ niệm Năm (Hồng) Danh. Tôi làm nó đơn giản cho quý vị. Hiểu không?

Mọi thứ đều được đặt vào Năm (Hồng) Danh đó. Quý vị có tất cả trong đó – tất cả những cuộc cãi cọ với sếp, bạn gái, bạn trai, bất cứ gì, hoặc những lời khen, tất cả những vấn đề – dù sao, nó đều tập trung trong đó. Cho nên, khi quý vị niệm Năm (Hồng) Danh, quý vị bao gồm mọi thứ trong một gói. Và điều đó cũng giống như việc quý vị ngồi đó và suy nghĩ không biết nhãn hiệu cà phê này có ngon hơn nhãn hiệu kia không. Hiểu không? Đó không phải là công việc. Đó là cách làm suôn sẻ các vấn đề, tập trung mọi thứ vào một, để quý vị sẽ tập trung hơn. Hiểu không? Nhưng khi quý vị ở trạng thái không cần nỗ lực, đó là khi quý vị đạt tới đó; không có gì để làm. Không có gì để làm!

(Trong bài hát tuyệt vời của Sư Phụ, Ngài nói: “Hãy theo ta. Chỉ theo ta mà thôi, ta sẽ giúp con được tự do”. Khi nói “tự do”, có phải ý Ngài là thoát khỏi sinh tử trong thế giới này, tự do không còn ràng buộc trong thân xác, tự do khỏi ràng buộc bởi vật chất, không gian và thời gian? Việc đạt được tự do có tùy vào mức độ con thiền tốt hay không?) Cũng có. Giả sử tôi nói với quý vị: “Đừng thiền. Tôi sẽ làm mọi thứ cho quý vị”. Quý vị có muốn như thế không? Quý vị thích cơm trưa miễn phí mỗi ngày sao? Quý vị thậm chí sẽ không cảm thấy tốt. Nhưng cũng có thể được. Lực lượng Minh Sư có thể làm bất cứ gì. Nhưng trong trường hợp đó, quý vị phải có lòng tin cậy tuyệt đối vào Minh Sư. Và đó cũng là một nỗ lực. Tôi không biết quý vị có làm nổi không.

Quý vị thiền mỗi ngày, mà vẫn không có lòng tin. Quý vị cố gắng nghĩ tới Bà ấy mỗi ngày, nghĩ tới giáo lý của Bà ấy, biết mọi thứ về Bà ấy – vậy mà vẫn chưa có đủ lòng tin. Làm sao quý vị có thể nói: “Được, vậy là được rồi! Sư Phụ sẽ cứu mình – không cần phải làm gì nữa. Ngài đã nói vậy trong bài hát”. Nếu quý vị làm được, nếu có thể tin điều đó thì nó thành công – với tôi thì không vấn đề gì. Chỉ là quý vị có vấn đề với chính mình mà thôi. Quý vị là người phải tin tưởng hoặc là người phải thiền. Nếu quý vị tin tưởng tuyệt đối rằng tôi có thể giải thoát quý vị, thì điều đó sẽ xảy ra. Chỉ e rằng quý vị không tin thôi. Thành ra quý vị phải làm việc – làm gì đó để quý vị cảm thấy mình đáng được nó. Phải không? Đây là cảm giác tâm lý. Đây là tâm lý con người. Nếu cho họ thứ gì đó miễn phí, họ nghi ngờ quý vị, nghĩ rằng quý vị sẽ gạt họ hoặc lấy đi thứ gì đó của họ mặc dù họ là người hành khất. Đúng thế! Vì vậy, để cho họ làm việc một chút, rồi họ sẽ cảm thấy biết quý. Họ cảm thấy tự tin, xứng đáng; họ tự kiếm sống và xứng đáng với giá trị của họ. Như vậy tốt.

Ngoài ra, khi quý vị ngồi thiền, thì nó tốt cho quý vị – tốt cho tinh thần, tốt cho tâm trí, tốt cho thân thể. Mọi thứ được nghỉ ngơi. Nhịp tim của quý vị chậm hơn, sóng não của quý vị trở thành beta, theta, hay gì đó – hết sức thấp và rất thư giãn. Thấy không? Cũng tốt cho quý vị. Cảm xúc ổn định, đầu óc sáng suốt, bất cứ vấn đề gì trong ngày, quý vị đều có thể giải quyết hoặc có thể nghĩ ra. Thấy không? Điều đó tốt cho quý vị. Bằng không, Minh Sư không cần quý vị thiền để giải thoát quý vị. Thật vậy, quý vị có thể tin vào Minh Sư, và Ngài sẽ giải thoát quý vị. Nhiều người… Tôi đã kể quý vị nhiều câu chuyện – chỉ nhìn vị Thánh một lần thôi, thì vào lúc lâm chung, vị Thánh đến đưa người đó về Nhà. Không sao đâu cưng. Không vấn đề gì.

Ờ. Người ta cũng cầu nguyện trước ảnh của vị Thánh; như thế cũng đủ rồi. Chỉ xem một lần trên ti-vi và tin vào đó – đủ rồi! Quý vị không cần thiền, nhưng quý vị thiền vì muốn trở nên tốt hơn; muốn biết chính mình bây giờ. Và nó tốt cho quý vị về nhiều mặt, rất nhiều mặt mà quý vị đã khám phá ra. Rồi ngoài ra, một khi thiền như thế, quý vị cũng trở thành thầy của chính mình. Và quý vị có nhiều lực lượng hơn. Có thể giúp đỡ người khác. Quý vị có biện tài. Có thể thuyết phục người khác. Thậm chí có thể cảm hóa người khác sang con đường này và giúp đỡ họ nữa. Hiểu ý tôi nói không? Giải thoát cho một người không là vấn đề gì; nếu họ tin vào Minh Sư, họ sẽ được giải thoát, xong. Không cần phải làm gì cả. Minh Sư có cần quý vị ngồi đó hai tiếng rưỡi mới đưa được quý vị về Nhà không? Đó là Minh Sư kiểu gì vậy?

(Xin cảm ơn Sư Phụ đã truyền Tâm Ấn [cho con] vào Pháp Môn Quán Âm. Thưa Sư Phụ, sức tập trung của con rất kém. Xin cho phép con phụng sự Sư Phụ với tình thương vô điều kiện và hằng thuận hoàn toàn.) Ai vậy? Ai hỏi câu này? Cô muốn làm gì với tôi? Về Nhà? Thì cô cứ làm công việc của cô. Cô làm gì? (Dạ, xin Sư Phụ nói lại?) Cô làm công việc gì? (Hiện tại con không làm việc.) Vậy thì tôi không biết có thể giao cho cô công việc gì. (Con sẽ tìm gì đó để phụng sự Ngài ở Nam Phi, trong Thượng Đế, cách nào cũng được.) Cô hãy phụng sự Ngài bên trong. Hãy cố gắng làm hết khả năng tại Trung tâm của cô, nơi cô sống. Giúp những người khác. (Dạ.) Nói chuyện với họ, giúp họ. Ừ, ừ, tôi thật sự không biết … Cô có thể viết thư cho… Tôi không biết họ còn cần giúp đỡ ở đâu khác.

Nếu cô muốn giúp cách nào đó, thì cô có thể viết thư về địa chỉ thư từ, rồi tôi nghĩ tôi sẽ yêu cầu họ lưu giữ hồ sơ về những người tình nguyện. Và sau đó, trong trường hợp, chúng tôi cần trợ giúp nào, thì có thể thông báo cho cô. Đó cũng là một giải pháp tốt. Đã đăng ký rồi à? Đã viết thư đến đó rồi hả? (Dạ vâng.) Cô cũng phải nói rõ những kỹ năng của mình, giờ giấc của mình. Mọi người. Bất cứ ai muốn làm việc. Rồi có lẽ nếu Trung tâm nào muốn quý vị (giúp) thì họ có thể gửi quý vị đến đó hoặc yêu cầu quý vị đến đó. Cô đang làm gì vậy? (Dạ [muỗi] cắn.) Ồ, bị cắn à? Bảo muỗi cắn người đàn ông bên cạnh. Ờ, thật không công bằng. Anh ấy có nhiều máu hơn. Anh ấy đen hơn; nghĩa là máu giàu chất sắt hơn.

Rồi, người kế. (Khoảng cách thời gian tốt nhất để niệm Năm (Hồng) Danh là bao lâu? Mỗi (Hồng) Danh mỗi năm phút ạ?) Hãy làm năm phút rưỡi. Tôi có nói với quý vị rồi. Tùy khoảng cách, tốc độ [niệm] của riêng mình. Quý vị muốn niệm chậm bao lâu thì niệm, nhưng đừng [niệm] nhanh quá, bởi vì chúng ta không vội. Khi niệm nhanh quá, thì quý vị cảm thấy phấn khích. Giống như khi nói nhanh, thì quý vị cảm thấy phấn khích, và hơi thở cũng nhanh hơn. Mà mục đích của chúng ta không phải là quá phấn khích và vội vã. Nên chúng ta niệm chậm rãi Năm Vị để mọi thứ bình thản. Phải không? Bình thản. Nhưng [nhanh-chậm] không cố định. Sao cho cảm thấy thoải mái thôi. Quý vị thử nhiều cách khác nhau – có thể là ba phút cho một câu, hoặc có lẽ hai phút [cho] một câu, hoặc năm phút [cho] một câu – tùy theo tốc độ của riêng mình. Được rồi.

Người kế. (Thưa Sư Phụ, đó là câu hỏi viết cuối cùng.) Vậy à? Tốt! Và anh chàng này muốn… Trong đó có gì cho cô không? (Dạ không.) Ờ. Tạo riêng cho cô. Ừ, nói ngắn gọn, đơn giản, (Dạ.) vào điểm chính. (Con muốn hỏi Sư Phụ nếu… Có nhiều người đã cố gắng [mua] băng Tán Phật mà không [mua] được. Thưa, có thể nào phát hành lại được không ạ?) À, quý vị phải viết cho ban làm băng nha. Quý vị viết, sau đó họ sẽ nhớ. Được không? (Dạ được.) Quý vị cứ nói với ban kinh sách, hoặc ban sách hoặc ban băng hình hoặc ban âm thanh: “Chúng tôi, …” hoặc bao nhiêu người (Dạ.) và liệt kê cả “đạo quân” để hỗ trợ quý vị, “…chúng tôi cần băng Tán Phật, và chúng tôi có thể [mua] ở đâu? Hay là quý vị sẽ gửi cho tôi?” Nếu họ nói có, thì quý vị yêu cầu họ gửi đến Trung tâm nào đó. (Dạ.) Băng Tán Phật, tại sao quý vị lại thích? Quý vị đâu có hiểu đâu. (Đó là…) Không cần [hiểu], hả? (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Ờ. Tốt. Băng Tán Phật – lúc đó tôi vẫn còn chất giọng.

(Thưa, con có hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là: Khi phục vụ người khác, làm sao chúng ta biết khi nào đó là Thiên Ý hoặc khi nào là ngã chấp của mình? Bởi vì ngã chấp luôn hiện diện ở những mức độ khác nhau. Và Thiên Ý thì có lẽ…) Vi tế. (… con đường đúng để đi. Làm sao chúng ta biết đâu là Thiên Ý trong trường hợp này?) Không luôn luôn rõ ràng, phải không? Nhưng tôi khuyên là bất cứ gì có ích lợi cho người khác, thì quý vị cố gắng làm một cách tự nhiên và đừng mong đợi kết quả hay là phần thưởng. Như thế đã đủ tốt rồi – dù đó là Thiên Ý hay là ngã chấp.

(Vậy, nếu chúng ta có sự lựa chọn hai cách khác nhau để phục vụ người khác, nhưng lại băn khoăn không biết cách nào ít [ngã chấp] hơn, thì có lẽ chọn con đường ít ngã chấp hơn ạ? Hoặc đại khái vậy?) Ồ, nếu quý vị có hai cách để phục vụ người khác? (Dạ, vâng, vâng.) Chà! Như vầy. Nếu quý vị không biết thì cứ viết lên hai mảnh giấy và chọn một. (Dạ được. Vâng.) Ít ra đó là vô ngã vì không phải quý vị tự chọn. Hãy cầu nguyện với Thượng Đế: “Xin Ngài chọn cho con”. (Để chúng vào mũ và chọn ra một ạ?) Ờ. Nhắm mắt lại và chọn một. (Để Thượng Đế quyết định.) Hoặc tung đồng xu hay gì đó. Đó là điều người ta làm khi họ không quyết định được việc gì đó.

(Thưa, câu hỏi thứ hai liên quan đến thể nghiệm thiền định.) Ờ. (Một lần nọ, khi đang thiền Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) … Có ai đó nói vào tai phải của con trong khi con đang thiền Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), nói chuyện với con, nói với con về bản thân con. Nhưng vì lúc đó con không thiền Quán Âm, con quyết định: “Thôi, cứ tập trung vào Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại). Có lẽ nó sẽ biến mất”. Rồi nó đã biến mất, nhưng con thắc mắc không biết con có nên lắng nghe hay không.) Cái gì, cái gì? Còn tùy. Có phải tiếng nói đó trả lời cho câu hỏi của anh không? Điều đó có đúng hay là gì?... (Dạ. Vậy, con phải làm gì? Trong trường hợp này, nếu nó xảy ra lần nữa, con có nên nghe người ta nói từ phía bên phải của mình trong khi con đang Quán Quang (thiền về Ánh Sáng Thiên Đàng nội tại) không ạ?) Không. Nhưng đó là về cái gì? Anh đang hỏi điều gì đó rồi người đó trả lời anh hay là gì? (Dạ không. Con chỉ…)

Nói về bản thân anh hả? Như thế nào? (Người này nói thao thao bất tuyệt về con; chỉ kể cho con nghe những điều về bản thân con thôi.) Như thế nào? (Như là… theo những gì con nhớ, thì kiểu như: “Ồ, anh làm rất giỏi”, hoặc “Anh…” Điều gì đó kiểu như khen ngợi.) Ồ, đó là quỷ đấy. Thượng Đế không bao giờ khen. (Làm sao nó vào được bên phải ạ?) Tôi có bao giờ khen ai không? Không. (Y đi qua tai phải của con?) Đúng hay sai. Lúc đó anh không nghe [Âm Thanh] và y cố gắng xen vô. (Dạ.) Ờ. Ngoài ra, nếu y nói là anh giỏi, đó nghĩa là hãy cẩn thận đấy. (Dạ.) “Anh đang làm rất giỏi”. Nói với y: “Nếu ta làm giỏi thì ta biết rồi, không cần ngươi bận tâm”. Hiểu không? (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) “Hơn nữa, Sư Phụ của ta bảo rằng tất cả những lời khen ngợi, tán thán đều là thuốc độc. Vậy hãy biến đi. Hãy lui ra đằng sau ta”. Quý vị có biết Chúa Giê-su đã làm gì khi Ngài ở trong sa mạc không? Ma quỷ đến gặp Ngài, nói: “Nếu ông cúi lạy ta, ta sẽ cho ông mọi thứ”. Điều đó thậm chí còn thỏa hiệp hơn. Nhưng Ngài nói: “Hãy lui ra đằng sau ta”. Thấy không? Chúng ta không cần.

Chúng ta không bao giờ nên bận tâm về bất cứ điều gì, bởi vì chúng ta không thiền để được khen. Phải không? Chúng ta không thiền để biết mình tốt hay xấu. Chúng ta thiền để nhận biết Thượng Đế. Hiểu không? Và nếu chúng ta làm tốt, Thượng Đế biết, và chúng ta biết. Không quan trọng. Chúng ta không thiền vì bất kỳ mục đích nào như thế, để có được thông tin này nọ. Chỉ đôi khi chúng ta gặp rắc rối và không thể giải quyết được vấn đề của mình, thì có thể trong khi thiền chúng ta cầu nguyện: “Thưa Sư Phụ, có lẽ khi con thiền, xin cho con biết câu trả lời. Hoặc bất cứ lúc nào, xin cho con biết câu trả lời cho vấn đề này mà con đã cố gắng hết sức [nhưng] không giải quyết được. Nó quan trọng đối với con”. Thế thôi. Chỉ một câu rồi thiền. Chứ không cần có ai đến khen quý vị. Chúng ta không cầu lời khuyên này. Chúng khảo ngã chấp của quý vị đó. Ờ, quý vị cảm thấy dễ dịu, và cảm thấy như: “Ồ, còn gì khác? Còn gì nữa?” Và rồi quý vị quên đi trí huệ và Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) và tất cả những thứ khác. Và y sẽ cố gắng nói chuyện với quý vị suốt cả ngày. Rồi quý vị sẽ gặp rắc rối hơn. Thật thế. (Dạ vâng.) Hiểu chưa? Cắt nó đi. Quên cuộc nói chuyện đó đi; cắt đường dây điện thoại đi. Hãy nói: “Ta không cần ngươi. Ta không cần ngươi”. Và rồi y sẽ biến mất. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Đó là một trong những cạm bẫy. Đó là một trong 52 kế để gặp rắc rối. Ờ. Đó là một trong 52 kế mà Đức Phật đã cảnh báo đệ tử. Một trong số đó là lời khen. Ma quỷ sẽ đến với quý vị và khen quý vị là người tốt. Bởi vì khi đó, có lẽ y cũng biết quý vị đang khao khát điều đó. Quý vị cần vài lời khen, cần phần thưởng nào đó, cần sự bảo đảm rằng mình đang làm giỏi, bởi vì dường như không ai khác làm được. “Sư Phụ thì ở quá xa. Ngài thậm chí còn không biết mình đang làm gì. Mình làm việc cật lực cho Trung tâm, mà Ngài không bao giờ nói gì cả. Và tất cả mọi người dường như lờ mình đi, thậm chí không nhận ra sự tồn tại của mình ở đây. Biết không, “tui” đã hy sinh tất cả để tới đây và làm rất nhiều việc, mà không ai nói gì với “tui” hết”. Thế thì y sẽ đến. Y sẽ nói: “À, à, nhà ngươi giỏi ơi là giỏi”. Và rồi, nếu quý vị tin điều đó, thì rơi vào cạm bẫy hư danh đó. Hư danh là cái bẫy ưa thích của ma quỷ.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/8)
1
2024-02-24
5498 Lượt Xem
2
2024-02-25
5386 Lượt Xem
3
2024-02-26
4756 Lượt Xem
4
2024-02-27
4200 Lượt Xem
5
2024-02-28
3998 Lượt Xem
6
2024-02-29
3529 Lượt Xem
7
2024-03-01
3291 Lượt Xem
8
2024-03-02
3133 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android