Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Giúp Đỡ Và Tình Thương Vô Điều Kiện Là Giải Pháp, Phần 7/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Họ giúp tôi sửa mái hang động. Vì vậy, bây giờ nước chảy rất ít, chỉ một chút thôi. Có thể chịu được. Trước đó thì như lụt lội, như bể bơi. Nhưng tôi không quan tâm. Chính họ có ý kiến đó. Họ đã mua mọi thứ rồi mới cho tôi biết. Rồi tôi nói: “Ồ, tôi phải suy nghĩ đã”, để cho ai đó tiếp tục trèo lên mái. Tôi nói: “Thật ra tôi không cần, tôi có lều rồi. Dù sàn bị ngập nước, và nước nhỏ giọt, cũng chẳng ảnh hưởng đến tôi”.

Tôi luôn phải chạy trốn để họ không kể chuyện đời họ và tất cả sự biết ơn này, có lẽ với tấm bảng [kỷ niệm], vì đặc ân được sửa sàn nhà của tôi, thí dụ vậy. Tôi luôn chạy trốn bất cứ khi nào họ làm việc. Tôi phải bảo họ làm gì, làm gì, cái gì, cái gì, rồi tôi chạy. Nhưng vì thế mà đôi khi họ làm những việc mà lẽ ra họ không nên làm. Quý vị muốn nghe, hay không? Không! Quý vị không muốn. Sao im lặng quá vậy? Muốn nghe, hay không muốn nghe? (Dạ muốn.) Vậy tại sao im lặng quá vậy? Đó là lịch sự sao? Đó là lịch sự, hay quý vị muốn nghe? (Chúng con muốn nghe. Vâng! Dạ muốn, thưa Sư Phụ.) Bây giờ tôi hỏi thì quý vị không trả lời tôi. Khi tôi bận, thì quý vị muốn kể tôi nghe toàn bộ câu chuyện. Cảm xúc của trái tim, đặc ân của quý vị… Tôi chỉ cần nhanh nhanh để có mặt ở đây đúng giờ. Hàng ngàn người đang chờ và đoàn hát từ xa xôi đến đây để trình diễn. Tôi không thể cứ ở đây nghe quý vị nói. Hay tôi có thể? Quý vị nghĩ tôi có thể sao? (Dạ không.) Không! Tôi còn quên cả bữa sáng của mình.

Rồi, ví dụ như, bởi vì tôi không có ở đó, đôi khi họ làm những việc không phù hợp. Nếu tôi có ở đó, tôi sẽ nói với họ: “Không, không. Đừng làm vậy”. Ví dụ như, hang động của tôi – có một cái bục, rất cao, như thế này. Trước khi chúng tôi đến, họ đã đặt tượng Tổ Sư Thiền Tông (Phật giáo), Ngài Bồ Đề Đạt Ma, ở đó. Sau khi chúng tôi mua đất, vì bức tượng thuộc về họ nên họ đã chuyển bức tượng đi. Và có một chút xi-măng, nhọn và lồi lõm, nơi họ đã gắn [tượng] vào. Rất lồi lõm và nhọn, thậm chí không thể dựng lều trên bục đó, ngoài chuyện nước chảy dột nữa. Nên, sau đó, những ai giúp việc họ rất tử tế. Họ giúp tôi sửa mái hang động. Vì vậy, bây giờ nước chảy rất ít, chỉ một chút thôi. Có thể chịu được. Trước đó thì như lụt lội, như bể bơi. Nhưng tôi không quan tâm. Chính họ có ý kiến đó. Họ đã mua mọi thứ rồi mới cho tôi biết. Rồi tôi nói: “Ồ, tôi phải suy nghĩ đã”, để cho ai đó tiếp tục trèo lên mái. Tôi nói: “Thật ra tôi không cần, tôi có lều rồi. Dù sàn bị ngập nước, và nước nhỏ giọt, cũng chẳng ảnh hưởng đến tôi”.

Nhưng sau đó vì tôi cần làm việc ở đây, nên họ mang thêm trang phục vào, rồi tôi phải mua mấy cái tủ nhựa để đựng. Rồi tôi nói: “Tôi ổn, không cần sửa mái đâu”. Nhưng họ nói họ đã chuẩn bị xong rồi và ngày mai họ sẽ làm. Tôi nói: “Cái gì?! Sao không nói với tôi sớm hơn, trước khi quý vị mua?” Họ mới nói là sáng hôm sau đã bắt đầu làm việc rồi. Họ không biết là họ nên nói sớm hơn với tôi, do đó họ không nói. Nên, tôi nói: “Thôi không sao. Quý vị sẽ mất bao lâu để sửa?” Họ nói: “Có lẽ hai, ba ngày”. Ôi, Trời ơi. Vậy thì tôi sẽ ở đâu? Tôi phải chuyển đi, ở chung với người-thân-chó. Như vậy cũng được. “Được! Vì quý vị đã chuẩn bị mọi thứ và tất cả mọi người đã sẵn sàng đến, thì cứ làm thôi”. Không phải hai ngày – mà bốn, năm ngày. Tôi không nhớ là bao lâu. Thôi cũng được. Đó không phải là chuyện lớn.

Và sau đó họ cũng muốn làm phẳng cái bục xi-măng nơi xi-măng nhô lên như ngọn núi, ngọn núi nhỏ. Không thể dựng lều ở đó vì lều sẽ bị đâm thủng đáy. Tôi nói: “Quý vị định làm gì bởi vì có rất nhiều xi-măng nhô lên ở đó?” Họ nói: “Chỉ làm phẳng nó một chút, rồi đặt miếng gỗ lên trên là được”. Tôi nghĩ họ sẽ làm như vậy. Không, họ không làm vậy! Nhưng thôi, tôi nói: “Được, vậy thì làm đi. Mất bao lâu đây?” “Ồ, nửa ngày, không thành vấn đề”. Thôi được. Vì trước đó họ đã làm ở chỗ khác và chỉ mất nửa ngày. Và họ dựng một cái lều lớn để tôi có thể ở đó, tốt hơn cái lều tôi có. Họ nghĩ là nó quá nhỏ. Tôi nói: “Ừ, tôi nhỏ người. Thật ra như vậy là đủ tốt rồi”. Nhưng thôi cũng được, họ làm vậy bởi vì cũng là nhân tiện họ đang sửa mái nhà, nên họ sửa luôn cái bục.

Sau đó, tôi nhận ra rằng họ không chỉ làm chỗ đó. Họ cũng sửa cái sàn nữa; lát hết gỗ, gỗ giả, lót gỗ giả xuống sàn vì gỗ [thật] sẽ rất mau mục. Vì vậy, khi tôi hỏi họ, họ nói: “[Mất] ba ngày, thưa Sư Phụ”. Tôi nói: “Cái gì?! Chỉ lát gỗ lên hai mét vuông nhỏ mà sao phải mất ba, bốn ngày?” Và rồi, tôi nhận ra là họ cũng sửa toàn bộ cái sàn. Và xi-măng, họ không chỉ làm phẳng một chút, mà dỡ bỏ hết, và làm xi-măng phẳng phiu. Dĩ nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bởi vì tôi không có ở đó, cho nên chuyện luôn luôn như vậy. Tôi không thể ở đó. Tôi không thích ở đó vì sẽ phải nghe kể chuyện, và tôi không có thời gian. Và nếu nói với họ rằng tôi không muốn nghe, không có thời gian, thì có thể làm mất lòng họ. Con người nhạy cảm vô cớ. Thật không dễ chút nào. Sau đó họ nói với tôi: “Thưa Sư Phụ, chúng con đã sửa mái, nhưng vẫn còn một số chỗ bị dột, nước nhỏ xuống sàn. Khi đang làm sàn, chúng con thấy dột”. Tôi nói: “Không, không. Ổn mà. Chỉ một chút xíu thôi. Sẽ khô liền, không như trước đây. Nước khô liền. Đừng lo về điều đó nữa”. Tôi nói: “Cảm ơn quý vị. Cảm ơn”. Tôi không muốn họ… Tôi nói: “Không. Không. Vậy là tốt rồi. Tốt rồi. Bây giờ vậy là tốt lắm rồi. Tuyệt vời. Xin đừng lo. Vậy là tốt rồi”, bởi vì tôi không muốn sửa nữa.

Thật ra trước đó cũng ổn, chỉ cần sửa chỗ đó để dựng lều lên thôi. Vậy dễ hơn! Thế mà họ làm hết cả cái sàn. Và nếu tôi yêu cầu họ xử lý vài giọt, giọt, giọt này, có lẽ họ sẽ làm gì đó khác nữa. Không biết nữa. Tôi không muốn làm phiền mọi người làm việc cực nhọc. Trước đây, tôi thậm chí không để ý đến cái sàn, hoặc lát sàn gỗ lên trên. Tôi không cần. Họ nói: “Thưa Sư Phụ, nhưng nước dột chảy khắp nơi”. Thậm chí, sau khi họ sửa mái, nước không chảy xuống từ mái mà chảy ra từ khe hở của tường, và đôi khi từ dưới đất lên, hoặc nước mưa từ bên ngoài vào. Vì vậy mà họ cũng muốn sửa cánh cửa. Cánh cửa không phải là cửa thật. Mà giống như một hàng rào dựng lên, và rồi gắn một tấm nhựa lên trên, để ngăn mưa ngăn gió. Mùa đông, tôi cắt nó ra để mát hơn. Nhưng rồi mưa tạt vào. Nhưng không nhiều, đỡ hơn trước. Trước đây, tôi không quan tâm ngay cả khi mưa làm ướt khắp sàn. Nước nhỏ giọt từ trần nhà xuống một chút và rồi, dĩ nhiên, nó ướt hết sàn. Họ nói: “Thưa Sư Phụ, chúng con phải sửa chỗ này. Chỗ nào cũng có nước”. Tôi nói: “Tôi không quan tâm”. Tôi có cái lều, và cái sàn này, tôi coi nó như xa lộ, như một con đường. Tôi không sống trên sàn. Có cái bục cao hơn trong đó, và tôi dựng lều trên bục, thế là đủ rồi. Và tôi đi giày để đi ra đi vào, nếu nền ướt thì tôi đi giày cao hơn. Nếu nền khô thì chỉ cần đi dép. Chỉ khi trời mưa thôi, còn khi trời không mưa, thì không thành vấn đề. Tôi không coi nó như cái gì đó quan trọng.

Nhưng dĩ nhiên, họ rất tốt. Họ lo lắng cho tôi và họ đã sửa nó. Nhưng tôi không muốn sửa. Tôi không có ý định đó. Cho nên, nếu tôi nhờ việc gì, thì một việc khác sẽ được thực hiện và rồi mãi mãi, mà tôi không cần như thế. Tương tự, có rất nhiều chuyện khác… Nếu họ sửa gì đó ở đây... Nhưng đó chưa phải là trường hợp tệ nhất. Trông cũng đẹp hơn và sạch sẽ hơn, và bất kể mưa hay dột gì, nó chảy dưới sàn gỗ nên tôi không nhìn thấy nhiều. Bây giờ chỉ là một chút. Cũng không đến nỗi nào, không tệ. Nếu người-thân-chó đi vào, thì chân họ không bị lấm lem bùn đất. Cũng không đến nỗi nào. Và khi thay quần áo, đôi lúc cũng không cần phải lo lắng lắm, vì nếu không cẩn thận thì quần sẽ bị rớt xuống, ống quần sẽ rớt xuống nước. Nó bị ướt thì phải thay cái khác, v.v., v.v. Nhưng đó chưa phải là trường hợp tệ nhất. Thật tốt khi họ đã làm việc đó, hóa ra là tốt.

Nhưng một việc khác, họ sửa cái gì đó để che cho kín đáo, để người ta không thấy bên trong. Và rồi họ bước lên trên phòng tắm tạm thời của tôi. Nó vuông như thế này, và rồi ở trên cùng, họ lợp bằng tấm kim loại rất mỏng hoặc tấm nhựa, và họ đi trên đó để sửa. Họ không cần phải làm vậy. Bởi vì có chỗ khác ở gần đó, họ không cần phải đi trên mái, mà có thể dùng một cái thang. Nhưng họ lại đi trên nóc phòng tắm của tôi, giống như kiểu phòng tắm tạm thời của tòa nhà này, rồi cái mái bị cong xuống. Trước đó, cái mái như thế này. Quý vị hiểu ý tôi không? Rồi nước sẽ chảy xuống, không vấn đề gì. Bây giờ, cái mái thành như thế này, và tôi không thể đóng cửa, cũng không thể mở cửa, và nếu tôi dùng sức, nước mưa đọng trên mái sẽ đổ xuống khắp người tôi! Tôi đã quen đóng cửa và mở cửa, dĩ nhiên rồi, và nhiều lần tôi được tắm miễn phí như thế. Không sao, bình thường thì tôi có thể đi thay đồ. Nhưng một khi tôi đã trang điểm và mặc y phục, mà cả người ướt hết, thì đôi khi tôi không đi ra được. Làm khô tóc và trang điểm lại không kịp. Cho nên không phải lúc nào cũng miễn phí. Rồi họ dùng bồn rửa, bồn rửa ngoài trời mà tôi dùng bên ngoài để rửa tay, họ đã dùng nó để khoan mọi thứ trên đó, giống như bàn làm việc. Và vì vậy, họ cũng đục lỗ trên bồn rửa của tôi luôn. Cái bồn rửa mới, họ vừa làm xong. Ví dụ như vậy. Cho nên thật đáng sợ khi có người vào nơi của mình; họ sửa một thứ – họ lại làm hỏng một thứ khác. Và nếu mình la hoặc quở trách họ, thì họ sẽ bị chạm tự ái. Nên tôi chỉ “ngậm miệng” và sau đó tiếp tục bất cứ gì. Bây giờ quý vị biết rồi. Vì vậy, nếu quý vị đến giúp tôi, hãy cẩn thận, hãy lưu tâm đến đồ vật của tôi.

Nói nhiều quá. Ôi, Trời ơi. Đến giờ đi ăn rồi chứ hả quý vị? Bốn giờ rồi. Nếu không còn câu hỏi nữa, thì tôi đi đây. (Không ạ…) Không hả? “Không” là sao? Tôi làm gì ở đây? Ngồi đây à? Lịch của tôi đã hết rồi. Tôi đã phải cố gắng đến đây để gặp quý vị vì tôi không thích mặc y phục đẹp. Chỉ là tôi phải làm vậy. Đó là quy tắc. Quy tắc trong công việc của tôi. Nó thuộc về công việc. Quý vị đã từng xem… Cách đây lâu lắm rồi tôi có xem vài tập của bộ phim “Monk”. Quý vị xem chưa? Phim Mỹ nhiều tập. Về một thám tử. Không sao. Không nói về ông ấy, mà về một cảnh sát trưởng. Ông ta là cảnh sát trưởng, trưởng văn phòng, của một trụ sở cảnh sát. Ông ta là cảnh sát trưởng và ông ta để ria mép. Và một lần nọ, không biết vì lý do gì ông ta đi nơi khác, hay sao đó, rồi phụ tá của ông phải thay mặt ông. Và anh đó không thông minh lắm. Thôi cũng được. Nhưng anh ta cũng để ria mép. Rồi mọi người đến nhìn, và anh ta còn rất trẻ, một chàng trai trẻ, nên anh ta không cần để ria mép. Họ hỏi anh ta: “Ồ, bây giờ anh có ria mép hả?” Anh nói: “Nó thuộc về công việc”.

“(f): Cái gì vậy?

Captain(m): Cái gì?

(f): Trên mặt, trên môi anh.

Monk(m): Trông có vẻ hơi giống ria mép.

Captain(m): À, tôi hiện đang chỉ huy, nó thuộc về công việc.”

Có lẽ cảnh sát trưởng thì phải để ria mép, có lẽ như vậy. Nên, đây cũng thuộc công việc. Nếu trở thành người kế vị của tôi, quý vị muốn mặc gì thì mặc. Làm ơn! Hoặc không mặc, tôi không bận tâm. Những thứ này không thuộc công việc của quý vị. Đó là nghiệp khác, công việc khác.

Tốt, tốt. Bây giờ tôi đi, để quý vị có thể đi thưởng thức bữa tối, nhìn mặt trời một chút trong khi nó vẫn còn ở đó. Vào giờ này ánh nắng dễ chịu. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Không có chi. Mặt trời bây giờ rất dễ chịu vì không quá nóng. Nhưng quý vị cần một chút nắng, nhất là khi quý vị đến từ quốc gia có nhiều tuyết và mùa đông dài. Hãy tận dụng chút ánh nắng mặt trời. Ăn dưới nắng. Ngồi dưới nắng. Được rồi. Khi nào gặp quý vị thì tôi sẽ gặp. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Họ sẽ ở lại bao lâu? Những vị xuất gia sẽ ở lại bao lâu? (Sư Phụ hỏi khi nào quý vị sẽ về. Quý vị ở lại đến khi nào? Đến ngày 19?) (Ngày mai…) (Ngày mai.) Ngày mai họ về rồi sao? (Dạ, ngày mai họ về.) Sao vội vậy? Tại sao? (Sư Phụ hỏi tại sao quý vị lại về vội vậy.) (Con có một số công việc phải làm ở nhà.) Họ có việc à? (Họ có rất nhiều việc phải làm.) Ồ, dĩ nhiên rồi, các nữ tu rất bận! Khi quý vị nghĩ bằng cách rời khỏi nhà, sẽ không có gì để làm, thì quý vị lầm rồi! Các nữ tu đúng giờ giấc hơn quý vị. Mỗi khi họ đến, họ lập tức về nhà sau đó. Ý tôi là nếu quý vị nói: “Thiền nhị”, thì họ chỉ ở lại bấy nhiêu thôi. Nếu họ nói: “Thiền tam”, thì họ chỉ ở lại bấy nhiêu thôi. Sau đó không bao giờ gặp lại họ. Không như một số quý vị – sau đó ăn dầm nằm dề, không thèm về nhà luôn.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/12)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-07
1182 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

327 Lượt Xem
2025-01-07
327 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android