Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Phải Luôn Có Lòng Tôn Kính Minh Sư, Phần 3/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Một ngày nọ, vợ của Minh Sư Lahiri yêu cầu Ngài, vì đẳng cấp tâm linh của Ngài rất cao và mọi người đều đến tôn thờ Ngài, vậy Ngài hẳn có rất nhiều lực lượng, thì tại sao Ngài không thể cho bà ấy nhiều tiền hơn? Nghĩa là tại sao Ngài không thể giàu có. Gia đình của Ngài thì trung bình. Bà ấy muốn giàu hơn, nhiều tiền hơn. Thế là bà hỏi chồng. Chồng bà là một Minh Sư.

Tôi nghĩ mình có thể lái thuyền của mình đi chợ, tham quan các đảo khác hoặc làm những việc khác. Nên tôi mua một chiếc thuyền nhỏ. Lần đầu thì có người lái thuyền và tôi ngồi bên cạnh. Thì ổn. Sau đó, khi tự lái thuyền, tôi mới nhận ra, chao ơi, thật khác biệt! Đầu tiên, mình phải học cách lái thuyền từ thuyền trưởng hoặc ai đó. Mình phải học cách lái và vận hành con thuyền. Mình phải có người dạy, giống như khi học lái xe vậy. Mình cần một người hướng dẫn. Nếu chiếc thiền rất nhỏ thì có lẽ không cần. Nhưng thuyền lớn hơn thì cần. Và nếu con thuyền lớn hơn nữa, thì sẽ phải học vài năm. Hiểu không? Học vài năm. Phải tham dự khóa học vài năm mới lái được. Đối với thuyền trưởng thì khác.

Thuyền của tôi nhỏ, chỉ để đi chợ. Tôi tưởng đâu nó sẽ thuận tiện. Họ nói rằng nó được gọi là taxi trên nước. Nên tôi sẽ không cần đi taxi. Tôi có thể tự lái thuyền. Ồ! Tôi đã lái, nhưng lại không thể tìm được đường về. Nhìn thì tưởng dễ. Tôi tưởng mình biết đường. Đi theo hướng này, rồi sau đó quay về hướng ngược lại. Thế mà làm sao tôi bị lạc? Nếu ngồi trên xe, mình có thể dừng lại hỏi người khác. Nhưng trên mặt nước, không có ai để mình hỏi. Ôi! Tôi đã mất một lúc lâu tự hỏi không biết phải làm gì. Rồi một chiếc thuyền nhỏ đi ngang qua và người đó dẫn tôi về. Tôi xấu hổ quá. Anh ta biết đường nên dẫn tôi về. Đó là chuyến đi đầu tiên của tôi.

Chuyến thứ hai, tôi đi một mình, nghĩ mình sẽ không lạc nữa. Một mình lái thuyền cảm thấy rất tự do tự tại. Rất vui khi được tự do thảnh thơi trên đời. [Nhưng] đó là hoán tưởng. Đi được nửa đường, động cơ ngừng hoạt động. Chiếc thuyền không đi nữa. Nó không có vấn đề gì hết. Đó là một chiếc thuyền mới! Và nó có đủ xăng. Chiếc thuyền nhỏ muốn nghỉ ngơi và nó cứ thế dừng lại. Không báo với tôi trước, nó chỉ dừng lại. Tôi bị mắc kẹt ở đó. Thực sự là xấu hổ! Không biết phải làm gì. Cứ cố gắng khởi động nó, nhưng nó không chạy. Tôi chỉ ngồi trên thuyền. Đã đến lúc tìm kiếm thiên thần rồi. Không có ai xung quanh. Sau đó, có lẽ thiên thần đã đáp ứng. Một người láng giềng nhìn thấy tôi. Tôi không biết sao, nhưng anh ấy nhìn thấy tôi từ rất xa. Có lẽ anh ấy đang dùng ống nhòm để xem thứ gì đó. Anh ấy thấy tôi. “A?” Anh lái một chiếc thuyền ra và kéo thuyền tôi trở về. Đó là lần thứ hai. Quả là quá vui khi tự do thảnh thơi trên đời. Tuyệt vời!

Và lần thứ ba, tôi không muốn nghĩ tới nó nữa. Tôi chỉ để thuyền neo đậu ở đó. Tôi nói với người láng giềng, “Có thuyền cũng chẳng ích gì. Nó chỉ neo đậu ở đó và cần được bảo trì. Thật xấu hổ,” tôi nói với anh. Anh ấy nói không sao. Láng giềng đều như vậy. Họ mua một chiếc thuyền và sau đó để ở đó. Một năm họ sử dụng khoảng hai, ba lần. Hoặc họ thường mua thuyền lớn, bởi vì họ giàu có. Họ có thuyền trưởng riêng để lái thuyền cho họ.

Cho nên, thấy là một chuyện, làm là chuyện khác. Giống như một số quý vị. Tôi không nói quý vị. Một số đồng tu chưa tu hành bao lâu mà đã tự cho mình là Minh Sư Đẳng cấp Thứ Chín. Trung Quốc có một đồng tu như vậy. Đài Loan (Formosa) cũng có mấy người. Quý vị không biết làm Minh Sư đau khổ như thế nào đâu. Khó hơn nhiều so với lái thuyền. Tôi cảnh báo quý vị, tốt nhất là đừng làm Minh Sư. Làm đệ tử là được rồi. Hãy ngoan ngoãn tu hành tốt. Tôi chân thành nói với quý vị điều này. Khổ lắm đó. Ngoài ra, người ta sẽ không biết ơn lắm đâu. Họ sẽ coi nhà của mình như một khách sạn. Nếu nhà mình không có đủ phòng vệ sinh, họ sẽ phàn nàn với mình. Nếu phòng vệ sinh trông không đẹp, họ cũng sẽ phàn nàn. Họ đến để xem mình làm gì, rồi phê bình điều này điều kia, “Minh Sư mà sao thế này, Minh Sư mà sao thế kia?” Họ làm một cái khung và mang đến đây. Nếu vị Minh Sư quá mập, quá to, không vừa với cái khung, thì họ bắt đầu phê bình. Họ bắt đầu phê bình. Quý vị không biết rằng tôi đau khổ không chỉ bên trong, mà cả bên ngoài nữa. Ví dụ, càng nhiều đồng tu đến, thì nghiệp chướng sẽ đến. Một số đồng tu đến gần, và ngay lập tức… Nếu anh ta làm việc gì đó cho người được gọi là Minh Sư, thì Minh Sư phải cho anh ta một số công đức, rất nhiều điểm tâm linh.

Nhưng Minh Sư cũng bị mệt mỏi hoặc kiệt sức. Nếu một đồng tu khác nhìn thấy vậy, anh ta sẽ thắc mắc Minh Sư mà sao lại lười biếng như thế. Minh Sư mà sao lại bị bệnh? Sau đó, anh ta sẽ không muốn làm việc, và muốn kéo Minh Sư ra, muốn Minh Sư làm việc theo kỳ vọng của họ. Minh Sư sẽ không được nghỉ ngơi. Không thể làm bất cứ điều gì mà họ không thích. Mọi thứ rất khó khăn. Minh Sư không chỉ đau khổ bên trong, mà cả bên ngoài nữa.

Ngay cả đệ tử cũng không hiểu điều đó. Lần trước tôi đã nói với quý vị là Chúa Giê-su bị phê bình vì có người xoa bóp chân cho Ngài. Chúa Giê-su đi chân không và có nhiều vết trầy nứt trên chân Ngài. Chân có thể bị đau, và rồi có người đã giúp thoa chút dầu. Có lúc chân chúng ta bị đau, chúng ta cũng bôi chút dầu lên đó. Khi quý vị làm vậy, đâu có ai nói gì. Nhưng khi Chúa Giê-su Ki-tô thoa một chút dầu, người ta lên án Ngài, nói, “Sao Ngài hoang phí như vậy? Thế giới còn nhiều người nghèo khổ. Sao Ngài có thể hoang phí dùng dầu xoa?” Thật vớ vẩn.

Cũng như lần trước. Sau khi đến đây, tôi nói sẽ nghỉ ngơi trước. Đồ đạc chưa đến. Quý vị cũng chưa đến. Tôi nói hôm đó tôi ngủ được. Sau hai ngày, tôi nói vẫn còn rất mệt. Rồi có người nói, “Nhưng Ngài đã ngủ ba đêm rồi! Ngài đã ngủ ba đêm rồi. Sao Ngài vẫn còn thấy mệt?” Anh ta nói với thái độ coi thường. Mỗi ngày quý vị và cả thế giới đều ngủ rất ngon. Tôi hiếm khi có cơ hội để ngủ, và mặc dù chỉ ngủ ba đêm, tôi đã bị phê bình. Thấy không? (Dạ vâng.)

Ai còn muốn làm Minh Sư nữa? Giơ tay lên. Tôi sẽ trao cho quý vị ngay, chúc phúc quý vị ngay, giới thiệu quý vị với mọi người, và tôi sẽ nghỉ hưu. Chịu không? (Dạ không.) Quý vị không biết đâu. Nếu làm Minh Sư là điều tuyệt vời thì đã có rất nhiều Minh Sư rồi. Nhưng [xưa nay] đâu có nhiều. Chỉ có Chúa Giê-su và Đức Phật đi xuống. Mỗi thời đại có một hoặc hai Minh Sư. Không thể có nhiều. Quý vị thấy trong kinh Phật khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Thiên Địa, thiên thần, thần linh, những vị thần cao thấp đều tán thán Ngài vì có thể làm những điều không ai khác làm được. Thấy không? (Dạ vâng.) Nhìn thì thấy không có gì. Dường như ngày nào Ngài cũng đi khất thực và khi trở về thì Ngài ăn thức ăn cúng dường. Rồi Ngài ngồi giảng pháp cho mọi người. Ngài cho người ta tán thán và cho họ quỳ để tỏ lòng tôn kính Ngài. Người ta cúng dường Ngài một, hai bát cơm gạo lức hoặc vài gói bột đàn hương. Thế thôi. Cho nên người ta nghĩ làm Minh Sư, làm Phật đơn giản lắm. Chỉ có Thiên nhân mới biết [việc đó] gian khổ như thế nào. Thành ra họ mới tán thán Đức Phật. Mới nói Phật Thích Ca Mâu Ni có thể làm được những việc mà người khác không thể. Cả Thiên Đàng lẫn địa ngục đều tán thán Ngài. Thiên Địa đều tán thán Ngài. Chỉ họ mới biết [Minh Sư] gian khổ như thế nào. Đôi khi họ rơi lệ, khi nhìn thấy Minh Sư phải chịu quá nhiều gian khổ. Nhưng họ không thể giúp đỡ.

Đó là con đường của Minh Sư. Nó phải như vậy. Minh Sư ban công đức cho người khác, còn bản thân Ngài gánh chịu đau khổ. Đừng tưởng rằng dễ dàng. Đôi khi mình thực sự không thể nói với người khác về nỗi khổ của mình. Không thể nói với ai. Nếu Minh Sư có chồng hay vợ ở bên cạnh, họ sẽ hiểu Ngài phần nào. Bởi vì họ luôn luôn ở cạnh Minh Sư, họ biết tất cả mọi điều. Nhưng người bên ngoài không biết. Các đệ tử đến rồi đi, chỉ để nhìn thoáng qua tướng mạo xinh đẹp của Minh Sư. Họ không hiểu những điều Minh Sư làm đằng sau hậu trường, đằng sau cánh cửa, hoặc khuất tầm mắt của họ. Quý vị không thể thấy những điều Minh Sư làm. Thật khó để thấy những gì Ngài làm mà không làm. Nhưng rồi có một số Minh Sư... Thông thường Minh Sư ở Ấn Độ, họ kết hôn. Họ kết hôn như người bình thường. Ví dụ, sau khi quý vị được Minh Sư truyền Tâm Ấn và tu hành, vì quý vị còn trẻ, có lẽ quý vị vẫn kết hôn. Mọi người đều như vậy. Rồi sau này, có thể Thiên Đàng muốn quý vị và chọn quý vị làm Minh Sư. Nhưng quý vị đã có vợ con rồi. Vậy cũng không sao. Quý vị vẫn có một gia đình ấm áp và ủng hộ. Quý vị có người nào đó hiểu quý vị.

Nhưng không phải tất cả Minh Sư đã kết hôn đều được [vợ] hiểu. Không nhất thiết như thế. Có một cuốn sách về Yogananda. ‘Tự Truyện Của Một Yogi.’ Trong sách, Ngài viết về Sư Phụ của Ngài. À, không phải Sư Phụ của Ngài, mà là Sư Phụ của Sư Phụ Ngài, Ngài Lahiri Mahasaya. Một ngày nọ, vợ của Minh Sư Lahiri yêu cầu Ngài, vì đẳng cấp tâm linh của Ngài rất cao và mọi người đều đến tôn thờ Ngài, vậy Ngài hẳn có rất nhiều lực lượng, thì tại sao Ngài không thể cho bà ấy nhiều tiền hơn? Nghĩa là tại sao Ngài không thể giàu có. Gia đình của Ngài thì trung bình. Bà ấy muốn giàu hơn, nhiều tiền hơn. Thế là bà hỏi chồng. Chồng bà là một Minh Sư. Có lẽ bà ấy tự nhủ trong đầu, không biết nữa. Theo lời kể của vợ Ngài, bà ấy nhìn thấy chồng bà lơ lửng trên trần nhà nhìn xuống nói chuyện với bà. Vị Minh Sư, hay chồng bà, đã khai ngộ, bay lơ lửng trên không trung và nói với bà, “Tôi không là ai cả. Tôi vô danh. Làm sao tôi có thể đem lại của cải cho bà?” Vậy thôi.

Từ hôm đó, bà không dám đòi hỏi gì nữa. Bà càng khâm phục chồng hơn. Bà đối xử với Ngài như một Minh Sư, chứ không phải như một người chồng trần tục. Kể từ ngày đó, Ngài không còn ngủ chung giường với vợ. Ngài ở dưới lầu với các đệ tử của Ngài. Mỗi ngày Ngài ở bên họ và ngủ ở tầng dưới. Ngài không lên lầu ngủ với vợ nữa. Chuyện này là từ sách [Tự truyện] đó. Cho nên, không phải Minh Sư nào cũng may mắn cưới được một người vợ tốt. Nhưng vì Ngài lập gia đình trước khi trở thành Minh Sư, nên có thể lúc đó vợ Ngài không có thói quen tốt. Sau khi Ngài trở thành Minh Sư, bà vẫn giữ những thói quen cũ và không thể thay đổi.

Có một vị Minh Sư khác, có lẽ tên là Ramdas. Ngài cũng viết một cuốn sách. Có lẽ Ngài không viết, có lẽ các đệ tử của Ngài viết và Ngài đứng tên là tác giả. Ở Ấn Độ là như thế. Quý vị làm điều gì mà liên quan đến Minh Sư của mình, quý vị đều để tên của Ngài. Quý vị không nói mình đã viết bởi vì quý vị nghe những câu chuyện đó từ Ngài. Ví dụ, quý vị nghe Ngài kể chuyện rồi viết ra. Quý vị sẽ để tên Ramdas là tác giả. Nhưng vị Minh Sư chắc chắn không viết những câu chuyện đó. Có thể trong lúc vui vẻ Ngài đã kể một số chuyện với các đệ tử. Rồi họ ghi chép lại mấy chuyện đó và đưa chúng vào sách. Có những câu chuyện tương tự trong sách đó. Vợ của Ngài… Ngài đã từ bỏ xã hội và đi xuất gia. Ở Ấn Độ, sau khi họ 50 tuổi, một số đàn ông đi theo con đường riêng của họ. Họ chia tay gia đình vợ con, và rời khỏi nhà để trở thành nhà sư lang thang. Một số trở thành nhà sư lang thang, một số vào chùa để trở thành nhà sư.

Vị Minh Sư trong sách đó đã khai ngộ. Thỉnh thoảng Ngài về nhà, hoặc vợ Ngài đến thăm để xin Ngài tiền. Bà xin tiền vì con gái họ đã lớn. Bà xin tiền để làm của hồi môn cho con gái họ. Trước lễ cưới, cô dâu phải mua đồ đạc trong nhà và những thứ khác. Vợ Ngài muốn tiền cho việc đó. Tức là cô dâu phải đem đồ về nhà chồng. Chỉ một lần đó thôi. Rồi hai vợ chồng chung sống với nhau. “Con gái của anh đã lớn và sắp kết hôn. Ở nhà chúng ta không có tiền. Anh làm cha kiểu gì vậy? Anh không thể không lo gì cả. Anh phải yêu cầu các đệ tử của anh quyên góp một số tiền cho hôn nhân của con gái anh. Nếu không, ai mà muốn nó. Chúng ta nghèo vậy, ai mà cưới nó?”

Nhà sư trả lời, “Ồ! Đừng bận tâm. Thượng Đế sẽ chăm sóc nó. Tôi không có tiền!” Vậy đó. Ngài không quan tâm. Ngài không để ý. Kết hôn hay không đối với Ngài cũng như nhau. Ngài nói rằng nếu cô con gái nên kết hôn, Thượng Đế sẽ chăm sóc việc đó. Nếu định mệnh của cô con gái là không được kết hôn, thì cứ kệ thôi! Cho nên Ngài nói, suy nghĩ của người phàm thật khó thay đổi.

Tôi kể quý vị nghe những chuyện này để quý vị thay đổi quan niệm của mình. Quan niệm của quý vị phải đúng đắn. Con đường tu hành khác với con đường của thế gian, và kết quả cũng khác. Lối sống và cách suy nghĩ cũng khác nhau. Tôi cảm thấy rằng đoàn thể của chúng ta cũng vậy. Nếu tôi làm việc với bất cứ ai một thời gian, chỉ vài ngày, chứ chưa nói là lâu hơn, họ sẽ coi tôi như một trong mấy cô gái khác. Thái độ của họ sẽ thay đổi. Sẽ trở thành “Bạn và tôi.” Rồi họ sẽ đối xử với tôi như một người trong quý vị. Vậy cũng được. Không sao. Nghĩa là tôi không đáng sợ lắm. Nghĩa là Sư Phụ của quý vị thật đáng yêu. Không ai sợ tôi cả. Quý vị cảm thấy dễ dãi với tôi. Tuy nhiên, quên mình là ai thì không sao, nhưng không được quên Minh Sư là ai. Nếu quý vị quên Ngài, quý vị sẽ chặn Lực Gia trì của Ngài. Quý vị sẽ tự tách mình ra khỏi Ngài. Sẽ xây một bức tường xung quanh mình. Như thế không có lợi cho quý vị. Quý vị sẽ tạo nghiệp xấu cho chính mình nếu quý vị đối xử tệ với Ngài. Quý vị sẽ càng tạo nghiệp nặng hơn nữa. Có rất nhiều chuyện như thế đó.

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/5)
1
2023-01-26
5230 Lượt Xem
2
2023-01-27
3994 Lượt Xem
3
2023-01-28
4608 Lượt Xem
4
2023-01-29
4161 Lượt Xem
5
2023-01-30
4039 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-11-19
472 Lượt Xem
34:08

Tin Đáng Chú Ý

193 Lượt Xem
2024-11-18
193 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android