Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Vui Hưởng Thời Gian Thư Giãn Cùng Sư Phụ, Phần 2/4

2024-04-05
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Nhưng hôm qua, tình huống khẩn cấp. Tôi tưởng chúng tôi đã ở trên không mãi mãi rồi chứ. Ở trên thiên đàng, mãi mãi. Tôi kể truyện cười đó rồi, phải không? Đã kể truyện cười đó rồi. Và rồi quý vị ở lại trần gian mãi mãi, tôi ở trên thiên đàng mãi mãi. Chứ làm sao? Tôi đâu làm được gì. Tôi đang ở trên máy bay, bị gài chặt, bị mắc kẹt. Thậm chí không thể cử động, không thể đứng dậy, không thể mở (dây an toàn). Bởi vì lúc đó không được phép. Mọi người phải ở yên như thế này. […] Người phụ nữ bên cạnh tôi, cô ấy... Chân của cô ấy cứ giậm lên trên sàn máy bay. Tôi [thấy] mấy ngón chân cô ấy ấn vào như vầy. […]

Bây giờ thật sự vẫn chưa đúng mùa. Tháng 8, tháng 7, có lẽ một nửa. Tháng 6 và tháng 7, bắt đầu. Tháng 7, tháng 8, rồi tháng 9 tàn dần. Và sau đó thì chết. (Tháng 12.) Tháng 12, tháng 1, tháng 2 – chết ngắt. Tháng 3 chết một nửa, hay là ba phần tư; thức dậy một chút, một chút. Rồi tháng 4, “Ừm-à”, [chút chút]. Tháng 5, được, một chút thôi. Tháng 6, được rồi, tỉnh hẳn. Và tháng 7, tháng 8, sống hẳn. Vậy, khi tôi đến, đó là tháng 8. Tháng 7, tháng 8 tràn đầy sức sống, nên tôi tưởng: “Ồ, đây là một nơi tuyệt vời. Nhỏ nhưng sống động”. Trông tuyệt, mọi người ngồi gần như trên đường phố. Quý vị thấy tất cả các nhà hàng. Nên cứ tự do khám phá khắp nơi. Làm quen với nhà mình, với hàng xóm…

Tôi vẫn chưa biết cách lo liệu ở đây ra sao, vì đây là khách sạn. Cho nên, nếu chúng ta đăng ký là khách sạn, thì mình phải hoạt động mỗi ngày mà tôi chưa biết phải làm gì nên… sao cũng được. Sao cũng được. Chúng ta hợp pháp, tốt rồi. Hỏi thì họ nói dưới 5 ngày là có thể tụ tập được, không sao cả. Nên chúng ta tổ chức một bữa tiệc, tiệc sinh nhật. Và nếu có người hỏi – chúng ta tổ chức tiệc sinh nhật. “Sinh nhật ai?” “Phật Đản!” Thật mà! Một bữa tiệc sinh nhật. Đúng vậy mà. Mình không bao giờ nói dối, phải không? (Dạ.) Mình có nói dối không? (Dạ không.) Dù sao cũng đúng.

Hiện tại, quý vị ổn không? (Dạ ổn.) Được rồi. Thôi không sao, vậy thì chúng ta đến rồi đi. Quý vị cứ đến rồi đi. Chắc chắn rồi – quý vị không ở lại, phải không? Và không ai [phải] trả tiền cho khách sạn. Quý vị không [phải trả]. Chỉ trả tiền cho thức ăn thôi. Quý vị đậu tiền lại và nấu nướng, ăn uống. (Dạ hiểu.) Tôi không lấy tiền. Thật sự không. Có ai lấy tiền không? Tiền chỉ dùng để mua thực phẩm cho họ thôi. (Dạ phải.) Cho họ. Khách sạn, đã trả hết rồi, không cần. Tiền thuế, tiền điện, tôi trả. Và quý vị trả tiền cho thức ăn của mình. (Cảm ơn Sư Phụ.) Thế là đủ rồi. Tôi không muốn trả cho mọi thứ, vì làm vậy quý vị sẽ như em bé. Quý vị không phải là em bé. Cũng phải học cách trở thành một người trưởng thành có phẩm giá. Biết tự chăm sóc bản thân. Phải không? (Dạ phải.) Chỉ cần mua thức ăn cho mình. Thế thôi. Tôi ước gì có thể mua cho quý vị, nhưng phải trang trải nhiều chi phí quá. Và quý vị phải trả cho chính mình, một chút. (Dạ.) Chúng ta phải thành thật.

Hôm qua, tôi đi tàu hỏa. Cuối cùng cũng lên được một chuyến tàu. Lúc đó tôi mệt quá, không muốn ngồi chung với những người khác. Nên tôi nói: “Nếu ông có cả một cabin trống, tôi sẽ bao hết”. Ông ấy để tôi vào, và chỉ đặt một cái giường… à không, hai cái giường ở tầng dưới và mấy cái còn lại thì dựng lên, nên không có ai vào nữa, và ông ấy treo biển “đang có người”. Và khi tính tiền, ông ấy chỉ tính tôi một vé và một giường. Tôi nói không, tôi đã nói với ông là tôi sẽ bao toàn bộ [cabin] và tôi sẽ trả tiền. Ông ấy nói: “Không, không sao đâu. Dù sao nó cũng trống mà”. Tôi nói: “Không, không, khi nó trống với khi tôi đặt nó là khác, nghĩa là không ai có thể vào được”. Vì thế tôi đã trả tiền cho cả cabin.

Nhưng ông ấy không muốn, ông ấy chỉ tính tiền cho một người, một vé. Và ông ấy nói: “Ồ, như thế quá nhiều cho Bà”. Tôi nói: “Ờ, có lẽ vậy, nhưng tôi phải trả những gì phải trả. Chỉ thế thôi”. Bởi vì ông ấy quý tôi, nghĩ tôi rất tử tế này kia, không muốn tôi trả tiền. Nên tôi nói: “Tôi trả số tiền này cho công ty, không phải cho ông. Ông không có quyền. Ông không có quyền từ chối. Ông rất tốt với tôi và muốn tiết kiệm tiền cho tôi. Tôi rất cảm kích điều đó, nhưng bổn phận của tôi là phải trả tiền. Cái gì tôi lấy thì tôi phải trả. Đó là chuyện bình thường”. Cho nên, tôi đã trả tiền đầy đủ. Ông ấy nhận mà rất miễn cưỡng, nói: “Quá nhiều, quá nhiều. Bà còn phải đi một chặng đường dài. Bà còn tiền chứ?” Tôi nói: “Tôi còn. Nếu không, tôi đâu dám ra ngoài”.

Nhưng ông ấy nói: “Tôi lo là Bà không có đủ tiền. Bởi vì Bà đi bằng máy bay, rồi Bà đến tận đây, và bây giờ Bà đi xe lửa này. Không biết Bà còn tiền để đi tiếp hay không”. Tôi nói: “Tôi cũng có thẻ tín dụng, bình thường mà. Phải không?” Ông ấy nói: “Hay là Bà cầm số tiền này để Bà có đủ tiền đi xa hơn. Rồi khi Bà về, Bà trả cho tôi”. Trả cho ông ấy, biết không, “gửi nó cho tôi”. Tôi nói: “Làm sao ông tin tôi được? Tôi chỉ là một hành khách thôi”. Ông ấy nói: “Tôi tin Bà”. Tôi nói: “Cảm ơn, cảm ơn ông”. Ông ấy thật sự đã làm như vậy. Ông chỉ là người phục vụ trong toa thôi, rất tốt bụng. Nhưng ông phụ trách ban đêm, kiểu như là người bán vé ban đêm. Nên tôi nói: “Không, không, tôi ổn. Tôi ổn. Tôi ổn thật mà. Tôi phải trả tiền. Tôi phải trả”.

Rồi khi ông ấy mang đồ ăn đến… Vì tôi cũng tặng tiền boa cho ông ấy. Và tôi đã trả cho cả cabin, thanh toán mọi thứ, nguyên giá. Giá đầy đủ cho cả cabin. Sáu giường, biết không, sáu giường… Quý vị biết cabin tàu hỏa, có sáu giường. Quý vị có tin không? Nhưng tôi trả hết. Đó là một chuyến đi dài nên rất tốn kém. Một giường khoảng 60 Âu kim. Một giường. Một cái giường nhỏ. Sáu người cùng ở trong một cabin nhỏ, 60 Âu kim [một giường]. Nhưng vì đường xa, cỡ mười tiếng đồng hồ. Cho nên thôi kệ, tôi trả hết. Và tại vì tôi đã trả rất nhiều tiền nên khi ông ấy mang đồ ăn đến, như cái bánh sandwich nhỏ (thuần chay), ông ấy nói: “Xin mời, ăn chút gì đi”. Rồi tôi hỏi: “Được, nhưng bao nhiêu tiền?” Ông nói: “Không, không. Đừng trả”. Vì tôi đã tặng tiền boa cho ông ấy rồi. “Đừng trả”.

Sau đó ông mang đồ uống (không cồn) đến, cũng nói: “Không, không trả tiền”. Rồi sau đó, ông ấy còn mang gì đến nữa? Một số đồ uống (không cồn) khác và “không cần trả tiền”, nhưng tôi không có tâm trạng ăn uống gì cả. Nhưng ông ấy đã mang đến nên tôi chỉ ăn một miếng rồi để đó, ông ấy nói: “Sandwich, không ngon sao?” Tôi nói: “Ồ, ông biết không, sandwich tàu hỏa mà”. Thế là ông bật cười, được thôi. Biết không, ở Anh, trà nhà ga tàu hỏa rất nổi tiếng, [Vì] nó rất dở. Mọi người đều nói như vậy. Nên, tôi nói đùa: “Nếu tôi đi tàu hỏa, tôi chỉ gọi nước với đường, còn trà thì khỏi”. Vì trà tàu hỏa được cho là rất dở, cách họ pha với rất nhiều nước trong đó, hoặc đại khái vậy.

Có ai không hiểu không? Có người nào dịch cho quý vị không? Ai bận tâm. Nhìn bây giờ, nghe sau. (Dạ phải.) Tôi biết quý vị mà. Chẳng bận tâm; quý vị câm, mù, điếc. Chỉ có mắt, (Dạ đúng ạ.) nên chẳng màng mọi thứ khác. Phòng hôi, không có thông dịch, cũng chẳng bận tâm. Sau khi quý vị ra ngoài, nhớ mở tất cả cửa sổ ra nha. Để cho nó thoáng một lúc, tại vì có nhiều người, nên sao đó, quá trình oxy và nitơ hóa, rất là hỗn loạn. Tôi không có ý nói quý vị dơ. Không có ý nói như vậy. Cho dù quý vị tắm mỗi năm giây mà ngồi chung với nhau, thì vẫn có mùi như thường. Tại sao ha? Nghiệp chướng gì vậy? Nhưng không sao, quý vị vui [là được rồi]. (Dạ.) Cho nên, nếu quý vị vui…

Nhưng có điều khi tôi mới đến đây, tôi đã yêu thích vùng này rồi, tại vì cái See (hồ) trông tuyệt đẹp. Và mọi người ngồi trên đường – rất vui vẻ. Nên tôi nghĩ: “Ồ, đây là một nơi tuyệt vời để quý vị đến và vui hưởng”. Không chỉ lúc nào cũng thiền mà còn có thể đi dạo quanh và ăn pizza (thuần chay) nếu thích. Nếu đồ ăn (ở đây) dở thì tôi cũng không trách quý vị, tại vì khi họ thiền, họ cho quá nhiều muối mà cũng không biết. Có lẽ quá nhiều muối, quá nhiều đường. Nhưng nếu quý vị muốn tận hưởng một kỳ nghỉ ngắn thì cũng không sao. Quý vị trừ tiền ăn sau, quý vị mang bánh pizza (thuần chay) về và nói: “Nhìn đây, hôm nay tôi không ăn ở đây. Há? Vậy hãy trả lại năm mươi xu hay cỡ đó. Thối tiền lại. Hoặc ở lại thêm vài tiếng nữa để ăn hết tiền của mình.

Quý vị chỉ cần đậu tiền lại để đi chợ, ăn uống, chuyên chở và trang trí, dọn dẹp, [chỉ trả] những chi phí này. Phần còn lại tôi trả. Tôi trả tiền khách sạn, trả tiền thuế, trả tiền điện, mọi thứ khác. Nên quý vị chỉ tới đậu tiền ăn lại với nhau và ăn, thế thôi. Còn không, nếu không muốn trả tiền, thì quý vị mang theo bánh mì (thuần chay) của mình, nhé. Rất đơn giản. Vậy cũng được. Miễn phí. Nếu không muốn trả tiền bếp thì tự đem đồ hộp của mình. Mỗi ngày quý vị lấy ra một cái sandwich (thuần chay) và ăn để cho họ thấy rằng quý vị phản đối hệ thống nhà bếp. Tôi không bận tâm. Dù sao, chúng ta đâu có đến để ăn nhưng nếu đồ ăn (thuần chay) ngon, thì cũng thích. (Dạ đồ ăn rất ngon.) Ờ, ngon hả? Họ nấu ăn bằng tình thương, chắc chắn vậy. Nếu ngày nào họ nấu mà không có tình thương thì quý vị bỏ tình thương vào đó. Luôn mang theo một chai tình thương bên mình, tô điểm cho món ăn. Chứ biết làm gì đây?

Tôi cũng phải chịu đựng thôi. Mỗi ngày ở nhà cũng vậy, khi tôi ăn món ăn ngon nào đó mà họ nấu, tôi nói: “Chà. Giống như hôm nay trúng số vậy”. Bởi vì thường thì không ngon. Tôi phải nấu ăn cho họ. Nếu tôi muốn món gì ngon, thì tôi tự nấu cho mình và cho họ luôn, rồi chúng tôi ăn. Ngược lại, nếu thỉnh thoảng tôi có một ít đồ ăn ngon mà họ nấu, thì đó được coi như là một ngày may mắn. Luôn luôn phải nghĩ như vậy. Luôn có những ngày may mắn và những ngày không may mắn. Người Tàu tin điều đó, và người Âu châu cũng tin rằng thứ Sáu ngày 13 là ngày không được đi đâu cả. Nhưng tôi không chắc, dù sao tôi cứ đi. Thậm chí còn không biết ngày nào tốt hay xấu, tại vì tôi không thể kiểm soát được ngày tháng. Cứ đi. Cứ đi thôi.

Có lẽ hôm qua là ngày không may mắn. Sao vậy? (Dạ là thứ Sáu.) Hôm qua là thứ Sáu hả? Ờ. Nhưng đó là ngày 25! Phải không? 25 không phải là 13. Nên nó không tốt, phải không? Tệ hơn ngày 13, Trời ơi. Không có taxi, không có máy bay. Không có hai chiếc taxi, không, và không có hai chiếc máy bay, và máy bay thì bị kaput (hỏng) hai, ba lần. Trước đó thì chờ mấy tiếng đồng hồ rồi lại trục trặc trên không. Trời ơi! (Ôi!) Tôi có kể rồi. Mới kể với quý vị hôm nay. Quý vị không nghe thấy hả? (Dạ có.) Rồi, không sao. Rồi chúng tôi đi, quay về, được thôi. Quay về, lại không thể hạ cánh. Sân bay, zu (đóng cửa). Cả sân bay, đóng cửa. Đột nhiên thời tiết thay đổi quá tệ, họ đóng cửa toàn bộ sân bay. Thậm chí không thể hạ cánh, phút cuối cùng! Rồi, quay lại, tìm sân bay khác. Cũng không thể hạ cánh vì có quá nhiều máy bay đã tới đó rồi. Không có đường băng trống, (Dạ.) không có đất trống. Phải có đất để hạ cánh. (Dạ.)

Và phải có người điều khiển đủ rảnh để nói: “Được rồi, 25 độ đông mỗi chiếc đáp xuống và từ từ, chờ…” Hay gì đó. Và một số người vẫy đèn, hay gì đó như thế. Có một hệ thống. Không phải muốn đậu ở đâu cũng được. Nó không phải là xe. Ngay cả xe cũng phải đậu đúng nơi quy định. Quý vị biết mà ha. Thậm chí không thể đậu bất cứ đâu, chứ đừng nói tới máy bay lớn. Và đường băng thậm chí còn hạn chế. Quý vị phải hạ cánh vào giờ nhất định, để người ta đợi quý vị và báo cho biết từ xa rồi. Để quý vị bắt đầu làm nguội động cơ, giảm tốc độ và đủ thứ khác, chuẩn bị hạ cánh. Rồi một số người phải đứng đó vẫy đèn hoặc đại khái vậy. Đủ thứ. Và rồi mang xe hơi, mang xe buýt đến để chở hành khách, chở hành lý, mọi thứ. Đó là nếu như có một làn đường trống.

Nhưng hôm qua, tình huống khẩn cấp. Tôi tưởng chúng tôi đã ở trên không mãi mãi rồi chứ. Ở trên thiên đàng, mãi mãi. Tôi kể truyện cười đó rồi, phải không? Đã kể truyện cười đó rồi. Và rồi quý vị ở lại trần gian mãi mãi, tôi ở trên thiên đàng mãi mãi. Chứ làm sao? Tôi đâu làm được gì. Tôi đang ở trên máy bay, bị gài chặt, bị mắc kẹt. Thậm chí không thể cử động, không thể đứng dậy, không thể mở (dây an toàn). Bởi vì lúc đó không được phép. Mọi người phải ở yên như thế này. Và ai cũng cầu nguyện hết. Người phụ nữ bên cạnh tôi, cô ấy... Chân của cô ấy cứ giậm lên trên sàn máy bay. Tôi [thấy] mấy ngón chân cô ấy ấn vào như vầy.

Làm tôi tôi nghĩ đến một truyện cười. (Dạ.) Truyện cười rằng nếu tất cả… vì động cơ đầu tiên bị kaput (hỏng), rồi… biết không, truyện cười đó. Khi động cơ đầu tiên bị hỏng, cơ trưởng nói: “Chúng tôi phải hoãn lại một tiếng vì một động cơ bị hỏng”. Một số máy bay có hai động cơ. Một số chỉ có một, nhưng đó là máy bay thể thao. Thường thường [có] hai động cơ, ba, bốn – bốn động cơ. Cho nên nếu một cái bị hỏng, mấy cái kia vẫn có thể chạy. Nên ông ấy nói: “Một động cơ bị hỏng, bị trễ một tiếng”. Rồi một động cơ khác bị hỏng, trễ thêm một tiếng nữa. Lại một động cơ nữa bị hỏng, thêm ba tiếng nữa. Và bà lão, người phụ nữ nhà quê chưa bao giờ đi máy bay, nói: “Trời ơi. Nếu động cơ cuối cùng bị hỏng, chúng ta sẽ ở trên này mãi mãi”.

Hôm qua trong tình huống đó, làm tôi nghĩ đến truyện cười đó nên phá lên cười. Những người ngồi cạnh tôi, nói: “Bà đang cười cái gì vậy? Bộ vui lắm sao?” Tôi nói: “Xin lỗi, không, không vui. Không, không buồn cười chút nào. Quý vị cầu nguyện tiếp đi nhé”. Rồi sau đó tôi lại cười nữa. Tôi không thể nhịn được cười. Đưa cho tôi vài cái khăn. Vì lúc đó tôi nhớ ra một truyện cười khác. Ôi chao! Họ bay lòng vòng rất lâu, tôi có nhiều thời gian để cười. Chứ biết làm gì đây? Nếu khóc, có giúp được gì chăng? Nhưng đáng sợ thật. Cảm thấy bị kiềm chế rất nhiều, bị hạn chế rất nhiều, vì không thể làm gì được trong tình huống đó. Giống như đang ở trong tù, và thậm chí không thể cảm nhận được sàn nhà vì đang ở trên không, và không ai ở đó để giúp mình. Không ai có thể.

Và máy bay đó chỉ được trang bị để bay trong bao nhiêu tiếng thôi. Thường thường, nó chỉ bay một tiếng và có thể tối đa họ cho thêm (nhiên liệu) để bay thêm nửa tiếng hay thêm một tiếng nữa, chứ không phải là mãi mãi. Xăng, nhiên liệu sẽ không tồn tại mãi mãi. (Thật nguy hiểm.) Nếu họ không thể hạ cánh… Đã xảy ra trước đây, có một máy bay không thể hạ cánh và họ không còn nhiên liệu; họ đã chết, máy bay rơi và chết. (Ôi!) Chuyện đó đã xảy ra nhiều lần - nhiều tình huống khác nhau. (Dạ.) Cho nên, dĩ nhiên, mọi người rất hoảng sợ mà tôi cười thì thật là “tội lỗi”. Nhưng lúc đó tôi cứ nhớ ra nhiều truyện cười như vậy về máy bay.

Photo Caption: Cùng Một Vầng Trăng, Cùng Một Thời Gian, Nhưng Tâm Trạng Khác Nhau! Chúng Ta Cũng Thường Như Vậy.

Xem thêm
Tập  2 / 4
1
2024-04-04
1799 Lượt Xem
2
2024-04-05
1422 Lượt Xem
3
2024-04-06
1475 Lượt Xem
4
2024-04-07
1438 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android