Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hãy Biết Đâu Là Minh Sư, Nhà Sư Hay Linh Mục Thật, Phần 2/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Trong núi rừng trên Hy Mã Lạp Sơn, vào xế chiều trời tối rất nhanh. À, khi tôi ở đó, trời tối đen rất nhanh. Nhiều khi tôi đến thư viện để mượn vài quyển sách hoặc đọc gì ở đó, và rồi khi họ đóng cửa, tôi phải đi về nhà, đi bộ đường rất xa. […] Trên những đường rừng đó, nhiều khi mình không thấy ai hết. Rất hiếm, thỉnh thoảng, có thể may mắn tình cờ gặp một nhà sư, một sư ông nào đó, ông chỉ có tấm ni-lông che đầu, được vài tín đồ của ông dựng lên bằng vài cành cây [nhặt được] gần đó hoặc có lẽ tự ông làm lấy. […]

Gặp được những vị sư này, tôi luôn cảm thấy mừng. Thứ nhất, vì đường [rừng] quá hiu quạnh, không có ai ở đó. Thứ nhì, đối với tôi, họ đại diện cho hình ảnh thánh thiện, một sự kết nối giữa con người và điều gì đó lớn lao hơn đời sống, điều gì đó kết nối với Thượng Đế, với Thiên Đàng. Nên tôi luôn luôn trân quý mỗi khi tôi gặp bất kỳ nhà sư nào, những ngày tháng xa xưa. Ngay cả trong thành phố, ở Ấn Độ, mình có thể có nhiều cơ hội hơn để gặp mấy sư tốt, rất thanh khiết và đơn thuần. Họ đi bộ khắp nơi. Họ không có đồng nào trong người.

Một lần nọ, tôi gặp một nhà tu, người sau này trở thành vị thầy Ấn Độ giáo của tôi, và tôi trở thành nữ tu sĩ Ấn Độ giáo được ông dạy. Ông không bao giờ có tiền nên ông đi bộ khắp nơi. Rồi ông đi bộ đến gặp bạn ông ở một ngôi chùa khác. Lúc đó, tôi có một ít tiền. Trời rất tối nên tôi mời ông ra bến xe buýt, và chúng tôi đi bằng xe buýt một lần duy nhất trong cuộc đời dài của ông. Rồi chúng tôi đến một ngôi chùa, người bạn tu sĩ của ông và mấy phụ tá, và một số tín đồ nữ ở đó chuẩn bị một số đồ ăn cho chúng tôi. Họ rất rộng rãi và tử tế. Có một dòng suối lớn bên cạnh ngôi chùa đó, và đó là nơi tôi trở thành nữ tu sĩ Ấn Độ giáo.

Tôi không mặc (áo cà sa) nữa, nhưng tôi vẫn giữ tên của nữ tu là Mandakini Giri. Giri là một truyền thống, một trong những trường phái tu sĩ truyền thống lớn ở Ấn Độ. Tôi được cho biết trường phái đó có nguồn gốc từ (Shankara) Vị Sáng Lập vĩ đại của một trong những truyền thống tu hành nghiêm ngặt của Ấn Độ giáo. Ở Ấn Độ, tất cả tu sĩ mà tôi thấy, hầu như vô cùng trong sạch. Và họ chỉ đi bộ khắp nơi. Họ thật sự chỉ có ba mảnh vải trên thân. Nếu họ giặt một mảnh, thì phải đợi mảnh đó khô, trước khi họ giặt mảnh thứ hai; họ không bao giờ giặt hết cùng một ngày.

Trong Phật giáo, Đức Phật dạy rằng vào Thời Mạt Pháp, con cháu của ma vương sẽ tự xưng là các nhà sư để lừa dối con người – những người yếu đuối dễ tin, những người sợ gặp rắc rối ở kiếp sau hay kiếp này, những ai tìm nơi nương náu và bảo vệ từ các nhà sư – chúng sẽ gây rất nhiều rắc rối cho họ. Tôi nghe nói rất nhiều. Tôi không biết ở nhiều quốc gia khác có chuyện đó hay không, nhưng ở một vài quốc gia, tôi đã nghe nhiều về điều đó, và thật đáng buồn. Nhưng tôi tin vẫn còn nhiều nhà sư tốt; thành ra tôi bảo quý vị hãy giúp họ và hỗ trợ họ, nếu có khả năng.

Trong các truyền thống khác, tôi không nghe nhiều về các vấn đề, như có lẽ trong Phật giáo Hòa Hảo hay Nam Quốc Phật giáo, còn được yêu thương gọi là Đạo Dừa. Tại vì Vị Sáng Lập, đại Minh Sư, Ngài Nguyễn Thành Nam, chỉ ăn dừa và uống nước dừa để sống. Ồ, tôi thích dừa lắm, khi nói về điều đó. Ở (Âu Lạc) Việt Nam, tôi ăn rất nhiều dừa ngon. Có nhiều loại dừa khác nhau. Ở Thái Lan, Philippines cũng có nhiều loại khác nhau. Loại ngon nhất là loại vừa thơm vừa ngọt, thật sự ăn hoài không chán. Còn một số loại dừa khác thì không như vậy, chúng nhạt hơn, không có nhiều mùi vị. Khi tôi ở Thái Lan, chúng tôi ăn rất nhiều dừa thơm, ở (Âu Lạc) Việt Nam cũng vậy. Philippines cũng có loại như vậy.

Có lần tôi đến Quần đảo Cayman vì không thể ở lại Mỹ lâu. Và ở Quần đảo Cayman, trước căn nhà nhỏ của tôi cũng có những cây dừa. Và những trái dừa này, thực ra ở trên bãi biển, rất ngọt và thơm lắm – giống như những trái mình ăn ở Thái Lan, (Âu Lạc) Việt Nam hay Philippines. Tôi không biết tại sao, có lẽ bãi biển tạo ra mùi vị như vậy. Nó ở trên bãi cát; đó là một loại bãi biển tư nhân. Đó là một căn nhà rất rẻ. Mình có thể thuê ở bất cứ đâu, và nơi đó không giống như ở thành phố. Phải mất một giờ lái xe từ thành phố, khu chợ gần nhất đến căn nhà đó, một vùng ngoại ô rất xa. Và tôi sống một mình ở đó. Bất cứ khi nào không thể ở lại Mỹ, tôi phải sang đó một thời gian. Nơi đó rất đẹp và tôi không sợ gì cả. Nơi đó rất tốt.

Hồi đó tôi hãy còn ít đệ tử. Càng biết nhiều người, càng có nhiều đệ tử, mình càng cảm thấy khác. Có rất nhiều nghiệp vây quanh họ và nó sẽ đến với mình. Và rồi nó mang đến cho mình những loại gánh nặng khác nhau, những loại cảm giác khác nhau, thậm chí cả nỗi sợ hãi nữa. Nhưng đó là cuộc đời của người gọi là Minh Sư. Nếu muốn thành Minh Sư, quý vị phải tính đến tất cả điều đó mà quý vị chưa bao giờ biết có thể xảy ra với mình. Không phải là càng cho đi, thì quý vị càng có nhiều hơn – không phải về mặt tâm linh, không; về mặt vật chất thì đúng vậy. Thực ra, tôi cũng không biết càng cho đi nhiều về mặt vật chất thì quý vị càng có nhiều hay không. Hãy đảm bảo rằng quý vị cho vừa đủ và chừa lại đủ cho mình. Tại vì quý vị không bao giờ biết nghiệp sẽ mang tới cái gì. Nghiệp có thể không phải từ chính mình; nó có thể từ người khác mang tới. Nên hãy chừng mực trong mọi việc thì mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Một số quý vị nói rằng không tin tưởng nhà sư nào hết, [nên không] cúng dường. Tôi không trách quý vị. Có điều, quý vị phải biết sư nào tốt để mình cúng dường. Và bất cứ sư nào xin tiền, đó là vì họ không có tiền và muốn có cuộc sống thoải mái một chút cho riêng họ và cũng cho những ai theo họ nữa. Có lẽ có người đi xuất gia theo họ, và họ phải chăm sóc mấy người này. Có lẽ là như vậy. Tôi nghĩ vậy đó, nhưng tôi không chắc lắm. Khá nhiều người phàn nàn về việc có những sư đi xin cúng dường và tìm đủ mọi thủ đoạn để khiến người ta cúng dường cho họ.

“Trích từ “Trúc Thái Minh nói vong kêu gọi cúng dường kiểu sư thầy” Phát nguyện cúng dường! Nó đòi bao nhiêu nợ mình cúng dường cho nó, trả nợ hết cho nó. Nó tha không đòi mạng, nó đòi bằng tài sản, bằng tiền mình phải cúng cho nó. Nghe không? Thì thôi một là mất mạng, hai là còn mạng mà phải mất tiền chứ biết làm thế nào bây giờ? Cái vong hồn nó đòi mình phải cúng tiền cho nó thì nó mới hết, nó mới có phước nó mới đi. Dù có uống thuốc gì, thuốc Mỹ, thuốc gì chăng nữa cao cấp mấy, mà không giải được oan hồn này thì nó vẫn không thể nào cứu được, vẫn phải chết.”

“Trích từ “Giải ‘Oan Gia Trái Chủ’ Chùa Ba Vàng, 700 triệu đồng (28,000 Mỹ kim) Một Khóa Lễ Và Câu Chuyện Của Nhân Chứng Sống”. Theo lời L, các nhóm được dẫn đến một căn phòng lớn. Bên trong có hai người phụ nữ mặc áo màu nâu và một sư thầy. Các nhóm được ra hiệu ngồi xuống nền đất, sau đó sư thầy bắt đầu niệm chú gọi vong, nhập vào hai người phụ nữ này. Gia đình vào thỉnh vong, thì lần lượt gọi tên cho vong hiện lên. Tuy nhiên, trường hợp của tôi, những thông tin từ vong nói ra đều không đúng. L thông tin thêm, bất cứ người nào có mặt trong đó, đều bị vong yêu cầu nộp tiền để giải nghiệp. Mỗi lần vong nhập khoảng 5-7 phút, sau đó có một thư ký bên cạnh ghi lại lời vong nói và số tiền người thỉnh phải trả. Trường hợp của L, vong cho hai sự lựa chọn. Nếu chọn hình thức nương tựa, thường xuyên đến chùa Ba Vàng, là 32 triệu đồng (1.300 Mỹ kim). Nếu chọn hình thức không nương tựa, ít lên chùa Ba Vàng, phải đóng 700 triệu đồng (28.000 Mỹ kim) để cúng oan gia trái chủ. Khi người phụ nữ này nói không có tiền, người nhà chùa tư vấn, L có thể lựa chọn hình thức trả góp hoặc vào chùa làm công quả một năm. Thấy hành vi trên có tính chất trục lợi, lừa đảo nhằm thu tiền, người phụ nữ ở thành phố Cẩm Phả đã khước từ. Tuy nhiên, phía nhà chùa còn dọa, thông qua giấy tờ, nếu L không chịu tu tập nương tựa nộp tiền, sẽ bị điên.”

Thực ra tôi không muốn chỉ trích ai cả. Quý vị phải biết làm gì. Tôi không biết khuyên quý vị thế nào. Nếu quý vị biết rằng nhà tu đó tốt và đệ tử của ông ấy tốt… Ít ra có thể biết về mặt hữu hình khi quý vị nghe họ nói chuyện. Quý vị phải nghe khá nhiều lần mới có thể đưa ra nhận định thực sự. Nếu chỉ nghe một, hai lần thì nhiều khi quý vị có thể, nhiều khi không thể biết được. Tùy theo họ nói về những gì và nói như thế nào. Một số nhà sư nói chuyện cũng khiến mình thật khó chịu. Tôi thắc mắc tại sao một số nhà sư lại nói như vậy. Nhưng cũng có một số sư, khi họ nói, mình cảm thấy họ thật sự rất quan tâm, có lòng từ bi, và thật sự có lòng chân thành theo Đức Phật, theo Chúa Ki-tô.

Khi nói “nhà sư”, tôi không có ý nói Phật giáo thôi mà các tôn giáo khác nữa. Quý vị phải tự phán đoán xem nhà thờ của mình có thật sự được lãnh đạo bởi linh mục tốt, tu sĩ tốt, hay không. Hoặc xem thử dòng tu mà quý vị tôn trọng và tin tưởng có tu sĩ nam, nữ thật sự tốt hay không, hay là tu sĩ nam, nữ có tinh thần thánh thiện thật sự không, bằng cách ở gần họ và nhìn những gì họ làm mỗi ngày – họ nói thế nào, họ phản ứng ra sao, và cách họ đối xử với tha nhân. Thì quý vị có thể thấy được một chút. Vì nếu quý vị cúng dường tiền cho các nhà sư không tốt, thì có lẽ cũng không lý tưởng cho lắm.

Quý vị phải xem họ có dùng tiền cho những mục đích xấu không, nếu họ có cơ hội này và hỗ trợ tài chính để giảng, để dạy những tín đồ của họ, nhưng họ lại không giảng Chánh Đạo – mà hầu như chỉ vì lợi lộc, và quý vị xem cách họ sống, ung dung, thoải mái hơn, thay vì thật sự muốn tu hành và thăng hoa linh hồn của chính họ cũng như các linh hồn khác.

Photo Caption: Không Có Trọng Lượng, Không Có Trọng Lực Nào Cả Nếu Bạn Được Nâng Lên

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/10)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-07
1188 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

327 Lượt Xem
2025-01-07
327 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android