Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tiết Lộ Của Vua Chiến Tranh Về Chiến Tranh Và Hòa Bình, Phần 5/7

2024-06-23
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tôi có nhiều trải nghiệm thật tệ với ngân hàng: Ngân hàng ở Mỹ, ngân hàng ở Tây Ban Nha, ngân hàng lớn – những ngân hàng quốc tế, nổi tiếng, chứ không phải ngân hàng bình thường. Tôi tưởng những loại ngân hàng nổi tiếng quốc tế này sẽ có dịch vụ tốt, dễ dàng cho đời tôi chứ. Không đúng. Và những ngân hàng nổi tiếng quốc tế nữa từ Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp – ôi, tôi đã thử đủ loại ngân hàng. Họ gây rất nhiều rắc rối cho tôi, quá nhiều thủ tục hành chính. Và có một lần, tôi muốn tặng tiền cho thảm họa (Bão) Katrina. Họ cũng gây rắc rối cho tôi. Tôi phải viết rất nhiều lời giải thích để họ có thể gửi tiền hầu giúp nạn nhân [Bão] Katrina đó. Tôi thích người ta không biết tên mình; trong tâm trí tôi, theo trực giác, có lẽ cũng vì lý do an toàn. Không muốn người ta biết rằng tôi có rất nhiều tiền chỗ này chỗ kia. Đối với người bình thường là rất nhiều. Tôi không có nhiều tiền như nhiều người quý vị biết, nhưng đối với người khác, hay thậm chí với kẻ cướp thì đó là rất nhiều tiền.

Nếu có tiền mặt thì rất dễ để tặng cho bất kỳ ai, bất cứ lúc nào mình thấy phù hợp. Hoặc ngay cả mua đồ cho ngân hàng thực phẩm từ cửa hàng, hoặc cho người nghèo, vì nhiều khi hội đồng hoặc thị trưởng thành phố nào đó thông báo về điều đó. Nên tôi cứ đến cửa hàng mua rồi để ở đó để người quản lý cửa hàng gửi hàng đi. Tôi không tự gửi đi. Trong những trường hợp đó, tôi chỉ mua bằng tiền mặt. Đó là lý do đôi khi tôi có rất nhiều tiền mặt. Tôi không làm vậy nữa, nhất là trong thời gian bế quan, dĩ nhiên rồi. Nhưng tôi không muốn tặng bằng séc hoặc thẻ tín dụng vì người ta có thể tìm ra [xuất xứ].

Như một lần nọ ở Canada, tôi không còn tiền mặt nữa, nên phải dùng thẻ tín dụng. Rồi cảnh sát thậm chí đến cửa hàng hỏi: “Ai mua vậy? Có phải là tiền thật hay là…?” Vì đó là rất nhiều [tiền], nên họ nghi ngờ không biết có điều gì khả nghi không. Nên, họ đến cửa hàng hỏi. Và họ thấy: “Ồ, đây là thẻ tín dụng của Bà ấy. Tên của Bà ấy đây. Tất cả đều ổn”. Thế là họ biết tên tôi. Sau đó thậm chí còn đưa lên báo chí và truyền hình. Ôi Trời ơi. Đó là điều tôi không muốn chút nào. Ở thế giới này, ngay cả làm một số việc tốt cũng quá phức tạp. Nhưng với quý vị thì tôi đoán không nhiều người biết quý vị lắm, nên quý vị có thể dùng thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền qua ngân hàng hay gì đó. Nhưng trên đường phố, đối với người vô gia cư, quý vị không thể đưa thẻ tín dụng cho họ, không thể đưa séc cho họ. Tôi không chắc là họ có thể đến bất kỳ cửa hàng nào và trình tấm séc để mua một ít đồ ăn được hay không. Tôi không chắc.

Có lần tôi đã gây rắc rối cho bản thân, thậm chí chỉ với một tấm séc. Ở một số quốc gia có hai hoặc ba hệ thống, như là ở Vương quốc Anh chẳng hạn. Tôi không nhớ rõ lắm. Đã lâu lắm rồi. Một nơi nào đó như Bắc Ireland cũng thuộc Vương quốc Anh. Tôi không nhớ hệ thống này là ở Bắc Ireland hay cũng có trong nước Anh rồi? Bắc Ireland cũng thuộc về UK, Vương quốc Anh. Nhưng tôi đâu biết rằng có những loại tiền khác nhau được sử dụng ở đó. Và ở Ireland, miền nam Ireland, ngày nay họ sử dụng đồng euro chẳng hạn. Nhưng khi quý vị đến Bắc Ireland, họ không chấp nhận tiền này. Đó mới là vấn đề. Và nó cũng gây ra rất nhiều rắc rối. Không phải cứ có tiền thì không gặp rắc rối; chỉ là ít rắc rối hơn thôi. Bình thường tôi không thích dùng thẻ tín dụng vì có tên trên đó và đôi khi người ta có thể sao chép và rút tiền ra từ ngân hàng của người cho tôi mượn thẻ tín dụng – đội ngũ của tôi. Họ xử lý thẻ tín dụng dễ dàng hơn và họ cho tôi mượn khi tôi du hành; tôi sử dụng máy ATM hoặc máy nào đó tương tự.

Nhưng rồi tôi không biết rằng ngay cả [cùng] một quốc đảo, mà người ta lại dùng tiền khác nhau. Như Ireland, miền nam Ireland, Dublin, họ dùng tiền châu Âu. Ở Bắc Ireland, họ không chấp nhận tiền đó vì nơi này thuộc Vương quốc Anh. Và rồi, có một lần tôi đã dùng thẻ tín dụng vì tôi không còn tiền mặt nữa. Nếu cứ tặng hoài thì ngay cả núi cũng sẽ lở. Đó là câu người Âu Lạc (Việt Nam) nói. Cho nên, tôi mượn thẻ tín dụng. Dù sao thì đó cũng là tiền của tôi. Đội ngũ quản lý tiền của tôi lo việc đó cho tôi để trong trường hợp khẩn cấp tôi có thể lấy tiền của mình ra từ máy ATM. Tôi còn không biết cách sử dụng nó. Tôi phải hỏi người nào đó ở gần cửa hàng: “Làm ơn chỉ cho tôi cách sử dụng cái máy này”. Và rồi, họ chỉ cho tôi: “Đầu tiên bà bấm nút này, bấm nút kia rồi tiền sẽ chạy ra”. Tôi đã rút tiền nhiều lần rồi.

Và bây giờ ở đất nước đó, đó là Bắc Ireland, tôi đưa thẻ tín dụng vào, nhưng tôi dùng nhầm máy, tin được hay không. Tôi tưởng tất cả các máy đều đưa ra cùng một loại tiền. Không đâu. Ở vùng đó – tôi chắc chắn đó là Bắc Ireland – tôi đưa thẻ tín dụng vào máy và một loại tiền khác (tiền giấy khác) chạy ra, nhưng tôi thậm chí cũng không nhìn. Tôi đâu phải là chuyên gia [biết] sự khác biệt về tiền bạc. Mặc dù mọi người đều biết phân biệt, nhưng tôi không xử lý nhiều tiền quá ở một đất nước xa lạ, nên tôi không biết. Rồi loại tiền khác chạy ra. Và sau đó tôi có thể trả tiền đó ở một cửa hàng quanh khu vực đó để mua giày, vì tôi cần một đôi giày. Nên tôi mua, và vài quần áo mới – một cái áo khoác để giữ ấm. Và tôi có thể trả tiền lúc đó. Rồi cũng có thể trả tiền cho tiệm bánh mì sandwich thuần chay, tốt. Nên tôi nghĩ không có vấn đề gì. Thành ra số tiền còn lại, tôi gộp chung với mấy [loại] tiền khác, bảng Anh hoặc tiền châu Âu, đồng Âu kim. Và sau đó tôi quay trở lại Anh, tới Luân Đôn.

Và tôi không còn bảng Anh nữa; tôi đã trả tiền tắc-xi, máy bay hoặc bất cứ thứ gì rồi. Cho nên không còn tiền mặt bảng Anh nữa. Rồi tôi đi đến một cửa hàng – thấy một hàng dài người xếp hàng ở đó. Và họ nói với tôi rằng mình có thể đổi tiền ở đó, vì tôi có một số tiền khác mà cửa hàng không nhận. Và sau đó tôi nhận ra đây là một loại tiền khác. Đó không phải là bảng Anh. Mình có thể chi tiêu số tiền đó ở Bắc Ireland, nhưng không thể chi tiêu ở Luân Đôn vào lúc đó. Họ nói với tôi: “Ở đây không được, ở đây không được. Bà không thể chi tiêu loại tiền này ở Luân Đôn, ở đây không được. Bà phải đổi tiền”. Vậy là tôi phải vào cửa hàng đó. Và trước đó, tôi đã đứng trước cửa hàng đó, xếp hàng chờ. Tôi có rất nhiều tiền EU (Âu kim) trong ví, nên muốn đổi Âu kim. Rồi tôi lấy ra một loại tiền. Lúc đó tôi chưa biết tiền đó khác. Tôi muốn đổi Âu kim, vì dù sao số tiền đó cũng không nhiều. Tôi muốn đổi thật nhiều Âu kim để đi tìm khách sạn, đi tắc-xi và đi ăn gì đó.

Và rồi tôi thấy một người đàn ông ngồi dưới đất – rất nghèo, quần áo tả tơi – nên tôi nghĩ ông ấy cần tiền. Cho nên tôi lấy trong ví ra một ít tiền và đưa cho ông. Ông nhìn thấy tiền thì nói: “Không, không dùng ở đây. Bà không thể chi tiêu tiền này ở đây. Đây không phải là bảng Anh”. Tôi nói: “Ồ, hiểu rồi. Tôi không biết điều đó. Vậy bây giờ ông có thể vào cửa hàng đó, phía trước đây và đổi tiền sang bảng Anh. Họ sẽ đổi cho ông. Ông hãy đi trước tôi”. Tôi nhường chỗ cho ông. Sau đó ông bước vào đổi tiền. Rồi ông bước ra nói với tôi: “Ồ, tôi đã đổi được rồi. Tốt quá”. Nên tôi nghĩ rằng không có vấn đề gì. Tôi đi vào và cũng muốn đổi số tiền tương tự. Và rồi, họ không đổi cho tôi, [mà còn] la tôi. Họ nói: “Bà đừng có làm chuyện như thế. Bà cử một người đàn ông vào trước để đổi tiền cho bà, bây giờ bà còn bước vào đổi tiền nữa. Tôi sẽ không đổi cho bà đâu”.

Tôi nói: “Ồ, không, thưa ông. Tôi đâu có biết. Vậy ông đổi tiền gì? Ông có đổi Âu kim không? Ông ta nói: “Đổi chứ, dĩ nhiên”. Rồi, tôi phải bước sang một bên, để người khác đi vào trước vì tôi phải mở hành lý lấy thêm tiền ra. Sau đó họ không chịu đổi. Họ gây khó khăn cho tôi và la tôi đủ thứ. Tôi không biết tại sao họ lại la tôi. Tôi chỉ muốn đổi một ít tiền. Tôi đoán họ nghi ngờ tôi gì đó. Vì tôi trông không giống người Anh – dĩ nhiên là không rồi. Rồi tôi nói: “Ồ, ông có thể vui lòng đổi càng nhiều càng tốt để tôi có thể đón xe taxi, đến khách sạn tắm rửa vì tôi cần tắm và cần thứ gì đó để ăn”. Vì vậy, họ đã đổi 300 Âu kim sang bảng Anh cho tôi. Ồ, tôi không biết sao mà đổi tiền lại khó đến vậy. Cho nên khi ra ngoài đón taxi, tôi cũng không biết đón taxi ở đó như thế nào!

Nên tôi hỏi những người đang xếp hàng cùng với tôi: “Quý vị có số [điện thoại] xe taxi để tôi gọi xe taxi không?” Rồi một quý cô tốt bụng bước ra khỏi hàng và nói: “Ở đằng kia có một cửa hàng. Trong đó bà có thể dùng điện thoại miễn phí để gọi xe taxi”. Tôi nói: “Ồ, hay quá, có chuyện như vậy sao? Thật tử tế! Cửa hàng đó ở đâu?” Cô ấy đưa ngón tay chỉ hướng. “Tên cửa hàng là gì? Làm sao tôi đến được đó?” Cô ấy nói: “Được, tôi sẽ đưa bà đến đó”. Rồi cô ấy đưa tôi đến cửa hàng đó. Tôi đã đưa cho bưu điện đó vài ngàn Âu kim, nhưng cuối cùng họ chỉ đổi tiền cho tôi khi tôi nói: “Làm ơn đổi một ít để tôi có thể đi ăn gì đó”. Sau đó họ chỉ đổi 300 Âu kim. Họ không đổi nhiều hơn. Tôi nói: “Ồ, dù sao cũng cảm ơn, dù sao cũng cảm ơn quý vị”.

Rồi sau đó quý cô đó cũng nói với tôi, người đưa tôi đến cửa hàng đó, cô ấy nói với tôi rằng: “Bà có thể đến cửa hàng kia. Họ đổi tất cả cho bà, bất kỳ tiền nào, [đổi] số tiền lớn hơn cho bà”. Tôi nói: “Ồ, thật sao? Thật tử tế!” Nên sau đó, khi tôi đón taxi từ chỗ điện thoại miễn phí đó… Cô ấy thậm chí còn chỉ cho tôi cách gọi điện thoại đó: “Chỉ cần nhấc máy lên là sẽ có người nói chuyện với Bà, sau đó Bà nói Bà muốn đi taxi, và Bà nói cho họ biết Bà đang ở đâu. rồi họ sẽ đến”. Tôi cũng không biết mình đang ở đâu. Cho nên tôi nói: “Cửa hàng này”. Và họ nói: “Chúng tôi có rất nhiều cửa hàng như thế. Nên, Bà phải cho tôi biết địa chỉ. Rồi tôi nhờ các nhân viên cửa hàng đến nói chuyện với người (tài xế) taxi. Tôi là “một người xa lạ ở xứ sở Ai Cập”. Cho nên họ giúp tôi đón một chiếc taxi.

Photo Caption: Có Những Thứ Trông Giống Nhau, Nhưng Nhìn Kỹ Thì Thấy Có Phẩm Chất Riêng Biệt - Khác Nhau.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-06-28
544 Lượt Xem
2024-06-27
905 Lượt Xem
2024-06-26
1507 Lượt Xem
36:48

Tin Đáng Chú Ý

138 Lượt Xem
2024-06-26
138 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android