Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Giúp Đỡ Và Tình Thương Vô Điều Kiện Là Giải Pháp, Phần 9/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Người Âu Lạc (Việt Nam) … họ dùng rau thơm cách khác. […] Để tôi chỉ quý vị biết một chút về cách dùng rau thơm nói chung. Nếu dùng không đúng cách, thì sẽ không ngon. […] Ví dụ, món chả thuần chay mà quý vị đưa cho tôi hôm nay thì nên ăn với loại rau thơm đó, nhưng lại đưa cho tôi loại khác. Ăn không hợp. Và có một số rau thơm, quý vị không thể ăn sống. Vì ăn sống không ngon. Thế thôi – không ngon chút nào.

(Kính chào Sư Phụ.) Chà! Ban làm việc nhiều người vậy à. Từ đâu tới? (Dạ Đài Trung.) Đài Trung. (Dạ.) (Tất cả đều từ Đài Trung.) Đài Trung. (Dạ Đài Trung.) Còn những người khác? (Tất cả đều đến từ Đài Trung.) Tất cả đều đến từ Đài Trung à? (Dạ.) (Vâng, đến lượt Đài Trung làm bếp.) Vậy à? (Dạ.) Ôi chao! Cần rất nhiều người để chúng ta có thức ăn! Cảm ơn quý vị đã làm việc vất vả. Nhưng hôm nay dễ hơn rồi ha? (Dạ đúng.) Ngày hôm kia thì hơi gấp gáp hơn một chút – hơi gấp một chút. Quý vị ổn chứ? (Dạ ổn.) Tôi thương quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Có thể nhìn một cái là được rồi. (Dạ.) Người Đài Loan (Formosa) gặp tôi thường xuyên. (Dạ. Vâng.) Sư Phụ còn có việc phải làm. Nếu không, tôi có thể ở lại ăn tối.

Quý vị nấu ăn ngon. Mọi người đều nói rất ngon. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Đôi khi tôi để lại rất nhiều thức ăn trên đĩa. Không phải vì không thích thức ăn quý vị nấu. Chỉ là đôi khi cảm thấy không muốn ăn. Không phải là quý vị nấu ăn không ngon. Tất cả họ đều khen quý vị. Quý vị thực sự nấu giỏi. Họ nói: “Ngon-ngon! Ngon! Ngon!” Ngay cả các phụ tá của tôi cũng nói vậy. Và người nước ngoài cũng nói như vậy. Tôi lo là họ ăn không quen. Bởi vì chúng ta là người Hoa, và đang ở một nơi hẻo lánh. Chúng ta nấu đơn giản. Thành ra tôi lo là các phụ tá người phương Tây có thể ăn không quen. Nhưng rốt cuộc họ còn nói: “Chà! Rất ngon! Ngon!” “Ngon-ngon!” Như thế đó. Ngày nào họ cũng nói như vậy. Điều đó làm tôi rất vui. Cảm ơn quý vị rất nhiều.

Người Âu Lạc (Việt Nam) … họ dùng rau thơm cách khác. Cách quý vị dùng không đúng lắm. Bây giờ trong tủ lạnh có các loại rau thơm khác nhau không? Có không? (Dạ có.) Lấy ra đây đi, và tôi sẽ chỉ cho. (Các rau thơm. Hãy đi lấy rau thơm.) Để tôi chỉ quý vị biết một chút về cách dùng rau thơm nói chung. Nếu dùng không đúng cách, thì sẽ không ngon. (Dạ.) Đó là lỗi của tôi. Tôi không có thời gian chỉ quý vị cách dùng. Không phải lỗi của quý vị. Quý vị người Đài Loan (Formosa) ít dùng rau thơm mà. Nhưng tôi thấy quý vị có mua, và thỉnh thoảng quý vị đưa cho tôi một ít. Tuy nhiên, quý vị thực sự dùng không đúng cách. Hiểu không? Ví dụ, món chả thuần chay mà quý vị đưa cho tôi hôm nay thì nên ăn với loại rau thơm đó, nhưng lại đưa cho tôi loại khác. Ăn không hợp. Và có một số rau thơm, quý vị không thể ăn sống. Vì ăn sống không ngon. Thế thôi – không ngon chút nào.

Không phải chỉ có loại đó thôi. Có rất nhiều loại khác nhau, không phải chỉ có một loại thôi. Quý vị có gì thì đem hết ra đây. Chỉ có mỗi hai loại đó thôi à? Được, được. Đem đến, đem đến! Có bao nhiêu đưa hết bấy nhiêu. Hôm nay không nhiều, ờ được. A! Rau bạc hà, tốt. Rau này hợp với… (Rau bạc hà.) Rau bạc hà. Loại này ít nhiều sẽ hợp với bất kỳ món nào, tựa như vậy. Chả giò (thuần chay) … không phải chả giò (thuần chay). Chả giò (thuần chay) … không phải chả giò chiên (thuần chay), mà là gỏi cuốn sống. Những loại rau này hợp với nó. (Gỏi cuốn (thuần chay).) Gỏi cuốn (thuần chay). Đúng, chúng sẽ hợp với rau này, không phải rau kia. (Ồ.) Rau này, rau này. Hiểu không? Chả giò (thuần chay), gỏi cuốn (thuần chay). Rồi. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Nó cũng sẽ hợp với sa-lát. Đừng cho rau này vào món sa-lát này. (Dạ.)

Rau này hợp với… rau này là ngon nhất. Rau này là ngon nhất. Giò lụa (thuần chay) Âu Lạc (Việt Nam) đó, quý vị biết không? (Dạ biết.) Nó tròn như hình trụ và có màu trắng. Mà quý vị cắt thành lát nhỏ. Đôi khi cắt nó làm đôi – hình bán nguyệt. (Dạ.) Hình dạng ban đầu là hình tròn. Quý vị thường cắt nó cho Sư Phụ, đôi khi thành những lát bán nguyệt, là hợp với rau này nhất. Kết hợp món này với… Muối và… (Tiêu.) Tiêu, đúng rồi. Để rau đó vào món kia, và rồi ăn rau này.

Rau này khó dùng với những thứ khác. Hoặc có thể ăn nó với… gọi là gì? Vịt và gà thuần chay… (Dạ vịt thuần chay.) Vịt thuần chay. Gà vịt thuần chay. Vịt và gà thuần chay hợp với rau này. Nếu chưa nấu chín, sẽ thấy nguyên mùi vị hơn. Chỉ ăn rau này, và… thêm một chút muối và tiêu là được.

Và món như khói, hun khói… (Dạ rau bạc hà.) Hun khói. (Húng quế Trung Quốc. Thưa rau này ạ?) Không, không phải. (Húng quế. Hương xuân.) Có một số thịt thuần chay như gà vịt thuần chay, nhưng chúng được hun khói. Chúng có vị khói. (Dạ hun khói.) Thực phẩm hun khói. Rồi họ dùng một chút cốt chanh. Anh ổn chứ? (Dạ ổn.) Cũng có thể ngồi đây nếu muốn. (Dạ không sao.) Ngồi đây. Quý vị phải ép vào. (Dạ không cần, không cần.) Rồi. Một ít nước cốt chanh và muối, và, gọi là gì nhỉ? Tiêu đen. Cho cái này và cái kia vào chảo rán. Hoặc thêm một ít dầu chưa nấu và trộn chúng lại với nhau để ăn. Hiểu không?

Sao tôi lại nói những điều đó nhỉ? (Sư Phụ đang dạy chúng con làm món ăn nào hợp với rau gì.) À. (Cách dùng các loại rau thơm cho ra mùi vị ngon nhất.) Đúng, đúng. Đây là những loại đặc biệt hơn. Loại rau thơm này hợp với mọi thứ. (Dạ đúng. Dạ, vâng.) Ăn sống rất ngon, mà nấu với những thứ khác cũng ngon. Bỏ thêm một chút để vị đậm đà hơn, hiểu không? Đôi khi tôi không thấy muốn ăn, nhưng quý vị đưa cho tôi một ít rau thơm, thì tôi ăn những thức ăn đó cùng với rau thơm, cũng thấy ngon.

Và rau này… nó kén hơn. Rau này khó dùng hơn. Nó chỉ hợp với vịt thuần chay, gà thuần chay và chả lụa (thuần chay) Âu Lạc (Việt Nam). (Dạ chả (thuần chay).) Chả lụa (thuần chay) của Âu Lạc (Việt Nam). Chỉ thế thôi. (Rau này có vị cay.) Vị cay. Đúng, nó hơi cay và hợp với món đó. Rau này ăn với đậu hũ trắng không ngon đâu. Không ngon miệng. Nên phải dùng đúng cách thì mới ngon. Nếu các thành phần không hợp với nhau, thì chỉ lãng phí thức ăn. Một số rau thơm Âu Lạc (Việt Nam) không dễ dùng với các món ăn khác. (Các rau thơm.) Có rất nhiều rau thơm khác ăn không hợp. Nếu thấy chúng, tôi sẽ nhắc quý vị.

Tôi không bao giờ nói gì về các món quý vị đem cho tôi. Không bao giờ. Tôi chỉ ăn hoặc không ăn thì để sang một bên – không cần phê bình. Tôi nghĩ vậy đó. (Dạ hiểu.) Dù tôi không muốn ăn, thì nhìn một cái cũng tốt. Làm sao có thể cứ phàn nàn khi mọi người phục vụ mình tận tình như vậy? Cho nên quý vị cứ chuẩn bị đại, và tôi cũng nhìn đại. Tôi không ăn đại. Chỉ nhìn đại thôi. Sau đó, tôi gửi trả lại. Tôi không chê quý vị không giỏi hay bất cứ gì. Chỉ là tôi không quen thôi.

Một số loại gia vị chỉ ngon khi nấu với súp. Nhưng loại rau thơm này làm món súp nào cũng ngon, dù quý vị cho vào nhiều. Phải không? (Dạ phải.) Nếm thử xem, thử xem. (Dạ.) Nó sẽ làm mùi vị thêm đậm đà. Nếm thử xem. (Dạ.) Đài Loan (Formosa) chúng ta có rất nhiều loại rau này. (Dạ đúng.) Và nó rất rẻ, đúng không? (Dạ.) Đừng tiết kiệm quá. Không tốn bao nhiêu tiền. Bỏ một chút vào để mọi người ăn cho ngon. Tôi không biết quý vị đã quen với mùi vị hay chưa. (Dạ chúng con thích.)

Nếu cho vào sẽ thích hả? (Dạ thích.) Vậy tại sao quý vị không cho vào? (Chúng con đã cho vào chút ít, không nhiều.) Quý vị hầu như không cho vào chút nào. Đừng nói chút ít. Thỉnh thoảng tôi mới thấy một vài hạt – thậm chí không phải vài miếng, mà chỉ vài hạt. Có thế thôi. Quý vị dùng quá tiết kiệm, chỉ dùng có chút xíu. Chao ơi! Tôi mất một hồi lâu mới tìm thấy. “Ngươi ở đâu? Tìm không thấy”. Tôi có thể ngửi thấy, nhưng tìm không thấy. Rau này rất rẻ, và nó lành tính. (Dạ.) Đó là một trong những thứ hầu như lành tính. Nên có thể dùng nhiều hơn trong các món khác nhau, bất kỳ món nào. (Dạ.) Lạ thật. Được rồi. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Nhưng nếu quý vị không muốn cho vào, thì tôi cũng không thể làm gì. Quyền lực nằm trong tay quý vị. Tôi không thể đi vô. Nếu lén lút quanh đó, tôi sẽ bị đuổi ra ngoài. (Dạ không đâu ạ.) “Bà! Bà không thuộc nơi này”. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Chỉ có loại này là không thể cho vào mọi món. Nó không hợp với món sa-lát. (Dạ.) Rau này, quý vị có thể sáng tạo. Ví dụ, cắt nó thành những miếng nhỏ hoặc thái thật nhuyễn với những quả ớt đó. (Dạ ớt.) Những quả ớt xanh nhỏ. (Ồ.) Những quả ớt nhỏ xíu đó. Ớt rất nhỏ. Nhỏ xíu nhưng siêu cay. Có thể cắt chúng với nhau. Sau đó cắt một ít ớt xanh. Và cắt một ít… ví dụ như táo. (Dạ.) Cắt, cắt, cắt với nhau rồi thêm nước tương. Rồi, có thể ăn nó với các món khác. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Đó là cách dùng rất ngon. Nhưng có thể dùng bất cứ lúc nào, bất cứ cách nào quý vị muốn. Ăn sống cũng ngon. Cắt thành những miếng nhỏ kèm với những quả ớt xanh đó. Có phải là ớt xanh không? Những trái nhỏ xíu. Rồi cho một ít nước tương vào. Có thể ăn nó như vậy với những món khác. Đơn giản và ngon bất cứ lúc nào. Cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Được rồi. Hãy coi những gì tôi nói hôm nay là kinh Phật. Không có gì to tát, nhé? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Không dùng cũng không sao. Mọi người cũng sẽ ăn. Có lẽ chỉ có tôi là thấy không muốn ăn. Khẩu vị của tôi kém. Có lẽ già rồi. Nên kém đi. Thành ra mùi vị đậm đà thì ngon hơn. Cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cảm ơn sự ủng hộ và cống hiến của quý vị. Cảm ơn tâm cống hiến của quý vị. Nó là vô điều kiện, phải không? Có điều kiện không? (Dạ không!) Nếu quý vị biết người nào có điều kiện ở đây, hãy mời họ đi về. Mời họ đi về. Được rồi. Cảm ơn quý vị. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.)

Và một điều nữa. Trước đây… Bây giờ quý vị nấu cháo rất ngon, không loãng như trước. Cháo lẽ ra không nên loãng như vậy; nếu không, nó sẽ giống như súp. Hiểu không? Nếu nó quá loãng… Ở đây chúng ta có ban làm việc. Họ phải đi ra ngoài làm việc cả ngày. Nhất là vì trời mùa đông, tôi chỉ phê bình quý vị một lần. Mùa đông, người Hoa thích ăn cháo hơn. Rất nhiều người thích cháo; họ đều ăn cháo. Nhưng cháo gì mà toàn là nước – rất nhiều nước mà rất ít gạo. Họ ăn như vậy và sau đó khi đi ra ngoài họ sẽ cảm thấy lạnh. Bên ngoài trời nhiều gió, và chẳng mấy chốc bụng của họ… (Đói.) Như vậy không tốt. Bây giờ cách quý vị nấu cháo tốt rồi. Không quá loãng nữa. (Dạ.) Thế thôi; mọi thứ khác đều ổn. Thêm rau thơm thì càng tốt, nếu không thêm thì cũng sống được. (Dạ.) Cảm ơn. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) 99,999% là ổn. Chỉ có rau thơm là dùng không đúng lắm. Vì lớn tuổi nên tôi hơi kén ăn. Ớt, có lẽ. Nhưng chỉ làm phiền quý vị một lần, mỗi ngày một lần thôi, phải không? (Dạ.) (Dạ không phiền ạ. Dạ không.) (Dạ không.) Được. Không, vậy tốt. Được rồi. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Phật gia hộ quý vị. (Dạ. Xin Sư Phụ bảo trọng.) Công đức vô lượng. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Tạm biệt Sư Phụ. Hẹn gặp lại Ngài.) (Tạm biệt Ngài!)

Ban làm việc à? (Nhân viên làm việc hả?) (Một người cao niên.) Người cao niên không thể vào bên trong nghe giảng sao? (Dạ không, họ không vào.) Hả? (Bởi vì không tiện cho họ đi vệ sinh.) (Vì nhà vệ sinh…) (Nên, họ không thể.) Ồ, vậy à. Vậy thì tôi sẽ đi qua đó nhìn mấy người cao niên.

Này, người lớn tuổi đang đến gặp người lớn tuổi. Thật hoàn hảo. Quý vị người già nhìn tôi người già thật tuyệt. Tới đây, tới đây! Quý vị đứng cũng được. Nếu ngồi không tiện thì đứng. Không sao đâu, cứ đứng đi. (Đứng.) Không sao đâu! (Đứng. Đứng.) Đứng cũng được. Đến đứng cùng với mọi người. Lỡ bị ngã, họ sẽ đỡ quý vị. Lại đây. Đến gần hơn một chút. (Đến gần hơn, đến gần hơn.) Ngồi xuống, ngồi xuống. Được, được rồi. Được rồi! Đừng chen lấn. Đừng lợi dụng cơ hội để chen vào.

Được rồi. Ổn chứ? (Dạ ổn!) (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Nếu không thấy thì chạy lên phía trước. Những người thấp như tôi thì chạy lên phía trước. Những người ở phía sau đến đây. (Dạ.) Nhìn thêm vài cái. Quý vị không cần ngồi xuống. Không sao, miễn là quý vị đứng thoải mái thì được. Chúng ta là người già mà, phải, đi lại không dễ dàng. Đôi khi tôi cũng vậy. Khi trời mưa quá nhiều, hoặc mùa đông trời lạnh, đầu gối chúng ta sẽ phàn nàn lập tức.

Quý vị ổn chứ? (Dạ ổn.) Ngồi đây tốt hơn phải không? (Dạ phải.) Giống như đi xem phim, phải không? (Dạ đúng ạ.) Có thông dịch rõ không? Quý vị cũng có chứ? (Dạ có.) Có thông dịch hả? (Dạ có.) Quý vị có nghe rõ không? (Dạ, rất rõ.) Tốt lắm. Tốt lắm. Thời đại này chúng ta rất có phước. (Xin cảm ơn Sư Phụ. Thật tốt. Sư Phụ thật tốt.) Người cao niên đến đây! Đi lên phía trước! Đằng sau đó không thể nhìn thấy gì! Không thể thấy thì lên phía trước đây. Nếu ngại ngùng thì đừng đến.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (9/12)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-19
472 Lượt Xem
34:08

Tin Đáng Chú Ý

193 Lượt Xem
2024-11-18
193 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android