Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tình Thương Mạnh Hơn Ngã Chấp, Phần 2/8

2024-05-22
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cái tệ nhất mà mình mang theo đó là cái ngã của mình. Nó gây rất nhiều rắc rối, rất nhiều rắc rối. Đi đâu cũng quậy, gây phiền phức. Nhưng dù cái ngã của quý vị ở khắp nơi, nhưng tôi cũng cảm thấy tình thương của quý vị rất nhiều, tôi rất ngạc nhiên. Sao tình thương lại có thể chen vào với cái ngã? Thấy buồn cười. Thế nên tình thương còn mạnh hơn cái ngã, và như vậy tốt. Rồi từ từ tình thương sẽ chiếm chỗ của cái ngã, khiến hắn khuất phục hay đi ra. Vậy tốt. […]

Có ai muốn nói hay là hỏi gì không? Không hả? Miệng không ngứa ngáy sao? Rồi, vậy tốt. Nghỉ ngơi một chút, uống trà. Người nào muốn trà nữa hay gì không? Nếu có thể làm được? Không? Không cần. Rồi quý vị phải đi vệ sinh nhiều, cũng không thích ha. Nhưng người nào bị cảm nhẹ thì có thể cần, có vài người hả. Quý vị có sao không? Những người ho nhiều thì có lẽ nên sang phòng khác, để không truyền bệnh cho người khác, cũng không làm ồn nữa. Mọi người cần phải ngủ ở đây. Nếu ho như vậy ai mà ngủ được? (Dạ đó là phòng để ngủ.) Ờ, phòng ngủ ở đàng kia, ngáy, ho, hắt-xì. Tôi ngồi rất xa quý vị, nên quý vị không sao há. Tôi sẽ không truyền gì cả ngoại trừ thứ vô hình mà quý vị rất thích – sẵn sàng lấy. Gì vậy? Có trà rồi hả? (Dạ trà ở đàng kia.) Rồi, quý vị đi [lấy] đi. Làm vậy thì không đến nỗi nào. Đưa cho người nào hồi nãy giơ tay đó. Cho họ một chút được rồi. Đừng nhiều quá. Vì họ sẽ phải đi vệ sinh, bất tiện.

Nhưng quý vị không cần phải chờ phòng vệ sinh quá lâu như ở Thái Lan, phải không? (Dạ phải.) Tôi rất xin lỗi (Dạ không sao.) (Thưa, không sao.) về việc Thái Lan. Lâu lâu mới xảy ra một lần, quý vị chịu được há? (Dạ.) Quý vị có đủ thời gian không? Tốt hả? (Dạ.) Lực lượng rất mạnh. Có điều bất tiện vì sự sắp xếp về phương diện vật chất luôn không được tốt lắm, nhưng mọi người đều vui vẻ. Không biết sao quý vị vui thế. Chờ phòng vệ sinh 3 tiếng đồng hồ, chờ cầu thang 4 tiếng, ngồi nửa tiếng bị “đuổi ra”, đổi cho nhóm khác vào. Nhưng quý vị vui hả? (Dạ.) Quý vị ngoan hay là quý vị khùng? (Dạ khùng.) Khùng hả? (Dạ.) Ờ, người khùng, họ vui. Hay là không? (Dạ vui.) Có lẽ vậy. Chỉ người nào giơ tay thôi. Không được gạt, chúng ta không... Chỉ cho họ một chút để ấm cổ thôi. Đây là nước “trà lạnh” – trà cho người bị cảm lạnh. Không biết có giúp được gì không. Nhưng giúp được công ty đó, chắc vậy ha.

Thật ra quý vị không phải là người duy nhất ngồi, ăn, và ngủ suốt ngày, suốt đêm trong phòng thiền. Hồi xưa, có câu chuyện như vầy. Có một vị thiền sư kia có rất nhiều học trò đến chỗ của ông tọa thiền, dĩ nhiên cũng cả ngày cả đêm như vầy. Và một trong mấy thị giả của ông không được vào, vì anh ta cứ phải làm việc. Một hôm anh lén nhìn qua cửa sổ, rồi trông thấy tất cả những vị kêu bằng tỳ kheo, tất cả thiền sinh, “đang ngủ”, anh ta thấy bực, ganh tị, so bì, và than phiền. Anh ta đến gặp vị sư phụ, nói: “Họ chỉ ngủ thôi, còn con phải đi lấy nước cho họ, lau phòng thiền, quét sân, nấu ăn cho mấy con khỉ gió lười biếng này”. Không phải tỳ kheo, mà là khỉ gió. “Con không thích chút nào”. Nghe vậy, vị sư phụ nói: “Mấy vị tỳ kheo trong phòng thiền đó, họ có thể tiêu hóa vàng, họ có thể tiêu hóa đá. Nếu anh làm được chút gì cho họ thì cũng phải nên rất, rất vui, phải cảm thấy rất có phước báu mới có được đặc ân phục vụ như vậy. Nhưng vì anh than phiền, nên bây giờ anh hết phước báu rồi, anh phải đi”. Ông đưa cho anh ta chút tiền rồi bảo anh phải đi. Anh ta phải đi xa mãi cho tới khi hết tiền ở chỗ nào thì định cư ở chỗ đó. Vị sư phụ nói vậy. “Nhưng đừng có trở về nữa”. Than phiền một câu thôi là đốt hết phước báu của mình.

Anh ta là một vị xuất gia trẻ tuổi, chỉ mới tới và chưa có đủ trí huệ, và chưa đủ hiểu biết về cái gì là cái gì. Chỉ thấy mấy chuyện bên ngoài, rồi nghĩ mình quan trọng lắm. Một mình săn sóc cho tất cả 50 vị xuất gia này, trong khi họ chỉ “ngủ thôi”. Họ ngủ trưa hay gì đó giữa [các buổi thiền]. Vị sư phụ đã dặn anh ta rằng: “Đừng có vào phòng thiền, đừng có nhìn vô đó”. Bởi vì lúc đó anh ta chưa được Tâm Ấn nguyên pháp. Thời xưa, minh sư không có Tâm Ấn cho học trò liền lập tức như vậy, cho dù sau ba tháng, cũng không. Phải làm rất nhiều việc lao động chân tay, trải qua nhiều bài khảo, xem mình có xứng đáng không. Anh ta chưa được truyền pháp, nên ngay cả nhìn vào [phòng thiền] cũng không được phép. Nhưng anh ta lại nhìn, rồi thấy họ “đang ngủ”, nhưng anh ta đâu biết ngủ là gì? Có thể họ chỉ che đầu lại và thiền Quán Âm. Chỉ than phiền một lần thôi mà bị sư phụ đuổi ra. Thứ nhất, anh ta không được nhìn vào phòng thiền. Cái đó quý vị biết rồi ha? Có lẽ vì vậy mà vị sư phụ không tin anh ta nữa. Lỡ anh ta tiếp tục nhìn nữa thì sao? Chưa được Tâm Ấn thì không nên nhìn. Vậy cũng phụ lòng tin của sư phụ. Anh ta không nên làm vậy.

Sáng nay hay trưa nay, tôi để cho họ mời vài người mới vào đây ăn trưa. Vì họ xem Truyền Hình Vô Thượng Sư, và nóng lòng muốn học pháp môn của mình này nọ. Rồi họ hỏi xin vào thăm Trung tâm. Quý vị biết đó, hôm nay là Đầu Năm. Tôi nói: “Được, cho họ vô ăn trưa và chỉ vậy thôi”. Sau đó họ muốn vô nhìn chỗ thiền. Thấy không, họ không bao giờ ngừng muốn. Mới đầu, được vào và được nhìn một chút, sau đó họ muốn nhìn cái này, muốn nhìn cái kia. Sau đó, nếu họ nhìn vào phòng thiền, thì họ sẽ biết tôi ở đây. “Cho nhìn Sư Phụ luôn được không?” Rồi tới: “Tôi ở lại được không? Được không?” Thấy không? Nên tôi nói: “Vậy là đủ rồi, để cho họ đợi”.

Thời gian Ân Điển qua rồi. Như tôi đã nói. Người nào trước đây Tâm Ấn rồi thì nên mừng. Nếu không tiếp tục con đường [tâm linh] thì đó cũng là sự chọn lựa của họ. Không dễ như vậy nữa đâu. Nên họ cần phải tiếp tục ăn thuần chay này nọ trong ba tháng, và phải biết giáo lý trước. Vậy có lẽ tốt hơn, để họ vững vàng hơn. Dù không được Tâm Ấn ngay, nhưng nếu tâm họ thành thì họ sẽ được cứu rỗi nếu họ chết ngày mai; không sao. Họ chẳng đi đâu bây giờ, không lẹ dữ vậy.

Đàng nào tôi cũng giúp. Có điều họ nên học huấn luyện đầu óc họ trước, huấn luyện cái ngã, bởi vì cái tệ nhất mà mình mang theo đó là cái ngã của mình. Nó gây rất nhiều rắc rối, rất nhiều rắc rối. Đi đâu cũng quậy, gây phiền phức. Nhưng dù cái ngã của quý vị ở khắp nơi, nhưng tôi cũng cảm thấy tình thương của quý vị rất nhiều, tôi rất ngạc nhiên. Sao tình thương lại có thể chen vào với cái ngã? Thấy buồn cười. Thế nên tình thương còn mạnh hơn cái ngã, và như vậy tốt. Rồi từ từ tình thương sẽ chiếm chỗ của cái ngã, khiến hắn khuất phục hay đi ra. Vậy tốt.

Nhưng tôi cảm thấy thật ngạc nhiên là quý vị có thể ngồi cả ngày, cả đêm. Ý tôi là, trừ khi quý vị đi ăn, này nọ. Thật là ngạc nhiên. Mà quý vị ngồi vậy được hả? Đôi khi ngủ gật một chút, nhưng cũng hay. Quý vị chưa bao giờ làm vậy, phải không? Mãi đến khi gặp Sư Phụ Thanh Hải, dù là ai đi nữa, hồi trước quý vị chưa từng làm vậy. Và chúng ta bắt đầu ngồi như vậy từ kỳ (bế quan) ở Hungary. (Dạ.) Rồi quý vị nghĩ mình làm được hả? (Dạ.) Tốt lắm, thật tuyệt. Quý vị thật tài tình, có biết không? Sao quý vị làm vậy được? Ý nói sao quý vị ngủ ngồi được? (Dạ tập.) Tập thì sẽ giỏi. (Dạ.) Không thể tin được. Ngay cả ở nhà quý vị cũng đâu có ngồi vậy, phải không? (Dạ.) (Dạ có.) Một số quý vị có à. (Nếu nằm xuống ngủ thì lưng con đau lắm. Nếu con nằm xuống ngủ dù mấy tiếng, lưng con cũng đau lắm. Tốt hơn là ngồi, con ngồi ngủ.) Chà! Vậy cũng là một cách chữa bệnh. (Dạ.) Nếu tôi ngồi lâu, lưng tôi đau, tôi phải nằm xuống.

Đôi khi quý vị làm một thanh cây giữa cánh cửa, rồi quý vị đu lên một chút, dãn lưng ra. Sau khi tọa thiền làm vậy rất dễ chịu, nhưng cái thanh cây đó phải… (Chắc chắn.) thật là chắc chắn cho quý vị. Còn cho tôi, thanh nhỏ là đủ rồi. Nhưng bây giờ, chưa làm được, vì cánh tay, tôi sợ. Cái đó tôi thích làm lắm, nhưng bây giờ không được. Cách khác nữa là mình thay đổi qua lại giữa thiền Ánh Sáng và Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại). Làm vậy quý vị sẽ không mệt quá. Hoặc là thỉnh thoảng nằm võng. Cái đó cũng tiện.

Ghế Quán Âm thì sao? Có giúp gì không? (Dạ có.) Có hả? Quý vị sẽ không té, đúng không? (Không té. Nó hữu dụng.) Nó có cái thanh ở trước? (Cái ghế này không thể té ngửa ra phía sau.) Không phải ghế đó. (Đó không phải là ghế Quán Âm.) Ghế Quán Âm cao hơn. (Là cái khác ạ.) (Ngai Quán Âm.) Có ai ngồi ghế Quán Âm mà té không? Không? (Chắc chắn không.) Không được té. Ngồi ghế đó không được ngủ, mục đích là như vậy. Như vậy sẽ không té được. Quý vị được chọn đủ thứ để thành thánh.

Chao ôi, mấy người may mắn quá. Thời Đức Phật, mình phải mang cái giường cao cỡ này thôi và nhỏ cỡ này hoặc cái võng. Thời xưa, họ dùng... Bây giờ họ vẫn làm vậy. Ở Ấn Độ và Âu Lạc (Việt Nam), họ vẫn còn làm vậy. Họ dùng sợi dừa lấy từ thân cây đan lại thành cái võng. Nằm đau quá trời, nói quý vị hay. Có lẽ hồi xưa họ cố ý làm vậy cho mấy nhà sư đừng bao giờ nằm xuống lâu quá, họ phải ngồi. Nó đâm mình. Bởi vì sợi của thân cây dừa rất cứng như gỗ vậy – giống như mấy cây kim nho nhỏ, đan lại với nhau. Nên khi mình nằm xuống, nó đâm mình mẩy. Trừ khi lót chăn mền dày. Cho nên thời xưa, các vị sư họ nằm trên võng đó. Một cái khác nữa, giống như cái giường bằng dây, cũng làm bằng sợi thân cây dừa. Ồ, đau lắm. Nhưng thời xưa họ làm vậy đó. Ở Ấn Độ nóng lắm. Nếu không nằm giường đó, thì nó bết dính, ẩm ướt, quá nóng.

Photo Caption: Bên Ngoài Trông Giống, Bên Trong Có Thể Không Giống. Khéo Nhìn Sẽ Nhận Thấy!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/8)
1
2024-05-21
3138 Lượt Xem
2
2024-05-22
2684 Lượt Xem
3
2024-05-23
2566 Lượt Xem
4
2024-05-24
2080 Lượt Xem
5
2024-05-25
1905 Lượt Xem
6
2024-05-26
1777 Lượt Xem
7
2024-05-27
1514 Lượt Xem
8
2024-05-28
1868 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android