Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Hy Sinh Của Sư Phụ Vì Tình Thương, Phần 3/10

2024-01-20
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Thật ra, tôi không muốn cưng chiều quý vị nữa. Tôi muốn quý vị trưởng thành, làm một người thật sự tử tế, dễ thương. Đừng là mối phiền toái cho bất cứ môi trường nào, xã hội nào, hoặc trong mỗi cuộc họp, trong mỗi nhóm nào. Không ai ưa kiểu người không thật tình, không tự nhiên, kiêu căng, đóng kịch. Quý vị có hiểu hay không? (Dạ hiểu.) Tôi không muốn quý vị nghĩ tôi hiền lành, tử tế, dễ thương. Không! Tôi muốn quý vị như vậy đó! Muốn quý vị là người tử tế, hiền lành, người tốt, người dễ thương.

Người kế. (Kính chào Sư Phụ, con có một câu hỏi ngắn. Con gốc người Trung Quốc, nhưng hiện là sinh viên ở Canada. Cho nên, con được Tâm Ấn ở Vancouver, Canada, vì ở đất nước con, Trung Quốc, rất khó được Tâm Ấn. Rồi, sau khi Tâm Ấn, con thật sự thấy có rất nhiều thay đổi trong đời sống. Nhưng với những thay đổi này, có lúc nó cũng thật sự khó khăn cho con.) Tại sao? (Và đôi khi… con thấy rằng sau khi Tâm Ấn, con phải đối phó với rất nhiều khó khăn mà không kiểm soát nổi. Mọi thứ đều trở nên hết sức khó khăn cho con. Bởi vì con nghĩ trước kia, con có một đời sống rất vui vẻ. Con cũng nói [về] vấn đề này…) Vậy thì trả lại Tâm Ấn cho tôi, rồi đi về. Nếu anh thấy khó, phải không? (Dạ không. Con tự hỏi làm sao để con đối phó với sự khó khăn này.)

Khó khăn gì? (Có rất nhiều khó khăn trong đời sống hàng ngày. Từ việc học và công việc làm, và tất cả mấy thứ này mà mình phải đối phó. Cho nên nó mất rất nhiều thời gian, và con không thể có đủ thời gian để thiền.) Vậy, tôi sẽ thiền giùm anh sao? (Dạ không.) Khó khăn gì, tôi không hiểu. Anh nói gì? (Vâng. Con xin lỗi, thưa Sư Phụ. Đây là vấn đề của con.) Không, anh phải nói cụ thể khó khăn gì. Cụ thể. (Dạ được, cụ thể là, thí dụ, đời sống con thay đổi. Hồi trước con không có vấn đề với việc học, nhưng sau khi Tâm Ấn…) Anh có chắc điều đó không? (Dạ xin lỗi, thưa Sư Phụ.) Nghe này. Không, anh phải nói tôi biết.

Ý anh là gì khi nói trước kia anh từng rất vui vẻ? Như thế nào? Và bây giờ, sao anh lại không vui. (Dạ. Thí dụ như, trước kia, con có mối quan hệ rất tốt với giáo sư của con. Nhưng sau khi Tâm Ấn, chỉ hai ngày sau khi Tâm Ấn, bỗng nhiên giáo sư của con đuổi con đi. Ông ấy nói có lẽ con không phải là học sinh thích hợp với ông. Và con nghĩ con thật sự đâu có làm gì sai trước đó, và điểm của con rất cao, và nghiên cứu của con rất xuất sắc. Vậy tại sao ông ấy cho con một cú sốc bất ngờ thế này?) Anh có hỏi ông ấy không? (Dạ không.) Tại sao anh hỏi tôi? Tôi không biết. (Dạ.) Có lẽ anh làm gì sai đó, nhưng ông ấy đã nhẫn nhịn lâu rồi, (Dạ, đúng ạ.) bây giờ tôi nghĩ ông ấy chịu hết nổi – giống như tôi cũng đã chịu hết nổi rồi. Suốt ba chục năm nay, tôi không nói gì ai cả, hầu như không. Nhưng từ giờ trở đi, tôi sẽ nói hết, bất cứ gì. (Dạ.) Tôi cũng thường không nói ra danh tính của tôi, danh tính thật của tôi. Bây giờ, tôi sẽ nói ra hết. Hiểu không? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Có lẽ đã đến lúc. Đến lúc anh phải đối diện với sự thật bên trong anh. (Cảm ơn Sư Phụ.)

Rồi còn gì khác nữa? Vậy bây giờ chuyện gì xảy ra sau khi ông ấy đuổi anh đi? Chuyện gì đã xảy ra cho anh? (Bây giờ con tìm được một giáo sư mới và con bắt đầu làm nghiên cứu.) Rồi sao? (Rồi sau đó, tháng tới, con sẽ làm việc cho LHQ, Liên Hiệp Quốc, về các mối quan hệ giữa những quốc gia đang phát triển. Con có lẽ sẽ [tìm] những quốc gia đã phát triển để tài trợ vài dự án cho mấy quốc gia đang phát triển, hầu cải thiện cơ sở hạ tầng cho những quốc gia này.) Thế thì… (Xin cảm ơn Sư Phụ. Con nghĩ Sư Phụ đã cho con cơ hội thứ hai này để học hỏi và thực hiện nghiên cứu của con.) Anh thà ở lại với sự dễ chịu của giáo sư cũ hay là đi làm việc với Liên Hiệp Quốc? (Dạ không, con đã đổi sang giáo sư mới; con đã tìm được một người mới.) Thấy chưa? (Dạ.) Rồi bây giờ anh có công việc tốt hơn. (Dạ vâng.)

Vậy thì, vấn đề là gì? Anh không thấy điểm tích cực nào trong bất cứ gì. (Dạ.) Bất cứ thay đổi nào anh cũng gọi là vấn đề. (Dạ.) Thay đổi không phải lúc nào cũng có nghĩa là vấn đề; thay đổi nghĩa là tốt. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ, con hiểu rồi.) Vậy sao? (Dạ, con hiểu ạ.) Hiểu thật không? (Dạ thật.) Giáo sư tốt hơn, công việc tốt hơn, mà nói đó là vấn đề. Anh phải lòng giáo sư cũ của anh hay sao? Phải không? Nếu không, sao nó có thể là vấn đề đối với anh? Tôi không thấy vấn đề nào, hiểu chứ? Có ai thấy không? (Dạ không.) . Anh xong chưa? Hay là anh còn câu hỏi ngốc nghếch nào cho tôi nữa? Xong chưa? (Dạ xin lỗi Sư Phụ, con xong rồi.) Tốt. (Dạ.)

Tại sao quý vị cười? (Con nghĩ Sư Phụ phải ngưng thuốc.) Ngưng thuốc? (Dạ.) Tại sao vậy? (Nếu [nó làm] Sư Phụ đổi tính khí như thế – không tốt.) Ý cô là tôi tệ hơn trước hả? Ờ, được rồi. Tại sao? Tốt hơn hay là tệ hơn? Không, chỉ là sau 30 mấy năm kiên nhẫn, tôi đã chán ngán lắm rồi. Thế thôi, không phải tại thuốc đâu. Đừng có cái gì cũng đổ thừa tại thuốc. Dĩ nhiên, tôi không ưa thuốc men. Không thích bị bệnh. Bệnh cũng làm cho mình khó chịu, thiếu kiên nhẫn sao đó. Nhất là nếu sự việc không suôn sẻ như mình muốn. Không ai chăm sóc cho mình lúc ốm đau và... Hôm qua tôi nói với cô ta: “Tôi đang nghĩ làm sao để chuẩn bị cho tuổi già đây. Chắc tôi phải vô nhà dưỡng lão quá”. Họ gọi đó là gì? Nhà dưỡng lão, phải không? (Dạ phải.) Bởi vì tôi có thị giả, mà họ không chăm sóc tôi. Họ không nấu ăn cho tôi. Thậm chí không mua đồ ăn cho tôi. Họ chỉ mua cho họ thôi. Thường thì họ chia sẻ, biết không? Mà tiền là của tôi hết! Cũng may, nếu không, tôi sẽ phải đi khất thực; phải ra ngoài đường. Tôi nghĩ: “Không ai chăm sóc cho mình thì lúc về già, làm sao đây?”

Mới mấy bữa trước, tôi bệnh nặng lắm. Muốn nấu ăn cũng không dậy nổi. Thật sự là vậy. Về già có thể còn tệ hơn nữa, kiểu đó làm sao sống nổi? Nên tôi mới nói với cô ta chắc tôi phải kiếm nhà dưỡng lão hay gì đó, vì ở đó luôn có người chăm sóc cho mình. Hoặc là đến khách sạn ở. Khách sạn hạng nhất có người phục vụ. Ờ, họ thay ga trải giường mỗi ngày, hoặc tối thiểu cũng là 10 ngày một lần. Có phục vụ phòng; muốn gọi họ lúc nào cũng được. Gọi đồ ăn thuần chay cũng có. Ở nhà có người, nhưng không có ai thật sự quan tâm đến tôi. Lúc nào họ cũng chỉ lo cho nhau thôi. Họ nấu ăn cho nhau rồi trở thành bạn thân, hiểu không? Rồi họ chỉ làm việc với nhau hoặc là nghe lời nhau thôi. Họ đâu nghe lời tôi nữa. Tôi biết tất cả chỉ là nghiệp. Biết là lực lượng phủ định khiến họ trở nên như vậy. Nhưng tôi cũng phải sinh tồn chứ. Tha thứ là một chuyện. Tôi cũng phải chăm sóc cho mình, nhưng nhiều khi không biết làm sao.

Gần đây, rất là khó khăn. Nên tôi uống thuốc rất nhiều để cho tỉnh táo hơn, mà bây giờ cô này biểu tôi phải ngưng uống. Nếu ngưng, thì tôi sẽ lại nằm liệt giường, rồi không dậy nổi nữa. Ngay cả ăn cũng không được. Nhiều khi bị nặng vậy đó. Nghiệp chướng nặng quá sức. Thấy thì như cảm cúm bình thường, nhưng quả thật nó làm tôi ngã gục. Đi không nổi; ngủ không được. Không làm sao tỉnh táo, không thể nào dậy được. Nhưng khi tôi ngồi trước mặt quý vị đây, quý vị đâu có thấy, dĩ nhiên rồi. Quý vị không thấy. Tôi đâu muốn đem bộ mặt thiểu não này đi “trình” quý vị. Nên quý vị tưởng đâu lúc nào tôi cũng khỏe, cũng đẹp. Không phải lúc nào tôi cũng khỏe, cũng đẹp. Nhiều khi nghiệp chướng nặng quá, tôi không ngồi dậy nổi. Ngay cả muốn kiếm thuốc uống cũng không nổi. Không tự lo cho mình được, mặc dù bình thường tôi biết thuốc gì cho bệnh gì và những gì để… và biết cách tự lo cho mình. Nhưng trong hoàn cảnh như thế, tôi thấy mờ mịt. Nhưng thế này là tốt rồi. Mấy bữa nay tôi uống thuốc khác, ít ra nó cũng làm cho tôi cảm thấy khỏe hơn. Nên đừng bảo tôi ngưng uống nghe chưa!

Thật ra, tôi không muốn cưng chiều quý vị nữa. Tôi muốn quý vị trưởng thành, làm một người thật sự tử tế, dễ thương. Đừng là mối phiền toái cho bất cứ môi trường nào, xã hội nào, hoặc trong mỗi cuộc họp, trong mỗi nhóm nào. Không ai ưa kiểu người không thật tình, không tự nhiên, kiêu căng, đóng kịch. Quý vị có hiểu hay không? (Dạ hiểu.) Tôi không muốn quý vị nghĩ tôi hiền lành, tử tế, dễ thương. Không! Tôi muốn quý vị như vậy đó! Muốn quý vị là người tử tế, hiền lành, người tốt, người dễ thương. Còn tôi, bà lão này, chỉ có một người thôi. Vả lại tôi là Sư Phụ, dù gì ai cũng thích [tôi]. Còn quý vị sống ngoài kia. Quý vị phải huấn luyện mình cho đàng hoàng hơn, đơn giản hơn, tự nhiên hơn, để người ta còn ưa mình. Nếu tôi cứ cưng chiều quý vị hoài, nói: “Không sao đâu”, “Được rồi”, “Tốt”, quý vị sẽ trở thành người như thế nào? Có những việc tôi không thể thay đổi ở nhà, vì tôi cần họ cho (người-thân-)chó ăn, lái xe cho tôi này kia. Tôi không thể thay đổi người được. Có lẽ thay được, nhưng chưa kiếm được người khác. Nhưng cái gì đổi được ở đây thì tôi đổi.

Đâu phải tôi ở đây để cho quý vị tôn thờ như là người hiền lành nhất Địa Cầu, là vị Minh Sư khoan dung nhất trong lịch sử nhân loại. Không! Tôi muốn quý vị là người tốt. Tôi làm bất cứ gì có thể làm được để quý vị cảm thấy vui lòng. Nhiều khi, tôi làm theo cách khác. Có khi phải dịu dàng; có khi phải cứng rắn. Mỗi người cần mỗi cách đối xử khác nhau. Không thể đối xử tất cả như nhau được; đó là quá cứng nhắc. Đó là quá ngốc. Nhưng tôi biết một số quý vị không thích bị đối xử cứng rắn. Vậy thì nên vui là tôi không đối xử cứng rắn với quý vị. Nếu tôi đối xử cứng rắn với người khác, thì đâu có liên quan gì đến quý vị. Hay là – có liên quan đến quý vị? (Dạ không.) Vậy thì đừng sợ! Nếu quý vị muốn, tôi có thể đáng sợ hơn. Thật sự tôi làm vậy vì nghĩ rằng quý vị vẫn còn dạy dỗ được. Còn người nào mà tôi thấy không nghe lời, có nói cũng vô ích hoặc ngã chấp quá cao, thì khỏi nói làm chi cho mất công. Dù có ở ngay bên cạnh, tôi cũng không nói nửa lời. Cái gì cũng mỉm cười rồi nói: “Ờ, sao cũng được”. . Nếu quý vị là người tử tế thì tốt cho quý vị. Chứ tôi đâu có được lợi lộc gì. Trời ơi. Người khai ngộ không nên là mối phiền toái. Thật vậy, quý vị phải tỉnh ra một chút.

Còn một người nữa đây. Ôi trời! Tới bốn người đề nghị thuốc cho tôi, mà cô bảo tôi ngừng thuốc để thay thế nó bằng tất cả những cái này sao? Trời ơi. Trời ơi! Một thuốc này, một thuốc này nữa. Hai, ba, bốn. Trả hai thứ về rồi, còn lại hai. Tôi không muốn đâu nha. Để khỏi nghe mấy chuyện đó nữa. Ồ, quý vị này! Đặt câu hỏi mà cũng không biết đặt. Chúng ta không muốn cái này.

Tôi có một bản đồ Thái Lan… Không biết tôi để ở đâu. Cô biết ở đâu không? Tôi thường để… Hồi trước nó ở đây, rồi có ai đó đem nó đi mất hay sao đó. (Dạ có lẽ ở trong văn phòng?) Văn phòng tôi? Tôi đâu có thấy. Tôi chưa có thời gian để lo về chuyện đó. Thấy không? Mà nó mất rồi. Cô làm ơn vào văn phòng xem có cái gì trong đó không. (Dạ.) Nếu không, cô phải làm một cái mới. (Dạ.)

Xem thêm
Tập  3 / 10
1
2024-01-18
3674 Lượt Xem
2
2024-01-19
2890 Lượt Xem
3
2024-01-20
2603 Lượt Xem
4
2024-01-21
2440 Lượt Xem
5
2024-01-22
2498 Lượt Xem
6
2024-01-23
2460 Lượt Xem
7
2024-01-24
2292 Lượt Xem
8
2024-01-25
2145 Lượt Xem
9
2024-01-26
2192 Lượt Xem
10
2024-01-27
2142 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android