Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Minh Sư Cải Trang, Phần 4/6

2023-08-15
Lecture Language:English,Chinese (中文)
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Chúng ta ở đây là để biết chính mình, biết Thượng Đế, và điều đó đã khuấy động nhiều vấn đề ở Địa Cầu giữa những người chưa sẵn sàng muốn nghe. Không thể tưởng tượng nổi họ mù quáng tới mức đó. Mù quáng quá chừng! Những thứ rõ ràng như thế mà họ không hiểu. […] Rất ngạc nhiên là nhiều quốc gia gọi là cường quốc, văn minh mà không phải lúc nào họ cũng phát triển về hiểu biết tâm linh.

Đất đai không thành vấn đề! Mà là người dân; chính trị gia; các nhà lãnh đạo tôn giáo, đủ thứ. Lúc nào cũng vậy. Luôn luôn như vậy. Những ai dạy Chân Lý, điều chân chính, họ gặp nhiều khó khăn hơn là những người chỉ lặp đi lặp lại những gì còn sót lại từ những người khác. Cho dù tôi chỉ là người xuất gia bình thường hay là bất cứ ai, tôi đi đâu cũng được, có mảnh đất rộng bao nhiêu cũng được. Chỉ việc mở quyển Thánh Kinh hoặc Kinh Phật ra đọc. Rồi thì chúng ta sẽ được hoàn toàn an yên. Không có vấn đề gì. Chỉ là chúng ta không theo những truyền thống, tục lệ này. Chúng ta ở đây là để biết chính mình, biết Thượng Đế, và điều đó đã khuấy động nhiều vấn đề ở Địa Cầu giữa những người chưa sẵn sàng muốn nghe. Không thể tưởng tượng nổi họ mù quáng tới mức đó. Mù quáng quá chừng! Những thứ rõ ràng như thế mà họ không hiểu.

Nếu tôi đến quốc gia quý vị một thời gian, như một tuần, hai tuần, hay là hai, ba tháng, thì có lẽ không sao. Nhưng nếu ở lâu thì lại khác. Rất khác. Vì Lực lượng Khẳng Định sẽ được khuấy động, rồi lực lượng phủ định sẽ cảm thấy xôn xao. Rồi hai bên sẽ giằng co, thế là sự việc bắt đầu hơi khó chịu một chút – một chút, rồi thêm nhiều nữa tùy theo đó là quốc gia nào. Rất ngạc nhiên là nhiều quốc gia gọi là cường quốc, văn minh mà không phải lúc nào họ cũng phát triển về hiểu biết tâm linh. Chính quý vị cũng biết mà.

Cho nên đừng có làm khó khăn thêm cho tôi, bằng cách thỉnh cầu tôi chỉ đi đến quốc gia quý vị hoặc là ở lại chỗ nào lâu hơn, và thiết lập một nơi nhất định. Tôi cũng muốn lắm, muốn lắm. Tin tôi đi, tôi còn muốn nhiều hơn tất cả quý vị muốn. Để tôi khỏi phải chạy lung tung – rồi mọi người có thể đến gặp tôi, này nọ. Cũng dễ hơn cho tôi. Tôi cũng không thích du hành nhiều như quý vị vậy. Tôi ghét du hành lắm. Không thích vận động nhiều thế. Đây là cách đã được an bài. Từ quan điểm của quý vị thì thấy có vẻ rất dễ dàng vì đó là quốc gia quý vị và quý vị chỉ là một người bình thường. Không làm gì để khuấy động vấn đề nào cả. Quý vị có thể truyền bá giáo lý cho vài người bạn và láng giềng, và phát tờ rơi. Quý vị không phải chịu trách nhiệm, nên quý vị không cảm thấy áp lực. Thỉnh thoảng quý vị cảm thấy! Dù vậy, một số người cũng gây khó khăn cho quý vị.

Lần trước tôi được mời sang Đài Loan (Formosa), chỉ để nói chuyện một chút trong viện nghiên cứu – khoảng hai tiếng đồng hồ, trả lời những câu hỏi của họ này nọ. Vậy mà, người tổ chức vẫn chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phân bộ khác nhau: liên tục gọi điện cho họ, chất vấn họ, đe dọa họ, gây áp lực cho họ, và đủ thứ về lý do tại sao họ mời đích danh tôi. Họ có thể mời bất kỳ ai khác, thì không bị chất vấn, bởi vì tôi không phải là người duy nhất được mời ở đó. Nếu mời một mình tôi thì quá tệ cho họ; họ sẽ gặp rắc rối, tôi đoán vậy. Vì vậy, họ đã mời nhiều người, ít nhất là sáu, bảy người. Tôi chỉ là một trong số họ. Và những người khác thì không gặp vấn đề. Chỉ riêng lời mời tôi đã gây ra nhiều thắc mắc và khuấy động nhiều phấn khích giữa dân chúng, chính trị và tôn giáo ở đó. Tôi cũng không biết tại sao. Đừng hỏi tôi tại sao, bởi vì tôi không biết. Tôi không biết mình đã làm gì. Và tôi không biết tôi đã làm gì mà gây quá nhiều phấn khích, thắc mắc giữa họ và gây áp lực cho người mời, người tổ chức.

Quý vị tưởng tượng được tại sao không? (Vì Sư Phụ quá nổi tiếng.) (Ngài rất dũng cảm.) (Sư Phụ là Vô Thượng Sư.) Xin lỗi? (Vì Sư Phụ nổi tiếng quá.) Nổi tiếng quá? Mấy người kia cũng nổi tiếng mà. (Họ sợ.) (Bởi vì Sư Phụ dạy Chân Lý.) Tôi dạy Chân Lý. (Không muốn dân chúng có kiến thức tốt hơn vì họ sẽ mất quyền lực. Sư Phụ là Phật, họ biết điều đó, nên họ cảm thấy sợ.) Cũng có thể như vậy! Có lẽ quý vị đúng. Tất cả quý vị đều đúng. Nhưng tôi vẫn không hiểu. Ý là, tôi không hiểu sao chúng ta là Phật, là Thượng Đế mà lại có thể chọn con đường mù quáng, vô lý như vậy để mà đóng vai ngu muội. Nhưng nó là như vậy, chắc thế – đường lối của Tạo Hóa. Phải có hai lực hiện hữu cùng một lúc.

Thôi như vậy cũng tốt cho tôi. Nghĩa là tôi đỡ phải làm nhiều, vậy cũng được. Đó là sự bảo vệ cải trang! Nếu dễ dàng quá thì người nào cũng mời tôi mỗi tuần, mỗi tháng, thì tôi sẽ không còn thời gian nào hết, ngay cả cho quý vị, để mà lo cho những người đã Tâm Ấn rồi. Không phải Tâm Ấn không thôi; mà còn phải lo cho họ sau đó. Như vậy tôi có nhiều thời gian hơn, nên chúng ta có thể tổ chức bế quan, chuyện trò vớ vẩn với nhau cho vui, và làm bạn.

Dạo này có gì mới không? Quý vị có gì hay kể tôi nghe không? Có ý kiến nào hay ngoài trường học? Trường học là một ý kiến hay. Khách sạn cũng là một ý kiến hay. Hồi trước, lâu lắm rồi, tôi đã nghĩ có lẽ mình mua một khách sạn, rồi quản lý giống như khách sạn, ai tới lúc nào cũng được. Tôi đã nghĩ vậy đó. Nhưng rồi mình phải biết cách đóng thuế này nọ đủ thứ. Phải có nhân viên thật sự giỏi, kế toán viên giỏi và đủ thứ. Tôi thấy hơi sợ. Cái gì mà liên quan đến nhiều tiền bạc, giấy tờ, thuế này nọ là tôi sợ. Sợ lỡ mình quên không trả hay là không biết trả làm sao, rồi… Nhưng bây giờ [thế này là] ổn rồi.

Có điều, tôi nghĩ nhiều người quý vị muốn có một nơi đặc biệt, như là Miaoli [Miêu Lật] hồi trước, để biết tôi có đó, quý vị có thể đến bất cứ lúc nào. Tôi nghĩ ý kiến đó cũng hay. Nhưng người khác thì họ làm sao? Những Minh Sư khác, Họ làm sao? Làm sao Họ… Giả sử, thí dụ như Họ dạy cùng pháp môn; thì Họ làm sao? Họ ở trong nước họ hả? Chắc vậy. Như Ấn Độ Ấn Độ bình an hơn, hay là không? (Nepal, thưa Sư Phụ. Nepal.) Nepal à? (Dạ vâng.) Nepal thì sao? Chúng ta quên Nepal rồi. (Người Nepal thương Sư Phụ lắm ạ – cả những người theo Đạo giáo [cũng thương].) Họ thương, họ thương. (Dạ đúng.) Nhưng nơi đâu, họ cũng cảm nhận rất nhiều tình thương; phải nói như vậy. Ồ, ở Nepal, chúng ta có như gần 700 người thọ Tâm Ấn chỉ trong một đêm thôi. (Chà.) Đó là rất nhiều so với mấy nước khác. (Hai trăm sáu mươi.) Hai trăm sáu mươi! (Hơn 2.500 người tới nghe giảng pháp…) Ồ, đó là nhiều lắm! 10%. (Có 260 người và 500 người tu Pháp Phương Tiện.) 500 người tu Pháp Phương Tiện. Ờ, đó là rất nhiều.

Nepal là nước rất buồn cười. Họ rất thân thiện. Ngày tôi giảng pháp, có một cuộc biểu tình rất lớn đang xảy ra ở ngoài đường, cạnh hội trường giảng pháp. Họ chạy quanh chỗ đó. Lúc đó có hàng ngàn người đang biểu tình chống chính sách gì đó của chính phủ. Tôi thật sự không rõ lắm. Sau khi biểu tình xong, tất cả họ đi tới hội trường. Họ quăng hết biểu ngữ, xếp cờ lại rồi sắp hàng trước hội trường, đòi vô. Cảnh sát sợ, nên không cho họ vào. Họ cứ đứng đó, nói: “Khi nào nghe được Minh Sư giảng pháp, chúng tôi mới đi”. Cho nên họ cứ đứng ngoài đó. Hàng ngàn người đứng bên ngoài. Chúng ta không có thiết bị cho họ vì hội trường bên trong đầy rồi, hết chỗ ngồi rồi. Hơn bốn ngàn hay năm ngàn người – chúng ta không có chỗ cho họ, nhưng họ vẫn đứng đó.

Quốc gia đó rất là kiên quyết. Họ tốt lắm. Nhưng quốc gia đó là một quốc gia Phật giáo rồi, đa số là Phật tử. Một số theo Ấn Độ giáo và một số Hồi giáo. Nhưng tất cả mọi người, thậm chí người Hồi giáo, người Ấn Độ giáo đều đứng ngoài đó. Cảnh sát muốn họ về nhà. Cảnh sát nói: “Quý vị xong việc rồi, biểu tình xong rồi, thì bây giờ về nhà đi chứ”. Họ nói: “Không. Chúng tôi tới đây để nghe Minh Sư giảng”. Họ nói: “Khi nào nghe được Minh Sư giảng, chúng tôi mới về. Đó là ở bên ngoài, còn bên trong cũng rất hào hứng và đầy tình thương. Một quốc gia rất tốt.

Quý vị nghĩ sao? Không có ý kiến. Đạo sĩ thì sao? (Dạ khó tìm.) Khó tìm nghĩa là sao? Khó nói hả? (Dạ khó tìm.) Khó tìm cái gì? Đất đai? Đất đai không khó. Sự ổn định thì… (Nếu có tiền…) Có tiền thì được. Vậy sao nói khó tìm? (Dạ khó tìm. Đi đến đó rất rắc rối.) Ồ, xa xôi quá. (Dạ đúng ạ.) Ông ấy nói quốc gia đó xa xôi quá, khó khăn quá. Khó tới đó. (Dạ.) À, nước nào cũng có vấn đề gì đó ha.

Còn Âu Lạc (Việt Nam) thì sao? Đỡ vấn đề hơn hả? Ít khó khăn nhất hả? (Dạ có vấn đề chính trị.) Ờ, đúng. Quý vị không biết! Không biết đâu. Người dân ở nơi đâu cũng ổn. Đa số chỗ nào – đất nước nào – người dân cũng ổn, ngoại trừ những người quá khích. Nhưng đa số người dân ở quốc gia nào cũng đều rất thân thiện với chúng ta và hoan nghênh chúng ta khắp nơi; quý vị có thể thấy điều đó. Bất kỳ quốc gia nào! Dù đó là Jerusalem (Israel) hay Nepal hoặc Ấn Độ hay Hoa Kỳ hoặc bất cứ nơi nào. Ngay cả Úc châu, New Zealand – quý vị thấy người dân đâu đâu cũng tử tế với mình. Họ chấp nhận liền vì linh hồn họ biết. Có điều tình hình chính trị trong nước đó hoặc tình trạng tôn giáo trong nước đó gây khó khăn cho chúng ta, không ở lâu được. Thế thôi; chứ không phải người dân. Thành ra, muốn giúp người ta, tôi phải đi từ nước này sang nước nọ. Vậy đủ rồi – không cần ở lại chỗ nào hết. Quý vị phải chạy khắp nơi với tôi.

(Hay là chúng ta thu tiền mua đất, rồi thiết lập một quốc gia.) Ý đó hay. (Rồi người nào vô nước này cũng phải ăn chay (thuần chay).) Chúng ta thích ý kiến đó. Quý vị mua một hải đảo ở Indonesia rồi bắt đầu tìm kiếm phiền phức. Muốn thiết lập một quốc gia phải mất lâu lắm. Muốn được công nhận, không phải là chuyện dễ. Một khi nói với Liên Hiệp Quốc mình thuộc Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, và mình ăn thuần chay, họ thậm chí không muốn nói chuyện với mình, tôi nghĩ không được. Không biết nữa. Họ thích chính trị với nhau. Không biết là họ có chấp nhận một quốc gia thuần chay, có người tu hành này nọ hay không. Không phải dễ. Có lẽ quý vị nên có chân trong Liên Hiệp Quốc, trong ban quyết định, lúc đó mình mới nói chuyện được. Muốn có một quốc gia thì phải được Liên Hiệp Quốc xác nhận, và có lẽ [cần] 6 hay 7 quốc gia nữa. Tôi nói đúng không? Có ai biết không? (Dạ không.) Không biết hả? Nghe nói như vậy mà, đại khái là vậy đó. Ngoài ra cũng có… Không biết họ đòi hỏi như thế nào. Sao quý vị không tìm hiểu thử rồi cho tôi biết? Tìm hiểu đi rồi nói cho tôi biết.

(Có lẽ chúng ta [nộp đơn] lên UNESCO. Chúng ta có thể yêu cầu UNESCO cho phép.) Ồ! Anh làm đi. Anh làm việc đó đi! (Nếu tất cả đệ tử…) Ừ, sao không? Tìm hiểu đi, nhé? Hỏi coi có những điều kiện gì. Bao nhiêu tiền, thí dụ vậy. Có lẽ mình phải trả gì đó; tôi không biết. (Nếu có chữ ký của tất cả đệ tử và [có thể] viết một lá thư gửi UNESCO, thí dụ vậy.) Được. Chúng ta làm thử coi. Nó chỉ làm mình nổi tiếng hơn, và… thu hút thêm sự chú ý của người ta. Tôi không chắc. Thôi khỏi. Cứ yên lặng thì tốt hơn, như vầy tốt hơn. Tốt hơn. Tôi đi đâu cũng dễ hơn. Một khi làm người đứng đầu của một quốc gia, ồ, tôi chạy đâu đây? Một khi tôi làm vua một nước thì không thể đi đâu được! Sẽ còn tệ hơn bây giờ nữa.

Xem thêm
Tập  4 / 6
1
2023-08-12
3323 Lượt Xem
2
2023-08-13
2615 Lượt Xem
3
2023-08-14
2237 Lượt Xem
4
2023-08-15
2299 Lượt Xem
5
2023-08-16
2105 Lượt Xem
6
2023-08-17
2091 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-05-12
591 Lượt Xem
2024-05-12
611 Lượt Xem
10:27
2024-05-11
176 Lượt Xem
39:05

Tin Đáng Chú Ý

23 Lượt Xem
2024-05-11
23 Lượt Xem
31:28
2024-05-11
1237 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android