Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Công Đức Và Tình Thương Của Chúng Ta Có Thể Thay Đổi Và Thăng Hoa Tha Nhân, Phần 4/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Còn những người đồng tu, Sư Phụ nhắn nhủ hoài, nếu mà không được cấp chiếu khán thì thôi. Đừng có oán trách gì ai hết. Phải gửi tình thương cho những người đó. Ngồi thiền phải chia sẻ phước báu của mình cho những người làm khó dễ mình đó, để cho họ thăng hoa lên. Chỉ có phước báu của mình, tình thương của mình mới cảm hóa được họ, mới thăng hoa được họ thôi. Chứ còn nếu mình không thương mến, không cầu nguyện cho họ, thì họ càng bị sa xuống nữa. Sa xuống chừng nào thì mình càng bị khó khăn thêm, nước nhà không có được thịnh vượng thêm. Cứ chờ, cứ ngồi thiền, cứ cầu nguyện, cầu nguyện cho mình, cầu nguyện cho những người đó luôn.

Thì ba người đó đứng đó, mà cô ngồi ngay trước mặt nó, mà nó không thấy. Cái này là mấy năm rồi, bao lần cũng vậy hết. Không ai chịu làm việc hết, cứ đứng đó dòm không. Cái lúc mình làm việc, mình phải làm chứ. Mà lâu lâu mới làm được một lần. Phải nghĩ rằng đó là một vinh dự được có dịp để sự phụng người khác. Không chịu làm, đứng đó dòm [tôi]. Người Đài Loan (Formosa) không có… cái gì? “Kiếm cớ” tiếng Âu Lạc (tiếng Việt) nói làm sao? Quên tiếng Việt (Âu Lạc) rồi, [nói] nhiều tiếng quá quên tiếng của mình. Không có cái lý do gì mà đứng đó dòm Sư Phụ trừng trừng như vậy. Tại vì nó đã mấy chục năm dòm Sư Phụ đủ rồi. Dầu nó không dòm nữa cũng đủ rồi. Người Âu Lạc (Việt Nam) lâu lâu mới được qua một lần. Người ngoại quốc xa xôi mới lại. Lâu lâu người ta mới ngồi gần, được hỏi Sư Phụ một, hai câu. Đứng đó không chịu làm việc. Quý vị nghĩ Sư Phụ có là khe khắt lắm không? (Dạ không!)

Phải đặt tình trạng của người ta thành tình trạng của mình. Đâu phải người Âu Lạc (Việt Nam) hay là người ngoại quốc nào qua đây dễ dàng như là ở Đài Loan (Formosa) đâu. Ở Đài Loan (Formosa) là xứ của họ rồi, lúc nào lại gặp Sư Phụ cũng được. Ở Âu Lạc (Việt Nam), có nhiều người muốn đi, bao nhiêu lần xin hoài không được. Không biết tại sao. Có thể là nghiệp chướng. Cái lý tưởng của những người Cộng sản rất là tốt. Nghĩa là bảo vệ, muốn bảo vệ những người mà kêu bằng “con ong cái kiến” đó, họ không nói lên được gì cả, người dân thường, dân nhỏ, làm việc chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, không đủ ăn, không đủ mặc. Nhiều khi bị bóc lột. Bị quan liêu bóc lột hoặc là những người hối lộ này kia, những người làm việc không chính đáng, kêu bằng chánh phủ nhưng mà không có chánh, hà hiếp những người đó. Người ta mới tức giận lên, dân mới hùn lại, mới theo chế độ Cộng sản. Chứ đâu phải một, hai người lãnh đạo chế độ Cộng sản mà làm được gì đâu. Tại vì lòng dân ủng hộ, lòng dân không chịu nổi rồi, mới theo chế độ đó. Thành ra không có nói là nước nào Cộng sản, nước nào tự do, nước nào tốt, nước nào không tốt hết. Tùy lòng dân mà thôi. Hoặc là nghiệp chướng, phước báu của nước đó.

Sư Phụ đọc [lý tưởng của] Cộng sản thấy rất là tốt, bảo vệ những người yếu đuối đó, những người dân mà không có cách gì nói năng với ai được hết, mở miệng ra là đã bị tù đó. Nước nào cũng có, những trường hợp như vậy. Ở nước nào cũng có những người làm việc cho chánh phủ nhưng mà không chánh tâm. Nếu mà xảy ra nhiều quá thì lòng dân không thể nào mà ủng hộ được. Thành ra họ đứng lên làm cách mạng hoặc làm những chế độ khác, hiểu chưa? Chứ không phải là mình trách cứ một, hai người lãnh đạo cộng sản hồi xưa hay là bây giờ. Nhưng mà rất tiếc rằng nhiều khi dưới chế độ nào cũng vậy, cũng có một ít người làm việc không có đúng theo chính sách đề ra của những người lãnh đạo quang minh, thanh liêm, chính trực.

Thì mình cũng phải ráng mà thôi. Ít ra cũng còn sống, còn làm việc cực nhọc được để mà bảo vệ gia đình. Rồi từ từ mình tu hành nhiều thì chính phủ cải biến, chính sách cải biến, rồi dân chúng sẽ được tự do, hạnh phúc hơn. Bằng chứng là quý vị Âu Lạc (Việt Nam) tu hành nhiều, tu hành bên nước ngoài và tu hành bên trong, tu hành nhiều. Bây giờ thấy không? Quý vị người Âu Lạc (Việt Nam) mà qua nước nào cũng được hết. Hồi đó tui nhớ, hồi xưa, đi ra nước ngoài không dễ đâu. Không phải ai cũng đi ra nước ngoài. Tiền nhiều lắm, hoặc là học xuất sắc gì đó, thì họa may mới được ra. Đâu phải dễ. Bây giờ người Âu Lạc (Việt Nam) nào muốn đi đâu thì đi. Nghĩa là đa số người Âu Lạc (Việt Nam) nào muốn đi ra cũng được. Sư Phụ gặp Âu Lạc (Việt Nam) từ Âu Lạc qua hoài, qua thẳng đây luôn đó. Rồi chạy tới chạy lui như đi chợ, chứ đâu phải là đi qua một lần đâu.

Thành ra chỉ có một số ít nghĩa là… người Tàu kêu bằng “thần địa phương”. “Thần địa phương”. Tức là những người kêu bằng những ông thần địa phương đó. Người Tàu họ cười mấy người quan ở địa phương mà không làm việc chính trực cho dân, không theo chính sách của nhà nước, mà làm việc kêu bằng quanh quanh quẹo quẹo đó, làm khó cho dân đó. Thì họ kêu mấy người đó là những ông thần địa phương, hay là ông trời địa phương. Tức là mình làm được cái chức nhỏ nhỏ thôi, rồi lợi dụng cái chức vị đó mà làm khổ cho dân. Hồi xưa cũng vậy thôi, hồi nào cũng vậy, nước nào cũng có cái đó. Hồi xưa, Sư Phụ còn nhỏ đi học đó, thường thường thấy mấy tấm bảng đeo ở đâu cũng vậy: “Công chức là công bộc của dân”, hay là “Công chức là người làm công cho dân”, làm công thôi.

Mà làm gì mà nó nói “làm công”? Vô đó mà không lạy lục, không tôn trọng là không có được làm gì hết, không được cấp chứng gì hết trơn. Công bộc gì mà như vậy? Làm khó làm khăn cho dân chúng như vậy, đâu có phải là công bộc của dân. “Công bộc” tức là người làm công. Tiếng Hán Việt, thì “công bộc” tức là người làm mướn cho dân thôi. Làm mướn gì mà làm trên trời dưới đất như vậy, hả? Đàn [áp], làm khó làm khăn cho những người dân kêu bằng “thấp cổ bé miệng” đó. Thành ra Âu Lạc (Việt Nam) mình cũng có cái câu kêu bằng: “Miệng kẻ quan có gang có thép” như vậy đó. Nói ra là cực khổ cho dân chúng lắm. Mà phê một cái là ông này đi tù, ông kia đi khám, hoặc là không được làm công việc làm ăn bình thường để cho người ta nuôi sống bản thân hoặc là nuôi sống gia đình, cha mẹ già yếu, con cái ấu thơ. Nước nào cũng có những cái trường hợp rất là đau lòng như vậy.

Còn những người đồng tu, Sư Phụ nhắn nhủ hoài, nếu mà không được cấp chiếu khán thì thôi. Đừng có oán trách gì ai hết. Phải gửi tình thương cho những người đó. Ngồi thiền phải chia sẻ phước báu của mình cho những người làm khó dễ mình đó, để cho họ thăng hoa lên. Chỉ có phước báu của mình, tình thương của mình mới cảm hóa được họ, mới thăng hoa được họ thôi. Chứ còn nếu mình không thương mến, không cầu nguyện cho họ, thì họ càng bị sa xuống nữa. Sa xuống chừng nào thì mình càng bị khó khăn thêm, nước nhà không có được thịnh vượng thêm. Cứ chờ, cứ ngồi thiền, cứ cầu nguyện, cầu nguyện cho mình, cầu nguyện cho những người đó luôn. Chia sẻ phước báu cho họ để cho họ thăng hoa, tại vì họ không biết, họ không được may mắn như quý vị.

Thí dụ, dầu quý vị không được qua bên này thăm Sư Phụ, thì coi Truyền Hình [Vô Thượng Sư]. Thời buổi này đâu cần phải đi gặp nhau, tay bắt mặt mừng đâu. Thời buổi này là giống giống thời buổi trên Thiên Đàng rồi, ở xa cũng thấy được. Mà bây giờ có những cái... có những cái gì... cái “technique” tiếng Âu Lạc kêu bằng cái gì hả? A, không ai biết hết. Tôi biểu học tiếng Anh không chịu học? “Technique”? (Dạ, “kỹ thuật”.) À, “kỹ thuật”, thì có kỹ thuật rất là tân tiến rồi. Nhưng mà bây giờ còn hơi mắc đó nha. Mai mốt nó rẻ rồi, cái mình làm ở Âu Lạc (Việt Nam) hả. Sư Phụ ngồi đây, mấy người Âu Lạc (Việt Nam) ở bên Âu Lạc (Việt Nam) cũng thấy giống như Sư Phụ ngồi như vậy. Nó kêu “Hologram” [kỹ thuật ghi hình ba chiều] đó. À, từ từ.

Nếu Sư Phụ đi qua được thì đi. Còn không đi được, thì mình ở nhà ngồi thiền, gặp Sư Phụ bên trong. Thành tâm thì Sư Phụ tới nhà mình, mình khỏi cần gặp Bà, mình “ngon” mà. Mình tu hành ngon, Sư Phụ phải tới thăm mình. Thiếu gì người thấy Sư Phụ ở nhà họ. Nhiều khi không có tu hành gì hết, không phải là đệ tử chánh thức gì hết, nhưng mà ở nhà họ cũng thấy như thường, tại vì họ thành tâm hoặc là tâm họ rất là trong sạch. Như mấy đứa con nít, thường thường mấy đứa con nít thấy Sư Phụ, chưa truyền Tâm Ấn cũng thấy, không truyền cũng thấy, bị cha mẹ cấm cũng thấy. Thì mình cứ chăm sóc cái tâm của mình đi, cho nó thanh tịnh, cho nó hiền hòa, cho nó thương mến mọi người, rồi tự nhiên cái gì cũng có.

Hồi đó, hồi mới tu [Pháp] Quán Âm đó, Chị Hai cũng đâu có ngồi đó mà cầu nguyện cái gì đâu, cũng tự mình tu thôi, tu theo cái [pháp] thôi, thì tự nhiên cái gì nó tới là nó tới. Chứ hồi mới tu cũng chưa biết mình là ai, cũng chưa biết mình sẽ làm những cái gì. Chỉ tu cũng như quý vị vậy thôi, rồi cái gì nó đến nó đến, mình tránh không khỏi đâu. Cho nên khỏi cần cầu nguyện gì! Nếu mà nghĩ rằng Sư Phụ lúc nào cũng có bên cạnh quý vị, không cần cầu nguyện, Sư Phụ cũng biết. Rồi tự nhiên tới ngày tới giờ, nó sẽ đến. Cầu thì cũng được, cầu cho mình tu hành tiến bộ, thế giới hòa bình, đất nước giàu mạnh. Cầu những chuyện đó và cầu cho mình tu hành tinh tấn, tiến bộ. [Cầu vậy] là được rồi. Chứ đừng có cầu những chuyện khác. Còn những chuyện khác, cái số mình như thế nào, mình chấp nhận như thế đó, tự nhiên nó đến.

Hồi đó Sư Phụ cạo đầu đi tu, đâu có nghĩ là mình phải đi làm giàu hay là có đệ tử nhiều đâu, đâu có vậy! Chị Hai chỉ nghĩ làm hết mình thôi. Mình nghĩ cái gì làm mà cần để giúp đỡ cho mình cái con đường tu hành, mình thử đi. Nghe Phật nói đi xuất gia công đức nhiều lắm, thì mình cũng xuất gia đi. Nghe nói đi tắm ở sông Hằng lạnh buốt như vậy nó sẽ tiêu nghiệp của mình đi. Truyền Tâm Ấn rồi, tiêu hết nghiệp rồi, mà vẫn sợ, có nhiều người đâu biết đâu, mình có thể còn nghiệp. Nhảy xuống sông lạnh cóng luôn. Thiếu chút nữa là nhảy không lên trở lại được, tại vì nguyên cái mình, quần áo ngập hết luôn, đầu tóc ướt hết luôn, mà cái đầu tóc mà nó chạy ra mà nó lạnh quá, nó thành đá liền đó. Nếu ai mà ở đó dòm thấy Sư Phụ, cái tóc nó giống như là những dây đá thủy tinh đó. Chắc Bà giống như ma quỷ gì đâu. Vậy mà nhảy ba lần đó, tại vì rất là khát vọng muốn trở thành một người tu hành tốt, có công đức để giúp đỡ thế giới.

Chứ Sư Phụ không có cầu khẩn cái gì cả. Tại sao phải cầu khẩn nữa? Đã bỏ nhà đi rồi, còn cầu cái gì nữa? Ông [chồng cũ của tôi] là hai bằng bác sĩ, ông chăm sóc Sư Phụ như là công chúa, muốn gì được nấy, rất là nhường nhịn Chị Hai, rất là tôn trọng, rất là quý trọng, muốn gì cũng được hết, rất là quý trọng. Chứ không phải là thương vợ không, mà rất là quý trọng. Cuộc sống như vậy ở Âu châu cũng rất là tự tại, cũng có thể đi làm kiếm tiền gửi về cho cha mẹ hoặc là nuôi nấng cho mình. Âu châu rất là tốt, mình đi làm cái gì cũng có tiền xài hết. Không bao giờ có thể là không có chuyện làm ở bên Âu châu hết. Làm gì cũng được, không cần bằng cấp gì cũng có chuyện làm. Thiếu gì chuyện làm. Làm ở trong mấy công xưởng, đi quét nhà quét cửa cho người ta, đi coi sóc chó mèo cho người ta, đi coi sóc những người già cả, coi sóc trẻ em, thiếu gì chuyện làm. Không phải mình làm những chuyện đó mình có rất là nhiều tiền như là ông Bill Gates này kia đó, nhưng mà đủ tiền xài, không có nhờ vả ai. Như vậy mới đúng là con người.

Mình con người, mình làm việc gì cũng được, chứ cần gì phải nói tôi phải làm ông này ông kia. Cái số mình làm ông này ông kia, mình không chạy được, mình phải làm thôi. Chứ còn làm ông này ông kia đâu phải là tốt lắm đâu. Công việc nhiều lắm; người ta rất chờ mong nhiều sự của mình, cũng như mình là ông thần vậy đó, hú la hú la hấp cái là chuyện gì cũng xong hết. Nhiều khi người ta tưởng mình làm quan, mình làm cái gì cũng được. Có luật pháp, có người trên nữa, đâu phải muốn làm gì là làm đâu. Những người dân thường, họ thấy những người quan [chức], họ nghĩ “Chà!”. Họ không phải là hâm mộ nữa, nhưng mà nhiều khi còn ghét ghen nữa. Họ có phước báu, họ mới được làm quan. Mà họ làm quan xấu là mai mốt họ sẽ bị Đất Trời trừng phạt, chứ còn mình muốn thì không được đâu.

Có một vị quan, hồi đó tu [Pháp] Phương Tiện thôi, viết thư cho Sư Phụ nói: “Sư Phụ, cái chỗ này con làm không được nữa rồi, mệt quá. Chính trị tranh đấu với nhau ở trong cái Bộ này mệt quá. Cho con đi làm cái Bộ chỗ kia đi, ở chỗ đó nó nhẹ nhàng hơn, Sư Phụ làm phép màu cho con đi”. Tu [Pháp] Phương Tiện thôi mà biểu Sư Phụ phải làm phép màu cho đi qua cái Bộ khác làm. Mà làm Bộ lớn đó, chứ không phải làm nhân viên nhỏ đâu nha, bộ trưởng, bộ phó đó. Mà chịu không nổi đó, bên trong tranh chấp với nhau. Chính trị nhiều khi thế nào cũng có. Những người nhiều khi ở ngoài không tu hành đó, thì dĩ nhiên họ làm quan, họ tranh chấp nhiều để mà họ lên. Đối với những người đó, lên quan mới là tốt.

Chị Hai mới nói làm chỗ nào Trời Phật đặt đâu ngồi đó. Mình làm hết sức mình thôi. Một trăm phần trăm của mình thôi. Mình làm việc ở chỗ nào cũng là để mà sự phụng mọi người, để sự phụng dân chúng, sự phụng quốc gia của mình. Chứ không phải làm để mình có quan vị tốt, hoặc là mình ngồi đó, ngồi chơi xơi nước cho nó sướng. Như vậy không đúng là một vị quan. Sau này vị đó biết rồi, nhưng mà cũng đổi đi chỗ khác, nhưng mà lâu hơn chút. Chứ không phải nói bữa nay, cái ngày mai đi rồi. Sư Phụ nói thôi đi cũng được. Đi rồi qua chỗ khác rồi, cũng viết thư nữa. Biết nói gì không? “Một năm, hai năm cho con trở lại chỗ kia đi”.

Chỗ này sung sướng quá, chắc chuyện làm việc nhẹ nhàng quá, không có đủ sự hoạt động, kích động hay là những cái sự mà dùng được đầu óc thông minh của mình. Chao ôi… Nhàm rồi! Chán rồi! Mệt. Chán rồi! Bên kia thì làm nhiều, mệt, bên này thì nhàn quá, chán. Sư Phụ nói hồi đó muốn làm việc nhàn hạ, không muốn bị tranh chấp. Bây giờ qua bên đây rồi, còn lên quan nữa chứ; không phải qua đó là qua không. Lên cấp nữa là sướng quá rồi, cũng không chịu. Sư Phụ nói làm đâu làm hết mình thôi. Sau này biết rồi, viết cho Sư Phụ, nói: “Ờ, đúng rồi làm ở đâu cũng vậy. Chỉ nghĩ cho dân cho nước mà thôi. Đó là lý tưởng của tôi hồi mới đi ra muốn làm quan. Lý tưởng của tôi là muốn phục vụ quốc gia, phục vụ đồng bào”. Thì thôi đúng rồi. Vậy rồi.

Mình có được cơ hội để làm điều mong ước của mình, thì ở đâu mình cũng làm đúng như vậy là xong rồi.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
35:22

Tin Đáng Chú Ý

119 Lượt Xem
2024-12-21
119 Lượt Xem
2024-12-21
188 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android