Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ăn Uống Tùy Theo Nghiệp Của Mình, Phần 4/6

2024-06-16
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tất nhiên, truyền thống ăn ngày một bữa này xuất phát từ trí huệ và sự tiện lợi. Đức Phật đặt tên là “Trung Đạo” – không quá khắt khe, không quá buông thả. […] nếu các đệ tử hay tín đồ mỗi ngày phải đến hai, ba lần để chuẩn bị bữa ăn cho họ […] Thì khi nào họ mới có thời gian để yên tĩnh, nghỉ ngơi và thiền định, hay là nghe lời Phật dạy? Thời đó, không có những ngọn đèn lớn và sáng. Chỉ sáng lờ mờ. Vì thế, tốt hơn cho Đức Phật giảng pháp vào ban ngày. […] Sau đó vào ban đêm, họ có thể có thời gian cùng nhau thiền định. […]

Ban đêm là thời gian của lực tà, chúng đi lung tung khắp nơi và quấy nhiễu sự bình an, hút năng lượng của quý vị, thậm chí ảnh hưởng quý vị làm điều sai trái, từ đó hậu quả là tạo nghiệp xấu cho quý vị hoặc/và cho người khác! Đôi khi tôi phải làm việc đến rất khuya. Tôi rất thương cho bản thân mình. Phải nói tôi không phải là đá. Tôi không phải làm bằng sắt. Tôi rất thương cho mình và cho một số người trong đội ngũ của tôi, họ cũng phải làm việc vào ban đêm. Nhưng nếu phải làm, thì chúng tôi làm thôi.

Nếu có quý vị nào, những người làm Truyền Hình Vô Thượng Sư, muốn ăn một ngày một bữa, quý vị có thể [làm vậy] nếu muốn, nếu quý vị nghĩ điều đó giúp mình. [Nhưng] phải lắng nghe cơ thể và quan sát năng lượng của mình xem nó có khỏe không. Nếu cảm thấy bất kỳ rắc rối nào thì hãy ngừng ngay lập tức. Chúng ta có đủ tiền. Chúng ta luôn luôn có đủ thức ăn cho quý vị. Tôi có. Đừng lo về điều đó.

Quý vị có mọi thứ quý vị cần để sống khỏe mạnh và thoải mái. Cho nên đừng ép mình, cố gắng tiết kiệm tiền hoặc bất cứ gì như thế. Không, không cần, không cần. Tôi không phải là tỷ phú, nhưng việc kinh doanh của tôi có đủ thu nhập. Ngay cả trong lúc đại dịch, chúng ta vẫn còn một ít dự phòng. Tôi đảm bảo chúng ta có thể tiếp tục làm công việc của mình. Nhưng đó cũng là Ân Điển của Thượng Đế. Nếu một ngày nào đó chúng ta không có, thì tôi sẽ báo cho quý vị biết. Còn bây giờ, quý vị hãy tiếp tục ăn ngon, ngủ ngon, và làm những gì quý vị có thể cho thế giới qua Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tại vì ngày nay, chỉ khi thông qua loại phương tiện truyền thông này chúng ta mới có thể truyền bá Chân Lý và tất cả những báo cáo chân thật ra khắp thế giới. Trước đây tôi từng đi khắp thế giới [thuyết giảng], nhưng ảnh hưởng và kết quả chẳng là bao so với truyền thông như truyền hình hoặc Internet. Bởi vậy mà chúng ta làm truyền hình. Nhưng đừng tự làm mình trở thành nạn nhân của sự khổ hạnh.

Mỗi mục tiêu cao thượng, bất cứ gì quý vị cố gắng giảm thiểu để đơn giản hóa thế giới của mình và để tiết kiệm tài nguyên của Địa Cầu, tôi cảm kích rất nhiều. Tôi sẽ cảm kích rất nhiều. Nhưng đừng ép mình quá. Cơ thể, đời sống vật chất của quý vị rất là quan trọng cho sự tu hành của quý vị. Ở đây dễ tu hành hơn là trên Thiên Đàng. Trên Thiên Đàng, [tu] chậm hơn vì quý vị không có gì để làm ở đó. Không có nhiều công đức và thử thách để mài giũa quý vị. Cho nên, bất cứ gì quý vị kiếm được ở thế gian này qua sự tu hành thì nhanh hơn rất nhiều, có giá trị hơn rất nhiều so với nơi nào khác. Vì vậy, hãy chăm sóc thân thể và làm điều tốt cho thế giới. Không cần “giết” mình vì bất cứ điều gì, ngay cả vì Truyền Hình Vô Thượng Sư. Hiểu không?

Nếu muốn thử sống bằng thực phẩm không cảm thấy đau – cũng được. Xem liệu cơ thể có ổn không. Dù sao, đừng ép buộc bất cứ gì. Tôi chỉ bảo quý vị rằng có thể sống như thế, nếu muốn. Bởi vì tôi có thể. Tôi đã làm được. Cũng ổn. Hoặc thậm chí chỉ ăn gạo lứt, muối mè, – cũng được rồi. Và thậm chí ăn ngày một bữa – cũng ổn. Nhưng còn tùy vào quý vị phải làm việc và bận rộn bao nhiêu trong hoàn cảnh của quý vị.

Công việc chúng ta làm không dễ lắm. Có lúc chúng ta phải làm ráo riết và nhiều khi làm suốt đêm, thậm chí không thể ngủ; chúng ta phải làm gì đó khi có tình huống cấp bách. Và tôi cảm kích rất nhiều mỗi lần chúng ta có chương trình FN (Tin Mới Bay Sang), quý vị làm việc rất vất vả, sốt sắng, và mau lẹ. Quý vị luôn làm tôi ngạc nhiên với hiệu quả và tốc độ của quý vị. Xin cảm ơn quý vị hoài hoài. Cầu mong Thượng Đế ban phước tất cả quý vị vô vàn. Vì vậy, nhóm Truyền hình Vô Thượng Sư nội bộ phải thiền ít nhất ba lần một ngày và nếu có nhiều thời gian hơn, tất nhiên, quý vị thiền nhiều hơn, và cũng thiền suốt đêm nữa.

Tại sao Đức Phật lại cho các tỳ kheo dưới sự chỉ dạy của Ngài uống nước trái cây, ngay cả khi các tỳ kheo có phần miễn cưỡng? Đó là vì trước ngày hôm đó, Đức Phật và chư Tăng chưa bao giờ uống hay ăn bất cứ thứ gì trông giống đồ ăn, hoặc từ đồ ăn như vậy. Họ chỉ uống nước vào buổi chiều và không uống gì vào ban đêm. Và buổi sáng đi ra ngoài khất thực, rồi về nhà, ăn trưa, giữa trưa. Sẽ không sao cả nếu các tỳ kheo uống thêm nước ép rau củ hay nước trái cây như thế, bởi vì họ có đủ công đức để tiêu hóa, và thậm chí ban công đức tùy theo số nước rau quả mà họ đã uống, cho thế giới, cho những người đã cúng dường họ, và thậm chí cho cả rau củ và cây ăn quả liên quan.

Bởi vì các tỳ kheo của Đức Phật cũng có sự thuận lợi là mỗi ngày họ đi ra ngoài khất thực một lần rồi về am thất của họ hoặc bất cứ nơi nào họ ở, và chỉ ăn thức ăn đó, rồi đi thiền hoặc nghe Phật thuyết pháp. Vì vậy, họ đã thiền rất nhiều và kết nối rất nhiều với các bậc thầy tâm linh, như là Đức Phật. Họ thiền rất nhiều sau đó, hoặc trong thời gian đó, hoặc trước đó, và sau đó họ cũng an trú trong trạng thái thiền định. Cho nên dù họ ăn ngày một bữa cũng không sao, vì họ không dùng quá nhiều sức lực để làm bất cứ việc gì khác. Và nếu họ uống thêm một ít nước ép được làm từ rau củ và/hoặc trái cây tươi, thì họ cũng có thể tiêu hóa được thứ đó. Công đức của họ thật to lớn. Cho nên khi người ta cầu nguyện với Đức Phật, cầu nguyện với các tỳ kheo của Ngài, thì họ nhận được công đức ngay lập tức hoặc sau đó. Quý vị cũng có đủ công đức để ăn ngày hai lần. Hoặc, nếu muốn, quý vị có thể ăn một bữa thật no vào buổi trưa hoặc trước trưa, sau đó ăn nhẹ hoặc uống nước rau quả vào buổi chiều.

Tất nhiên, truyền thống ăn ngày một bữa này xuất phát từ trí huệ và sự tiện lợi. Đức Phật đặt tên là “Trung Đạo” – không quá khắt khe, không quá buông thả. Bởi vì hãy tưởng tượng chư Phật hay chư tăng phải đi khất thực hai, ba lần một ngày. Hoặc nếu các đệ tử hay tín đồ mỗi ngày phải đến hai, ba lần để chuẩn bị bữa ăn cho họ trong hoàn cảnh khó khăn vào thời xưa, khi không có gì sẵn sàng dễ dàng, chứ chưa nói tới nhân lực và vận chuyển! Thì khi nào họ mới có thời gian để yên tĩnh, nghỉ ngơi và thiền định, hay là nghe lời Phật dạy? Thời đó, không có những ngọn đèn lớn và sáng. Chỉ sáng lờ mờ. Vì thế, tốt hơn cho Đức Phật giảng pháp vào ban ngày. Và hệ thống đi-khất-thực -từ-nhà-này-sang-nhà-khác tạo cơ hội cho chư tăng giới thiệu Đức Phật và Giáo lý thánh thiện của Ngài với đại chúng, vì thời bấy giờ không có những cách công nghệ cao để giao tiếp như của chúng ta ngày nay. Sau đó vào ban đêm, họ có thể có thời gian cùng nhau thiền định. Họ không cần phải đi xa vì trời tối rồi.

Truyền thống này cũng xuất phát từ Trí huệ của Đức Phật vì trước đó, trước khi Đức Phật khai ngộ, Ngài đã tu theo một số pháp tu khác. Và một trong số đó là củng cố việc thực sự rất, rất nghiêm ngặt đối với nhu cầu của cơ thể, gần như nhịn đói và không uống gì cả – không có gì nhiều cả. Vì vậy, sau khi Đức Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề và cố gắng thiền định để đạt đến giác ngộ cuối cùng, thân thể của Ngài thực sự trở nên gầy gò tiều tụy, cho đến sau cùng, khi hoàn tất 49 ngày bế quan một mình, Ngài đã nhận một bát cháo sữa từ một cô gái chăn bò. Rồi Ngài cảm thấy cơ thể mình trở nên khỏe hơn, tinh thần trở nên minh mẫn hơn, mọi thứ đều tốt hơn. Vì vậy, Ngài nhận ra rằng sự khổ hạnh cực đoan thực ra không thuận lợi. Bởi vì nếu cơ thể mình đau bệnh, hoặc quá yếu, quá mệt mỏi, không thể chống chọi với các yếu tố thời tiết thì làm sao có thể tiếp tục đạt được giác ngộ cao hơn, hoặc giác ngộ cao nhất? Và rồi làm sao có thể tiếp tục ở lại lâu hơn trong cõi ta bà này để giúp truyền bá Chân lý, Giáo lý chân chính, và cũng để gia trì cho thế giới nói chung, và gia trì cho tất cả những linh hồn đến với mình để tìm kiếm sự khai ngộ và giải thoát? Mình phải ở đó vì họ, vì thế giới, cho đến khi thời gian của phàm thân đã hết, thì mình trở về Thiên Đàng, hay Niết Bàn. Bây giờ quý vị biết rồi.

Vậy nên, nếu quý vị cần ăn hơn một bữa mỗi ngày, thì không sao cả. Quý vị cần làm việc về mặt vật chất, cũng như về mặt cảm xúc và tâm linh, trong khi đang ở tại nơi của mình để tiếp tục làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. Quý vị phải có thể lực tốt, khỏe mạnh, tỉnh táo, và cũng vui vẻ nữa. Ngày một bữa không thích hợp với tất cả mọi người. Có lẽ cần một [thời gian] tập luyện nghiêm ngặt, chỉ đặc biệt cho việc đó. Và trong thời gian đó, quý vị phải tập trung vào lối ăn này. Và rồi, nếu quý vị cảm thấy đói, trong ngày, sau đó, hay trước đó, thì có thể khó tập trung thiền, hoặc khó làm công việc Truyền Hình Vô Thượng Sư. Cho nên, thiền mỗi ngày ba lần, ăn mỗi ngày hai bữa, vậy là rất hợp lý.

Bởi vì không phải ai cũng có thể ăn một bữa được. Một số người ăn chút chút nhiều lần trong ngày vì họ không thể ăn nhiều cùng một lúc. hoặc một số người phải ăn nhiều lần một ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc theo tình trạng cơ thể của họ. Một số người có thể tập trung và ăn rất nhiều cùng một lúc. Vì vậy, việc tuân theo chế độ ăn ngày một bữa là tùy vào cơ thể, sức mạnh tinh thần và tâm linh của quý vị. Ngoài ra, vì quý vị sống trên thế giới này, nên có thể có một số lượng nghiệp lực khổng lồ xung quanh quý vị hoặc bất cứ nơi nào quý vị đến trên thế giới.

Photo Caption: Ra Đi Với Sự Chấp Nhận Và Rạng Rỡ Bên Trong!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/6)
1
2024-06-13
2629 Lượt Xem
2
2024-06-14
2095 Lượt Xem
3
2024-06-15
1817 Lượt Xem
4
2024-06-16
1560 Lượt Xem
5
2024-06-17
1684 Lượt Xem
6
2024-06-18
1389 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android