Lúc nào tôi cũng cho mọi người cơ hội, đó mới là vấn đề. Thành ra tôi mới khổ. Nhưng không sao. Mình phải trả cái giá cho mọi thứ. Ai nói “Tình thương không mất mát gì” là người đó ngu ngốc. Tình thương làm tôi mất đủ thứ! Đủ mọi thứ mà có thể tưởng tượng trên thế gian này. Ngoại trừ trái tim tôi. Không bao giờ mất cái đó. Nó luôn luôn còn đó. Không ai lấy đi được. Dù tôi thất vọng đến cỡ nào, người ta làm tôi đau lòng cỡ nào, hoặc rời bỏ tôi, hoặc nghiệp của họ gây khổ nhọc cho tôi, nhưng tôi không mất trái tim. Tôi có thể mất tiền, mất nhà, hoặc gặp rắc rối, hoặc thỉnh thoảng giận dữ, nhưng tôi không mất con tim.
Sao? (Thưa Sư Phụ, một truyện chợt hiện lên trong đầu con về Abraham, Thượng Đế yêu cầu ông hy sinh đứa con trai của ông trên bàn thờ.) Ai cũng biết truyện đó. Nhưng cô sẽ làm vậy không? (Rồi toàn thể kinh nghiệm ở LA (Los Angeles), con cảm thấy như vậy. Cảm thấy như Thượng Đế hỏi con: “Ngươi có sẵn lòng hy sinh con của ngươi không?” Và con phải rời khỏi LA với cảm giác rằng lúc đó con) Cô chưa làm được. (chưa thể làm được.) Hiểu, ờ. Ừ, đúng. Đứa con là cái ngã của cô, thấy không? Đứa con đó là ngã chấp của cô; cô phải “giết” nó. Nhưng cô không thể. Điều đó khó. “Tôi thích tóc tôi đen!”
Thật tình, cũng nói cô biết, tôi không thích tóc tôi vàng. Phiền phức quá! Thỉnh thoảng phải nhuộm, tôi ghét lắm. Có lẽ một, hai ngày đầu còn thấy vui, nhưng bây giờ thấy như một sự bó buộc. (Buồn cười là con lại thích Sư Phụ tóc vàng!) Vậy hả? (Dạ.) Tôi nghĩ mọi người thích, nên tôi cứ giữ vậy. (Dạ, con thích.) Ồ, tốt! Nhưng cô lại không thể nhuộm tóc vàng. (Thưa Sư Phụ, nó không hợp với con.) Phải, cô nói đúng. Khó lắm. Đừng làm. Nếu tóc đã vàng rồi, làm cho nó vàng thêm, chỉ cần gội đầu, rồi làm cho nó vàng thêm thì dễ. Vì dù sao cũng cần gội đầu. Nhưng nếu mình nhuộm vàng hoàn toàn từ tóc đen, thì mình phải nhuộm hoài, nhuộm hoài, thì sẽ mệt lắm. Tôi không khuyên ai làm như thế.
(Hơn nữa, thưa Sư Phụ, có một chị cũng từ Nam Phi, chị ấy đã dẫn chương trình một khoảng thời gian dài.) Cô ấy không có tóc vàng hả? (Dạ không. Ban đầu thì không. Chị ấy có mái tóc nâu tự nhiên như con.) Ồ, thật sao? (Và khi con nhìn thấy tình trạng tóc của chị ấy, cái ngã của con cũng hốt hoảng, và con nói: “Không! Không tóc vàng. Tôi không muốn đổi”. Bởi vì tình trạng tóc của chị ấy rất tệ, và tóc con rất mỏng, và sợi tóc rất nhỏ.) Hiểu. Ồ, hiểu rồi. (Toàn bộ tâm trí con hoảng loạn.) Nó sẽ mọc lại thôi, cưng. Nó sẽ mọc lại. Dù cô có cắt hết, nó cũng sẽ mọc trở lại. Trước đây tôi không có tóc. Tôi xuống tóc và bây giờ nhìn xem nó dài cỡ nào. Nhiều lần tôi cắt tóc ngắn, và bây giờ nó mọc dài đến nỗi tôi luôn phải quấn nó lên bởi vì (Dạ.) tóc dài, chuyện dài. Hiểu không? Chỉ là tóc sẽ mọc trở lại mà còn vậy. Đừng nói với tôi là quý vị không có ngã chấp nào.
Được, cô nói đi. (Thưa có vấn đề.) Không. (Nếu muốn bắt kịp chuyến bay này thì con phải đi bây giờ.) Ồ, vậy thì đi đi. (Dạ, được không ạ?) Được chứ, sao lại không? (Vậy con sẽ chờ tin Sư Phụ?) Ừ, có lẽ vậy. (Thực tế thì con không biết điều gì…?) Tôi thậm chí không biết tên cô. Làm sao liên lạc với cô đây? Có ai biết cô ấy không? (Dạ, con là liên lạc viên Scotland.) Được, tôi hy vọng… Sao cô không viết tên của cô xuống đi, phòng khi? Tất cả quý vị viết tên xuống đây, từng người một. Lỡ như quý vị phải đi, và phòng khi tôi gọi lại cho quý vị. Thế quý vị muốn tôi làm sao? Giữ quý vị ở đây hả? Dù sao quý vị cũng cần phải về với chồng, phải không? (Bây giờ con không biết điều gì xảy ra.) Tôi cũng không biết. Ý là quý vị phải về nhà, lo công chuyện, nói với chồng là quý vị sắp sửa đi này nọ, phải không? (Dạ.) Vậy sao còn hỏi tôi? Quý vị phải đi thì đi thôi! Rồi có lẽ quý vị thậm chí không muốn trở lại. Biết đâu được? Như vậy cũng tốt. Ít vấn đề hơn, phải không? Viết cho rõ ràng.
Ờ, có người vậy đó. Họ muốn làm thường trú, tốt thôi; ai cũng sẵn sàng rồi. Sau đó khi họ về nhà, có gì đó thay đổi. Bỗng nhiên gia đình đối xử với họ tử tế quá, trìu mến quá, quyến luyến quá đến nỗi họ không thể buông bỏ được! Mọi chuyện xảy ra khác. Quý vị sẽ thấy chồng thương mình hơn bao giờ hết, rồi quý vị sẽ coi còn nhớ tôi không, nhé? (Con sẽ nhớ.) Sẽ nhớ hả? Chắc là trong mơ. Người kế. Thử xem. Được rồi, tốt. Người kế! Mọi người cứ viết đi. Rồi, cảm ơn. Tạm biệt! Thượng lộ bình an. Không sao, tôi sẽ cho cô biết. Vậy nhé? (Dạ.) Hoặc có lẽ cô có thể hỏi ai đó ở Anh quốc coi có tin gì không. Có thể chúng ta sẽ thông báo trên Truyền Hình [Vô Thượng Sư]. Tin Mới Bay Sang… Vào giờ cao điểm! (Chào Ngài.) Chào cưng. Đi mạnh giỏi. Còn ai phải đi nữa không? Hãy viết tên và quốc tịch của quý vị nữa. Để tôi nhớ. (Ý Ngài là quốc tịch trong hộ chiếu?) Ừ, hộ chiếu, hộ chiếu. Hộ chiếu. Để tôi biết quý vị có được phép ở lại châu Âu hay không.
Rồi, còn gì nữa không, còn ai khác không? (Câu hỏi cho tất cả mọi người. Ai có thể giải thích chữ “hợp tác”?) Trời ơi. (Không có ai?) Anh vẫn còn đó hả? Anh đâu rồi? (Đây là điều quan trọng nhất mà quý vị phải tập luyện, để hợp tác với nhau.) Phải, đúng vậy. Rất đúng. Ôi chao ơi. Nghĩ lại, có lẽ anh không nên đi LA (Los Angeles). Bởi vì họ không có thời gian cho những loại triết lý này. (Dạ không phải triết lý, mà chỉ thực tế thôi.) Rất [thực tế]. Ừ. Có lẽ bây giờ cứ ở lại đó đi. Cái gì? Ai? Hợp tác? Không? (Dạ hợp tác.) Hợp tác với nhau, đúng không? Ai có thể giải thích? Nói đi. (Dạ chung sức.) Chung sức. (Dạ làm việc với nhau.) Ôi Trời ơi.
Còn ai nữa? Quý vị nói với họ về chính mình, và tại sao quý vị muốn đến, vân vân và vân vân… Ờ! Bây giờ có lẽ tới phiên phái nam. (Con đến từ Trung tâm Luân Đôn, con 30 tuổi. Con cảm thấy rằng nếu ở với Sư Phụ, con có thể tiến bộ hơn.) Người nào cũng nói điều tương tự. Trời ơi, nói cái gì hay hơn đi! (Con nghĩ Sư Phụ không cần chúng con giúp gì cả, nên con không thể cống hiến cho Sư Phụ cái gì ngoài chính mình, và hy vọng rằng con…) Chỉ chính anh thôi hả? (Dạ.) Sao ai đến với tôi cũng không có gì cả? Đâu có công bằng. Giả sử anh không tiến bộ khi đến với tôi, thì sao? Mục đích tan tành. Sao biết tiến bộ hay không, nếu anh ở với tôi? (Con tin rằng con sẽ tiến bộ vì con ở trong sự hiện diện của Thượng Đế.) Ừ, tốt. Tốt. Được rồi.
Lỡ như anh không cảm thấy tiến bộ thì sao? Bởi vì tiến bộ không phải là điều gì mà mình cảm thấy được! (Dạ đúng.) Biết không, hãy nhìn bao nhiêu quý vị đã tiến bộ, nhưng quý vị đâu có cảm thấy, ngoại trừ khi mình thật sự ngồi xuống, nhìn lại và cảm thấy: “Ờ, ở khía cạnh nào đó, mình có tiến bộ”. (Có thể con sẽ không cảm thấy, con không biết, nhưng chắc chắn con sẽ tiến bộ. Có điều con cảm thấy con đã đụng trúng bức tường, một chướng ngại, đó là con ít nghiêm túc, ít tinh tấn hơn trước, nên con nghĩ con cần…) Ít gì? (Ít tinh tấn hơn. Con cần được la rầy hơn, con cần thay đổi.)
Ồ, thôi! Ôi, thôi đi! Làm ơn đừng cho tôi cái đó! Đừng bắt đầu bằng cái đó! Quý vị thấy không, chưa chi anh ta đã kỳ vọng tôi huấn luyện anh ta theo kiểu xử sự mà thật tình tôi không thích. Tôi chỉ hy vọng rằng ai đến mà tôi không bao giờ phải la mắng nữa, mà bây giờ anh ta đụng ngay điểm yếu nhất của tôi. (Con xin lỗi Sư Phụ.) Ôi, Trời ơi! Tôi đã la rầy hết nổi rồi. Quý vị nghĩ tôi thích la rầy hả? Dù là lợi ích cho quý vị, Trời ơi, nó tiêu hao không biết bao nhiêu sức lực và sự an lành của tôi. Tôi ngày càng già đi là vì những chuyện đó. Nếu không la rầy quý vị, và không bị căng thẳng, có lẽ bây giờ tôi sẽ trẻ hơn nhiều, giống như thanh thiếu niên. Nhưng tôi già đi quá mau. Và nhiều khi tôi cảm thấy rất kiệt sức! Như thế là rất ích kỷ!
Còn anh thì sao? (Thưa, con sẽ trả lời cho câu hỏi này, tại sao con xin đến, không phải là vì ích kỷ, mà phải là vì một mục đích tốt. Nên là…) Ồ, xin lỗi! Lẽ ra tôi không nên bảo anh ta. Bây giờ bí mật bị lộ rồi. Bây giờ sẽ không ai nói: “Sư Phụ ơi, con muốn bị la rầy, con muốn được rèn luyện” nữa. Úi chà! (Dạ, thưa không…) Cũng may, chỉ còn lại vài người. Tại sao anh muốn đến ở với chúng tôi? (Chỉ là cơ hội Sư Phụ cho, thì con nên nắm lấy. Chỉ là…) Cơ hội gì? (Thưa, nếu mình thật sự thích gần người nào đó mà rất quan trọng đối với mình, vì tất cả mọi thứ mà mình nghĩ tới, và…) Tôi hiểu. Cơ hội nào đến thì anh nắm lấy. dĩ nhiên rồi. Thật ra đó là mục đích của mọi người. Nếu họ nghĩ họ có thể, thì họ nắm lấy.
Có ai chưa nói không? (Đằng sau đây, thưa Sư Phụ.) Rồi, đằng sau đó. Đưa cho anh chàng Âu Lạc (Việt Nam) ở đó. Quốc tịch gì? Na Uy? (Dạ Âu Lạc (Việt Nam).) Hộ chiếu. (Thưa hộ chiếu vẫn là Âu Lạc (Việt Nam).) Vậy làm sao anh sẽ ở lại…? (Nhưng con được thường trú ở Cộng hòa Séc.) Ở đâu? (Dạ Cộng hòa Séc.) Ồ. Séc. Vậy anh có thể ra khỏi nước đó và quay lại bất cứ lúc nào anh muốn? (Dạ đúng.) Vậy anh có thể ở lại khối EU (Liên minh châu Âu) bao lâu? Cũng vậy, đúng không? (Dạ, nhưng có tin vui là năm 2008, vào đầu năm, Séc sẽ mở cửa biên giới cho các quốc gia khối Schengen.) Cũng trở thành Schengen? (Dạ đúng.) Tuyệt vời, thêm một quốc gia Schengen nữa. Tôi thích thế. Nghĩa là anh có thể ở lại bất kỳ nơi nào trong khối EU. (Dạ.) Anh không cần phải xin thị thực để đến Áo (Dạ không.) hoặc nước nào?
Được phép ở lại bao lâu? Giấy phép đó có thời hạn bao lâu? (Ý Ngài nói sau này hay là…?) Được phép ở lại bao lâu? (Con nghĩ…) Anh có thể giữ nó được bao lâu? (Dạ con chưa xem lại. Con không biết mình có thể xuất cảnh bao lâu nhưng…) Vậy anh phải quay về Âu Lạc (Việt Nam)? (Ồ, ý Ngài là giấy phép ở Cộng hòa Séc? Ồ, con có giấy phép 15 năm.) Anh có thể ở lại châu Âu bao lâu? Cũng vậy, đúng không? (Dạ. Mỗi lần như khi hết hạn và…) Hết hạn gì, thời gian nào? (Khi hết hạn, thì con...) Khi nào hết hạn? 15 năm sau? (Dạ, năm 2015 sẽ là...) Ừ, hiểu rồi. Không phải năm nào anh cũng phải đi gia hạn? (Dạ không, không.) Được rồi. Tốt. Chỉ là không có hộ chiếu Séc, nhưng anh có giấy thường trú. (Dạ.) Vậy là giống nhau. Anh có thể làm việc ở đó; anh có thể sống ở đó. (Dạ.)
Sao họ không cho anh Quốc tịch Séc nếu anh là người tị nạn Âu Lạc (Việt Nam)? (Thật ra, con đã nộp đơn xin quốc tịch, nhưng lúc đó, con còn trẻ, khoảng 18 tuổi. Và ai đó, con không biết họ nói đùa hay gì đó, họ khiến con sợ: “Anh phải đi quân đội,) Ồ. (nếu anh có quốc tịch Séc”.) Hiểu. (Vì thế con nói: “Hiểu”. Và…) Nên anh không nộp đơn. (Dạ vâng.) Anh có thực sự phải đi lính không, nếu anh là người Séc? (Lúc đó, con tưởng là có, con phải đi lính. Nhưng con không nghĩ vậy. Nếu có thể vào một trường đại học và đi học, thì mình không phải đi lính.) Ồ, tôi hiểu rồi.
Còn ai nữa? Ừ, ừ, nói đi. (Kính chào Sư Phụ. Trên truyền hình ở Anh, có một chương trình tên là “Big Brother” [Anh Cả], khởi sự với 10 hoặc 11 thí sinh, và mỗi tuần, một người bị người ta bỏ phiếu loại ra khỏi nhà.) Vì hành xử không tốt. (Dạ, tất cả những gì họ làm đều bị quan sát rất chặt chẽ trên truyền hình.) Rất gì? (Trong nhà, tất cả những gì họ làm…) Công khai quan sát. (Mỗi hành động của họ đều bị theo dõi chặt chẽ.) Vậy, chuyện gì xảy ra? (Dạ, khán giả…) Họ cãi nhau? (Dạ họ cãi nhau, bởi vì chương trình “Big Brother” cho họ những việc khác nhau để họ làm…) Như là gì? (…gây áp lực cho họ.) Ồ! (Dạ, những công việc mà họ phải tương tác với nhau.) Ồ! (Và điều này khiến họ xích mích với nhau. Rồi khán giả bỏ phiếu để loại một người ra khỏi nhà. Nhưng con định hỏi vài điều. Thứ nhất, có lẽ câu hỏi này không quan trọng, nhưng có thể nào chúng ta gắn camera để coi những người này hành động như thế nào trong nhà không?) À, rồi chúng ta bắt đầu chương trình “Chị Hai” ha!
(Và con cũng xin hỏi mỗi thí sinh này, có ai nghĩ rằng họ vẫn ở trong nhà [Sư Phụ] sau 6 tháng hay không.) Ờ, quý vị có ai nghĩ rằng mình sẽ ở trong nhà tôi trên 6 tháng hay không? Người nào, giơ tay lên. Ai cũng giơ tay, ngoại trừ anh này. Không hả? (Con nghĩ con chưa có động cơ thích hợp.) Anh không biết. Được. Nhưng mấy người kia nghĩ là họ ở được trên 6 tháng. (Con còn một câu hỏi nữa.) Quý vị không biết. Ừ, hỏi thêm. (Mỗi thí sinh này xin cho biết họ có tính khôi hài hay không?) Quý vị nào nghĩ mình có tính khôi hài? (Hoặc người nào không có tính khôi hài?) Nếu nghĩ mình không có tính khôi hài, giơ tay lên. (Còn tùy trường hợp.) Tùy vào trường hợp. (Quý vị có tự cười mình được không?) Có cười mình được không? Thật hả? Thật sao? Thật tình? Tôi nghĩ anh phải tha cho họ, vì dù sao cũng không người nào biết họ đang làm gì. (Cảm ơn Sư Phụ.) Dù họ trả lời ra sao đi nữa, cũng chỉ là vô nghĩa. Thậm chí họ không biết họ đang nói gì! Hiện giờ họ không biết. (Con hy vọng họ không đánh mất tính khôi hài của họ.) Ờ… à, nhưng họ đâu có! (Có lẽ họ sẽ có được tính đó!)
Ôi, Trời ơi! Thật tình tôi cũng không biết nữa. Bây giờ quý vị làm tôi sợ rồi, tất cả quý vị! Tôi phải nghĩ lại về chuyện mời họ đến nhà tôi. Cũng tốt là quý vị cảnh báo tôi một chút. Nhưng lúc nào tôi cũng cho mọi người cơ hội, đó mới là vấn đề. Thành ra tôi mới khổ. Nhưng không sao. Mình phải trả cái giá cho mọi thứ. Ai nói “Tình thương không mất mát gì” là người đó ngu ngốc. Tình thương làm tôi mất đủ thứ! Đủ mọi thứ mà có thể tưởng tượng trên thế gian này. Ngoại trừ trái tim tôi. Không bao giờ mất cái đó. Nó luôn luôn còn đó. Không ai lấy đi được. Dù tôi thất vọng đến cỡ nào, người ta làm tôi đau lòng cỡ nào, hoặc rời bỏ tôi, hoặc nghiệp của họ gây khổ nhọc cho tôi, nhưng tôi không mất trái tim. Tôi có thể mất tiền, mất nhà, hoặc gặp rắc rối, hoặc thỉnh thoảng giận dữ, nhưng tôi không mất con tim. Có lẽ đó là cái duy nhất mà tôi giữ được, với đông con cái như vầy.