Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Đức Tin Và Thể Nghiệm, Phần 1/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

(Câu hỏi của con là: Làm sao con biết được đâu là tiếng nói nội tại thuần khiết của con?) Lần sau cô chỉ cần viết câu hỏi của mình ra một tờ giấy. (Và đôi khi sau khi thiền hoặc trong lúc thiền, câu trả lời sẽ đến. Và con viết câu trả lời ra giấy. Sư Phụ nghĩ câu trả lời đó có đúng không?) Nếu cô thiền tốt, thì đúng. Và cô phải có linh cảm để cảm nhận. Thật ra không phải là tiếng nói. Đó không phải là tiếng nói. (Dạ không.) Chỉ là linh cảm thôi. (Con hiểu.) Phải, phải. Nhiều khi tiếng nói đến từ lực tà. (Dạ. Trừ khi đó là tiếng của Sư Phụ.) À… Cô niệm Năm Hồng Danh nha.

Chỉ bật đèn sân khấu lên thôi, và những người khác có thể thiền. Đèn sân khấu. Quý vị khỏe không? Chào quý vị. (Kính chào Sư Phụ.) Thấy khỏe chứ? (Dạ khỏe.) Những người khác có thể tiếp tục thiền. Quý vị có thể nghe hoặc có thể thiền nếu muốn. Tôi sẽ bật đèn lên. Mấy đèn này thì sao? Không bật hả? (Dạ, có bật.) Ừ. Được rồi. Bây giờ quý vị có thể thấy ánh sáng. Nếu mấy ngày nay quý vị không thấy Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại), thì bây giờ là lúc thấy đó. Hãy tận dụng. Nhìn kìa. Chà! Chắc phải là “Đẳng cấp Thứ Năm”. Đối với những người vẫn chưa tỉnh, thì có thể tiếp tục nhắm mắt và thiền trong lúc này. Muốn làm gì cũng được. Nếu quý vị muốn hỏi thì cứ hỏi. Hỏi được. Nhưng không có nghĩa là quý vị sẽ có câu trả lời. Câu hỏi luôn được hoan nghênh. Ừ. Mi-crô. Rồi. Bắt đầu với các quý cô trước. Có biết mấy quý cô ở đâu không? Rồi.

(Thưa Sư Phụ, cảm ơn Sư Phụ vì sự hướng dẫn của Ngài và vì những phép lạ trong đời con.) Phép lạ? (Dạ.) Chúng ta có phép lạ hả? Tuyệt quá. (Có mặt ở đây là một phép lạ đối với con.) Ồ, vậy à? (Dạ đúng. Câu hỏi của con là tìm tiếng nói nội tại thuần khiết của chính mình. Con thọ Tâm Ấn vào tháng 6 và mỗi khi cần được hướng dẫn, con đều viết câu hỏi vào nhật ký. Hoặc con sẽ chỉ hỏi câu hỏi trong trí nhớ của mình để được hướng dẫn trong thiền định. Và con phát hiện ra rằng một tiếng nói sẽ đến. Và kể từ đó, con phát hiện ra rằng, trong nhiều trường hợp, đó là tiếng của ma vương đang đùa giỡn với ngã chấp của con. Bởi vì bất cứ điều gì mà tiếng đó nói với con sẽ xảy ra đều không xảy ra. Vì vậy, câu hỏi của con là: Làm sao con biết được đâu là tiếng nói nội tại thuần khiết của con? Và rồi có câu hỏi thứ hai sau đó, áp dụng cho điều đó.) Tiếng đó có giống tiếng của cô lúc này không? (Dạ đôi khi có giống.) Lần sau cô chỉ cần viết câu hỏi của mình ra một tờ giấy. (Và đôi khi sau khi thiền hoặc trong lúc thiền, câu trả lời sẽ đến. Và con viết câu trả lời ra giấy. Sư Phụ nghĩ câu trả lời đó có đúng không?) Nếu cô thiền tốt, thì đúng. Và cô phải có linh cảm để cảm nhận. Thật ra không phải là tiếng nói. Đó không phải là tiếng nói. (Dạ không.) Chỉ là linh cảm thôi. (Con hiểu.) Phải, phải. Nhiều khi tiếng nói đến từ lực tà. (Dạ. Trừ khi đó là tiếng của Sư Phụ.) À… Cô niệm Năm Hồng Danh nha. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ rất nhiều.) Không có chi.

(Con xin cảm ơn Sư Phụ đã niệm Năm Hồng Danh với chúng con hôm qua.) Tôi đâu có. (Con có một câu hỏi liên quan đến điều đó. Con vẫn còn bối rối. Con nghe nói đồng tu người Hoa phát âm Năm Hồng Danh khác với khi con nghe sứ giả Quán Âm người Âu Lạc [Việt Nam] phát âm Năm Hồng Danh. Và con tự hỏi tại sao họ lại phát âm khác nhau? Và liệu có cách nào tốt nhất hay có cách nào đúng?) Chỉ có một cách… cách đúng. Đừng để ý đến cách phát âm tiếng Hoa. Anh không biết phát âm tiếng Hoa, phải không? Rồi. Có một anh chàng người Hoa làm việc trong nhà hàng. Và có một thực khách người Mỹ đến mỗi ngày. Và anh chàng Mỹ rất thích cơm chiên. Cơm chiên kiểu Tàu, biết không? Cho nên ngày nào anh đó cũng đến, giả vờ thân thiện rồi ngày nào cũng trêu chọc anh chàng người Hoa. Anh ấy nói: “Tôi muốn một phần ‘fly lice [ruồi rận]’”. Người Hoa, họ không phát âm được chữ “r”. Nhiều người Hoa như thế. Một số họ có thể. “Fly lice”. “Fly lice”. [Ruồi rận.] Và anh chàng phục vụ người Hoa hiểu ý của anh người Mỹ và rồi anh người Hoa rất tức giận. Nên anh đi đến gặp một người bạn Mỹ và cố gắng hết sức học cách phát âm chữ “fried rice” [cơm chiên]. Ờ. Nên anh đã nói được. “Fried rice” [cơm chiên]. Và rồi anh thực khách Mỹ lại đến và nói: “Tôi muốn một phần fly lice [ruồi rận]”. Lại nữa? Và anh chàng phục vụ người Hoa, với tất cả phẩm giá [của mình], đứng lên nói: “Thưa ông, đây là fried rice [cơm chiên]. Cách ‘plonunciation’ [pronunciation - phát âm] của ông ‘long’ [wrong - sai] rồi”. “Cách phát âm ‘collect’ [correct - đúng] là cơm chiên”. Tôi không nhịn được. Nhưng Thượng Đế biết anh ấy đang nói về điều gì. Được rồi há. Nhưng anh nên phát âm đúng. Cách mà tôi dạy [Năm Hồng Danh] cho quý vị.

Người kế. (Con bị đau lưng khi thiền.) Ừ. (Và giống như có một nguồn năng lượng làm con nghẹt thở.) Nói chuyện? (Dạ nghẹt thở.) Ồ! Nghẹt thở ở cổ? Đáng sợ thế! (Và con cũng bối rối không biết, năng lượng nên đi lên hay đi xuống? Con không biết chuyện gì đang xảy ra. Năng lượng nên đi lên hay là đi xuống? Con bối rối…) Đừng lo lắng về năng lượng. Cô không nên chú ý đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, vì như vậy cô sẽ chặn năng lượng lại. Hãy để nó luân chuyển tự do. (Nó mạnh đến nỗi tâm trí con cứ đi theo cái đau. Con không thể đứng lên được.) Ừ. Lúc đó cô hãy ngừng lại. Nếu đau quá thì ngừng. Đứng lên, đi tới lui một chút. Và hãy trở lại thiền Quán Âm [Thanh] ngay. Nhé? (Dạ.) Rồi tình trạng sẽ dịu bớt. Ngoài ra, cô phải ngồi đúng tư thế. Ngồi thẳng, kê cái gối khoảng 1/3 mông rồi ngồi thẳng như thế này. Nếu cô ngồi như thế này hay thế kia thì đôi khi năng lượng không lưu thông đúng, và sẽ khiến cô bị đau lưng. Hiểu chứ? (Dạ.) Ngoài ra, hãy giữ cho mình ấm áp. Nếu trời lạnh thì phải giữ ấm vì đôi khi đó là bệnh thấp khớp. Nếu cô ngồi lâu mà ngồi không đúng tư thế, máu không lưu thông được thì nó cũng gây tắc nghẽn trong cơ thể rồi từ đó gây ra đau nhức. Lần sau, trước khi ngồi, có lẽ cô xoa thứ gì đó ấm lên lưng trước. Rồi giữ ấm từ vai trở xuống. Nhé? (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Nếu tình trạng không đỡ thì cô viết thư cho tôi lần nữa. Cô bôi dầu mè lên. Nó sẽ giúp. (Sư Phụ trả lời khi mọi người viết thư cho Ngài ạ?) Chắc chắn rồi. Chứ cô nghĩ tôi làm gì mỗi ngày? Tôi cần phải làm việc. Tôi phải trả lời thư. Tôi có những người trong ban làm việc giúp tôi viết, nhưng tôi phải đọc lại từng lá thư. Và cũng chỉ thị họ, chỉnh sửa hoặc bổ sung những điều cần thiết. Đó là lý do tôi bận. Đôi khi tiếng nước ngoài như Tây Ban Nha này nọ, mất nhiều thời gian hơn một chút. Tiếng Hoa thì nhanh hơn. Tôi có nhiều người Hoa trong ban làm việc hơn. Đúng vậy.

Người kế. (Thưa Sư Phụ, con được giới thiệu về giáo lý của Sư Phụ vào tháng 8. Và khi con làm quen với giáo lý, con thực sự phấn khởi; hơi bối rối vì đó là một nữ Minh Sư. Và khi con nộp đơn xin thọ Tâm Ấn, con thật sự rất hào hứng. Nhưng sau một thời gian, sự hoài nghi lại len lỏi vào. Và rồi khi được thọ pháp, con vui mừng khôn xiết cho đến cách đây vài ngày, sự hoài nghi lại len lỏi vào. Bởi vì những điều người ta nói và những điều con đã đọc về Sư Phụ, con biết Sư Phụ là Thượng Đế, Chúa Ki-tô, Đức Phật, và mọi thứ. Tuy nhiên, sự hoài nghi này đã đến với đời con hai lần kể từ tháng Tám. Nguyên nhân của điều đó là gì ạ?) Tôi khó mà hiểu được cô ấy nói. (Hoài nghi. Hoài nghi. Hoài nghi ạ.) Ồ! Về tôi! (Dạ, dạ phải.) À. (Dạ, nguyên nhân của việc đó là gì?) Cô có thể cho biết phần nào không? Tôi đã làm gì khiến cô...? (Dạ không, Sư Phụ không làm gì hết. Đó là hoàn cảnh.) Không, ý tôi là, có điều gì đó trong hành vi của tôi, lời nói của tôi, (Dạ không, không.) có lẽ chiếc mũ của tôi? (Dạ không.) Đâu bao giờ biết được.

Ờ. Vậy trong tâm cô hoài nghi điều gì? (Có lẽ đó là ma vương bởi vì...) Không. Không. Mặc kệ, mặc kệ ma vương hay là không ma vương. Chính xác thì cô hoài nghi điều gì? (Chẳng hạn như, khi con nộp đơn xin thọ Tâm Ấn, người ta nói “có”, rồi “không”, rồi “có”, rồi “không”, rồi “có lẽ”. Thế là con nghĩ, nếu đây là một nữ Minh Sư thật, Ngài sẽ không nói có, không, có, không, rồi có lẽ. Đó là lúc con hoài nghi ạ.) Nhưng cái gì... (Nhưng sau đó nó lại mạnh lên cho đến vài ngày trước, con lại trở nên tức giận.) Ờ. (Rồi con nghĩ nếu đây là nữ Minh Sư thật sự thì sao con lại tức giận nhiều như thế? Nếu con thực sự rất thành tâm thì tại sao lại... Bởi vì con tin rằng Ngài hoàn mỹ. Nhưng rồi lòng thành của con không thể có thật.)

Có, không và có lẽ là gì? (Khi con nộp đơn xin thọ Tâm Ấn, người ta nói “có”. Rồi tuần sau con nhận được điện thoại nói: “Không, [Tâm Ấn] đã bị hủy rồi”. Rồi sau đó...) Ai đã hủy? Tôi đã hủy? (Dạ hình như vậy. Nhưng cuối cùng con phát hiện ra là không, đó là một sự nhầm lẫn...) Tôi không hiểu. (Cô ấy nói buổi Tâm Ấn của cô ấy đã bị hủy bỏ.) Cô ấy nói điều đó bên trong cô ấy? (Dạ không, không. Con đã được cho biết.) (Họ nói với cô ấy là có [Tâm Ấn], sau đó họ lại nói với cô là không có. Họ đã thay đổi.). Thay đổi lịch trình? (Dạ. Cô ấy tức giận, rồi cô ấy đã bỏ lỡ...) Ồ! Tôi rất tiếc về điều đó. Nhưng đó không phải là ý định của tôi. Ai đã nói “có” và “không”, tôi không biết ai. (Vậy con không nên nghe bất cứ ai mà… con nên nghe Sư Phụ và những gì con cảm nhận.) Không. Có lẽ có thay đổi nào đó trong lịch trình. Biết không? (Ba lần.) Như là địa điểm hay gì đó. Mà tôi không biết. Bất cứ khi nào họ xin thọ Tâm Ấn, tôi nói được. Còn ngày tháng, đôi khi họ thay đổi, nhưng họ không báo cho tôi biết. Đó là khi nào vậy? Tháng 8 năm nay? (Dạ.)

Ồ, tôi không biết về điều đó. Có lẽ đầu tiên họ phải tìm địa điểm. Và có lẽ đôi khi địa điểm thay đổi. Hoặc những đồng tu khác thay đổi, hoặc người thông dịch thay đổi. Hoặc điều gì đó tương tự có thể xảy ra với họ. (Địa điểm đã thay đổi. Vâng.) Ừ, cô thấy không. Cho nên cô phải thông cảm – các sứ giả Quán Âm, họ đến một xứ lạ, như là xứ của cô. (Dạ.) Và họ gặp muôn vàn khó khăn. Có lẽ vấn đề ngôn ngữ, và họ không biết họ đang ở đâu. Họ phải nhờ đến các đồng tu cũ tìm địa điểm cho họ, rồi tìm thông dịch. (Dạ.) Và có lẽ nơi này thay đổi, theo như những đồng tu khác, và họ cũng không thể làm gì được về điều đó. Thế là họ phải thay đổi lịch trình. Và khi nào lịch trình đã được ấn định, mọi thứ đã được ấn định thì họ gửi fax cho tôi nói rằng họ xin có buổi Tâm Ấn vào ngày nào, ngày nào, [và] bao nhiêu người. Và rồi tôi sẽ nói được. (Con xin lỗi vì sự ngờ vực đó. Thưa Sư Phụ, con cũng muốn xin phép dịch sách của Sư Phụ sang ngôn ngữ châu Phi gọi là tiếng Zulu.) Được. Có thể làm. (Việc này sẽ được thực hiện qua trường đại học.) Nếu chúng ta có người phiên dịch hoặc có phương tiện để làm vậy. (Con sẽ…) Được. Cô giúp làm việc đó. (Cảm ơn Sư Phụ.) Cô có thể sắp xếp người phiên dịch rồi chúng tôi trả chi phí đó hoặc bất cứ gì. Nhưng chúng tôi cần người khởi xướng như cô. (Dạ.)

Và tôi rất tiếc về việc thay đổi địa điểm. Điều đó rất khó cho chúng tôi. Thường thì họ sẽ gửi fax cho tôi ngày cuối cùng và số điện thoại, tên những người (muốn Tâm Ấn). Nhưng trước đó, có lẽ họ gặp nhiều khó khăn với địa điểm và người thông dịch, hoặc phương tiện đi lại và tổ chức cho rất nhiều người. Thí dụ, nếu buổi Tâm Ấn có khoảng tám người rồi bỗng nhiên bảy người còn lại hủy ngày đó hoặc gì đó, thì bởi vì cô là người duy nhất, nên họ nói: “Thôi, vậy hủy hết luôn”. Ðại khái vậy. Vì vậy, đôi khi đây là nghiệp cá nhân ảnh hưởng đến Tâm Ấn của cô hoặc cộng nghiệp của cả nhóm người làm thay đổi ngày Tâm Ấn của cô. Hoặc đôi khi là toàn thể cộng nghiệp của châu Phi. (Dạ.) Vậy xin thứ lỗi cho chúng tôi. (Dạ. Con hiểu là rất khó khăn.) Ờ. Đôi khi nó gây rắc rối như vậy đó. (Dạ.) Và đừng nghe lời ma quỷ bởi vì cô đã thọ Tâm Ấn, và điều đó rất hiếm quý. Một số người chờ rất lâu. Hãy vui là cô ở châu Phi… (Dạ con vui. Bởi vì con chỉ chờ có năm tuần.) Ồ, thế thôi à! Cô còn điều gì khác trong đầu không? Sự ngờ vực? (Con không nghĩ vậy. Bây giờ thì không.) Chỉ điều đó, phải không? (Nếu có, con sẽ….) Ờ, tôi rất tiếc. (Xin cảm ơn Sư Phụ về mọi điều.) Không có chi.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/12)
1
2024-02-09
5726 Lượt Xem
2
2024-02-10
4232 Lượt Xem
3
2024-02-11
4485 Lượt Xem
4
2024-02-12
3838 Lượt Xem
5
2024-02-13
3751 Lượt Xem
6
2024-02-14
3505 Lượt Xem
7
2024-02-15
3605 Lượt Xem
8
2024-02-16
3325 Lượt Xem
9
2024-02-17
3250 Lượt Xem
10
2024-02-18
3065 Lượt Xem
11
2024-02-19
3557 Lượt Xem
12
2024-02-20
3382 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
34:08

Tin Đáng Chú Ý

193 Lượt Xem
2024-11-18
193 Lượt Xem
33:51

Tin Đáng Chú Ý

228 Lượt Xem
2024-11-17
228 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android