Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Câu Chuyện Về Ngài Ma Ha Ca Diếp (thuần chay) , Phần 7/10

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Vì vậy, không phải là quý vị chỉ cần lặp lại hoặc học từ người khác, [gián tiếp] lần thứ hai hoặc thứ ba từ Đức Phật – nghĩa là giảng lại lời dạy của Đức Phật – và sau đó quý vị có thể khai ngộ. Mà phải là vị Minh Sư còn tại thế. Và nhiều tỳ kheo khác cũng vậy, như A Nan và các vị khác – Họ phải có sự Hướng dẫn từ bi của Đức Phật, với Lực Lượng vĩ đại từ chính bên trong Đức Phật.

Trong nhiều kinh điển của các tôn giáo đều đề cập rằng quý vị phải tìm một vị Minh Sư tại thế, một vị Phật sống, nhưng nhiều người chỉ đọc lướt qua và không thực sự chú ý đến điều đó. Và họ cũng không biết tìm Minh Sư ở đâu và vị Minh Sư đó sẽ kiểu như thế nào. Làm sao họ có thể kiểm tra xem vị Minh Sư đó có tốt hay không? Đâu phải như đi vào cửa hàng, rồi có thể thử một bộ quần áo và biết nó vừa với mình. Việc này khó hơn.

Nếu vị Minh Sư có giáo lý được in thành sách hay gì đó thì quý vị có thể đọc trước, rồi sẽ biết rằng vị Minh Sư đó tốt cho mình. Hoặc nếu có đủ phước và/hoặc một chút thuần khiết và nhạy cảm, thì quý vị có thể thấy Minh Sư ở cảnh giới nội tại của Thiên Đàng, của Cõi giải thoát, và thấy Minh Sư làm việc này, việc nọ và cứu người khác – bằng con mắt tâm linh của mình, trong thể nghiệm nội tại của mình – khi đó quý vị biết vị Minh Sư này thực sự là Minh Sư. Hoặc trong sự Hiện diện của Ngài lúc Tâm Ấn, quý vị có thể nhìn thấy Ánh Sáng nội tại từ Thiên Đàng hoặc quý vị có thể nghe thấy Tiếng Nói du dương của Thượng Đế – Âm Thanh Thiên Đàng nội tại hay chúng ta gọi là Chấn Động Lực. Khi đó, dĩ nhiên, quý vị sẽ hạnh phúc và được tẩy rửa hết nghiệp của mình vào ngày quý vị thọ nguyên Pháp. Nghiệp của quý vị bắt đầu rời đi vì lực lượng khẳng định và phủ định không thể hòa lẫn thành một.

Nên quý vị thấy đó, sau khi làm đệ tử của Đức Phật và được Ngài dạy thiền hoặc có lẽ dạy Pháp Môn Quán Âm này, Ngài Ma Ha Ca Diếp, vẫn tiếp tục ăn ngày một lần và sống như Ngài đã sống trước đó với 13 giới đức hạnh, 13 giới tu khổ hạnh. Nhưng không phải vì Ngài là một vị tu khổ hạnh hay là chỉ ăn ngày một lần mà Ngài thành A La Hán. Không. Cho dù ăn ngày ba bữa, quý vị vẫn có thể thành A La Hán nếu gặp được Phật, một vị Phật vĩ đại, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và nếu quý vị không ăn người-thân-cá vào thứ Sáu, thay vì vậy ăn thịt người-thân-động vật hoặc không cầu nguyện nhiều, hoặc quý vị chưa bao giờ biết tu hành là gì trước đây, nhưng nếu diện kiến Minh Sư vĩ đại, như Chúa Giê-su, thì dĩ nhiên quý vị sẽ khai ngộ, và sau đó sẽ đạt được quả vị Thánh – tùy vào quý vị có ít nghiệp bao nhiêu rồi, và mức độ thuần khiết của quý vị tới đâu, lòng thành của quý vị thế nào, điều đó sẽ dẫn quý vị tiến về phía trước và đi lên.

Nhiều tỳ kheo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời đó chỉ ăn ngày một lần và có lẽ uống một ít nước ép trái cây hoặc rau củ vào buổi chiều. Đức Phật đã cho phép điều đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là vì họ ăn ngày một lần hay là đi khất thực nên họ mới thành Phật. Không, không. Đó là bởi vì họ có một vị Đại Minh Sư – Đức Phật, một Minh Sư tại thế – đã truyền cho họ một pháp thiền tâm linh tốt. Không phải là quý vị ép bản thân sống khổ hạnh rồi quý vị sẽ thành Phật – không phải như vậy. Dù tu khổ hạnh hay không tu khổ hạnh, quý vị vẫn có thể thành Thánh nếu có một vị Minh Sư truyền cho quý vị Chánh Pháp. Vì Ngài không chỉ truyền cho quý vị Chánh Pháp, hay là câu thần chú, mà Ngài còn truyền cho quý vị Năng Lượng của Ngài để hỗ trợ quý vị, thăng hoa quý vị, giống như truyền máu, cho đến khi quý vị có thể tự mình đứng vững – mà điều này, vào thời Mạt Pháp này, còn khó khăn hơn nhiều so với thời Đức Phật. Nhưng chúng ta có thể làm được, và đã làm được cho đến nay; chúng ta vẫn có thể tiếp tục làm được. Và chúng ta sẽ không rời bỏ những người hoặc chúng sinh đau khổ, chừng nào chúng ta còn sống. Chúng ta cố gắng, dù cực khổ, [dù] nghiệp nặng nề, và có đủ loại cản trở, và hạn chế.

Chẳng hạn, như cách tôi sống hiện tại giống như bị giam cầm vậy. Tôi thậm chí không thể đi ra ngoài, dù chỉ vài trăm mét hay bất cứ điều gì tương tự. Kể cả muốn chụp vài tấm ảnh, tôi cũng phải xem chỗ đó có vắng người không, ngoài vườn không có ai nhìn, hoặc chỉ đi ra khỏi cửa vài bước vào thời gian yên tĩnh, và cả khu vực vắng vẻ. Và rồi khi quay về, tôi phải trả giá về mặt tâm linh. Tôi phải bù đắp nhiều hơn, thiền lâu hơn nữa. Nhưng rồi, đôi khi quá bận rộn. Lại phải làm thêm công việc của Truyền Hình Vô Thượng Sư, ôi Trời ơi – có lúc tưởng chừng như mãi mãi. Từ sáng hôm qua đến giờ tôi chưa hề chợp mắt vì quá nhiều công việc trên Truyền Hình Vô Thượng Sư chỉ cho một mình tôi. Và tôi không giỏi về máy tính, công nghệ cao hay bất cứ gì. Vì vậy, để tìm được một từ tiếng Anh nào đó mà tôi quên cách viết cho đúng hoặc quên nghĩa của nó, tôi phải mất một lúc lâu. Tôi phải lấy từ điển ra và tra cứu. Và đôi khi từ điển đó không có chữ đó. Tôi chỉ có một cuốn từ điển bên mình; không thể mang theo mọi thứ khi đang chạy trốn.

Đôi khi, nếu tôi chạy trốn vì lý do an toàn, trên người tôi chỉ có một bộ quần áo và cái túi xách tay. Không có gì khác. Còn những thứ khác chắc phải nhờ người nào đó gửi sau, hoặc sẽ không có vậy, hoặc mua trên đường. Vì thế tôi không thể mang theo nhiều từ điển. Tôi có 25 quyển từ điển tiếng Anh, những quyển rất dày. Mỗi quyển nặng ít nhất một kí-lô, rất dày và rất to. Nhưng tôi không thể mang theo khắp nơi được. Trước đây có lúc tôi mang theo đến nhiều nước khác nhau, nhưng [bây giờ] thì không làm vậy được nữa. Đó là những khoảng thời gian tôi vẫn sống với những người khác. [Lúc đó], tôi vẫn ra gặp quý vị trong lúc bế quan, hay là gặp quý vị hàng ngày khi quý vị đến thăm. Nhưng bây giờ, tôi cứ như bị “quản thúc tại gia”, tình nguyện quản thúc tại gia – không đi đâu được, không làm được gì nhiều. Tôi không phàn nàn. Mà chỉ kể cho quý vị nghe phần nào đó về cuộc đời tôi, vì quý vị muốn biết.

Là thế này, dù quý vị muốn ai là Minh Sư của mình, vị đó phải có một dòng truyền thừa Lực Lượng. Và nếu may mắn, quý vị sẽ tìm được một Minh Sư, dù Ngài là một nhà tu, hay Ngài không phải là một nhà tu, nhưng Ngài có pháp mạch khai ngộ trong Bản Thể Ngài, từ Minh Sư của Ngài, rồi quý vị có thể thấy Chân Sư của Ngài; hoặc có lẽ Chính Ngài là Minh Sư.

Pháp mạch khai ngộ không phải lúc nào cũng ở trong một giáo phái. Nó có thể chạy sang một tôn giáo khác mà quý vị nghĩ là một tôn giáo khác, nhưng thực tế không phải vậy. Không giống như quý vị có tôn giáo khác. Giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Minh Sư khai ngộ, một vị Đại Minh Sư và Ngài truyền pháp mạch tâm linh của Ngài cho các Đệ Tử thân cận. Và những Đệ Tử thân cận này đã phân nhánh và dạy những người khác, bất cứ ai đến với các Ngài vào thời của các Ngài. Và có đến mười vị như thế, và các Ngài thay phiên nhau. Hoặc có lẽ các Ngài chỉ có một vị lãnh đạo tăng đoàn vào lúc đó mà thực hiện tất cả các lễ truyền Pháp/Tâm Ấn. Và sau này khi vị sư đó viên tịch và nhập Niết Bàn thì vị kế tiếp sẽ tiếp tục làm người kế vị. Và người tiếp theo, người tiếp theo, suốt từ Đức Phật cho đến La Hầu La. La Hầu La là con trai của Ngài, Vị Kế Vị thứ Mười. Chúng ta không biết pháp mạch đó, pháp mạch tâm linh đó đã đi về đâu.

Thí dụ, khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã truyền Tâm Ấn cho nhiều người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Vì vậy, Ngài có lẽ có những đệ tử Bà La Môn, và/hoặc đệ tử Hồi giáo hoặc đệ tử từ bất kỳ tôn giáo truyền thống cũ nào khác, nhưng họ đã trở thành đệ tử của Đức Phật. Nhưng vì Đức Phật không chuyên chế, nên Ngài để bất kỳ đệ tử nào của Ngài tiếp tục theo tôn giáo của họ. Cũng như điều kiện Tâm Ấn của chúng ta, tôi nói rằng quý vị tiếp tục theo tôn giáo của mình và làm bất cứ gì quý vị làm với nghi lễ tôn giáo của mình. Không cần phải thay đổi gì cả.

Photo Caption: Vui Hưởng Lời Nhắc Nhở Về Thiên Đàng. Nhưng Hãy Ráng Tìm Thiên Đàng

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/10)
1
2024-07-23
6389 Lượt Xem
2
2024-07-24
4865 Lượt Xem
3
2024-07-25
4756 Lượt Xem
4
2024-07-26
4143 Lượt Xem
5
2024-07-27
4029 Lượt Xem
6
2024-07-28
3694 Lượt Xem
7
2024-07-29
3677 Lượt Xem
8
2024-07-30
3613 Lượt Xem
9
2024-07-31
3738 Lượt Xem
10
2024-08-01
3745 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android