Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tâm Thức Thăng Hoa Và Xu Hướng Thuần Chay Tăng Lên Của Thế Giới, Phần 8/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Họ gắn đủ loại máy móc vào khắp người tôi nên họ không cho phép căn phòng ấm áp. Tôi không biết tại sao. Căn phòng rất lạnh càng khiến tôi đau đớn hơn. Họ cũng không cho tôi dùng thuốc giảm đau. Nhưng cho dù họ có cho thuốc giảm đau thì trong tình trạng của tôi cũng không được dùng nhiều. Bởi vì cái lạnh cảm thấy rất khủng khiếp, rất khủng khiếp. Nó không chỉ làm cho mình đau; mà còn làm cho mình bồn chồn bứt rứt. Và lẽ ra tôi phải nằm yên, tôi không nên cử động.

họ gắn đủ loại máy móc vào khắp người tôi nên họ không cho phép căn phòng ấm áp. Tôi không biết tại sao. Căn phòng rất lạnh càng khiến tôi đau đớn hơn. Họ cũng không cho tôi dùng thuốc giảm đau. Nhưng cho dù họ có cho thuốc giảm đau thì trong tình trạng của tôi cũng không được dùng nhiều. Và căn phòng quá lạnh, tôi đã giấu chiếc túi sưởi nhưng bị họ lấy đi. Họ nói: “Không được làm vậy; rất nguy hiểm”. Họ sợ máu nóng sẽ bị loãng hay gì đó, rồi vết thương sẽ bị vỡ ra hay sao đó. Bởi vì cái lạnh cảm thấy rất khủng khiếp, rất khủng khiếp. Nó không chỉ làm cho mình đau; mà còn làm cho mình bồn chồn bứt rứt. Và lẽ ra tôi phải nằm yên, tôi không nên cử động. Làm sao có thể nằm yên được khi mình cảm thấy như muốn nhảy ra ngoài cửa sổ và chạy khắp nơi bởi vì nó giống như có kiến bò khắp người và có gì đó bên trong liên tục thôi thúc? Đó là quãng thời gian tệ nhất trong đời tôi.

(Nhưng thưa Sư Phụ, điều gì đã xảy ra với Ngài vậy?) Tôi không thể nói với quý vị. Bí mật. Tôi bị lây nhiễm từ một nữ đồng tu của quý vị. Một trong những căn bệnh hiếm gặp. Truyền nhiễm trong lúc nói chuyện, qua đường miệng, khi ở gần. Ý tôi là nước bọt. Bây giờ tôi ổn rồi. Ý tôi là bây giờ tôi thực sự ổn sau quãng thời gian này. Thỉnh thoảng tôi vẫn còn đau, nhưng tôi biết tôi đã ổn rồi. Sức khỏe của tôi tốt rồi. Trước đó, tôi nghĩ sẽ bị đau mãi mãi, có lẽ sẽ không bao giờ khỏi. Dường như là vậy. Cho dù có uống thuốc, cơn đau dường như là mãi mãi. Đây là căn bệnh rất khó chữa. Hiếm thấy. Được rồi, không sao, đủ rồi. Tôi không muốn nói với quý vị.

Thậm chí có lần, tôi đã bảo quý vị đeo khẩu trang. Ngay cả lúc đó, tôi đã biết rồi nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Bằng cách nào đó nó len lỏi vào trong, vào đời tôi. Ngay trong nhà tôi. Có thể tránh ở đây, nhưng đôi khi tôi không thể tránh ở nhà. Họ cứ làm vậy, cứ như vậy. Tôi cũng không muốn nói nó là từ ai. Cũng không muốn nói nó là cái gì. Quý vị biết vậy cũng đủ rồi.

Đó là quãng thời gian khủng khiếp khi tôi cố gắng che giấu thân phận, và phải nằm viện để xem mình bị sao, rồi phải trải qua phẫu thuật và không thể chạy đi đâu được. Nếu tôi bỏ chạy thì phải đến một bệnh viện khác, và bệnh viện khác ở vùng đó không có thiết bị đó. Để có một số thiết bị đặc biệt, mình phải đi tới một nơi đặc biệt. Và ở nơi đó cũng sẽ tương tự như vậy, với vấn đề về chứng minh thư. Thế nên mỗi ngày tôi cứ nghĩ: “Có lẽ đây là ngày cuối cùng của mình. Có lẽ cảnh sát sẽ ập đến bất cứ lúc nào, bất cứ giây phút nào. Tôi cứ chờ đợi điều đó. Tôi [nghĩ] bất cứ gì xảy ra cũng kệ. Tôi làm gì được đây?”

Nhưng sao đó tôi đã được bảo vệ và tôi ổn. Họ (nhân viên bệnh viện) quát tháo, la mắng tôi, nhưng họ cũng không làm gì tôi nhiều. Và tới ngày cuối cùng, khi tôi đi thanh toán viện phí thì cô thư ký ở bàn tiếp tân lại quát tháo tôi. Tôi nói: “Tôi chỉ đến để trả tiền”. “Nhưng Bà phải cho tôi xem hộ chiếu”. Tôi nói: “Tại sao? Tôi không mang theo. Làm ơn đi, tôi chỉ muốn thanh toán viện phí”. Thế là cô ta bắt đầu quát tôi lần nữa. “Trước đây trông Bà khác, bây giờ trông Bà khác”. Cô ta nói rất nhiều điều, thậm chí tôi không hiểu ngôn ngữ của cô ta lắm. Nhưng tôi biết cô ta đang la lối, chắc chắn là vậy. Rất lớn tiếng, mọi người đều nghe thấy. Nên trưởng phòng hành chính – tôi đoán ông ấy là trưởng phòng, – hình như ông cũng nghe thấy. Mọi người cách xa hàng dặm cũng đều nghe thấy, vì cô ta quá lớn tiếng. Và những gì tôi có thể làm chỉ là: “Tôi xin lỗi. Tôi xin lỗi. Tôi xin lỗi. Tôi thật tình xin lỗi. Xin bỏ qua cho tôi, tôi chỉ muốn thanh toán tiền rồi đi”. Nhưng cô ta cứ quát tháo không ngừng. Thậm chí không chịu nhận tiền. Cô ta chỉ nói: “Tôi muốn xem hộ chiếu của Bà”. Và rồi cô ta kiếm người nào đó dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp, bất cứ ngôn ngữ nào để nói với tôi: “Xin xuất trình hộ chiếu ngay bây giờ”.

Và rồi ông trưởng phòng gọi cô ta vào nói chi đó, rồi cô ta dẫn tôi cùng người tài xế vào trong. Tôi không biết ông trưởng phòng nói gì với cô ta, nhưng ông ấy nhìn tôi một cái rồi nói gì đó với cô ta. Rồi cô ta bước ra, thái độ thay đổi hoàn toàn. Cô ta mỉm cười với tôi và nói: “Khi nào Bà sẽ trở lại Anh?” Tại sao? Không cần hộ chiếu nữa, không gì cả! Và rồi sau đó cô ta còn nhận quà của tôi nữa. Trước đó cô ta nghĩ tôi là tội phạm. Bởi vì khi tôi đi đâu, tôi luôn mang theo chút quà. Cô ta cũng không muốn nhận quà. Cô ta kiểu như là… Ôi, cô ta la lối om sòm. À, tôi không biết phải làm sao, chỉ luôn miệng nói: “Tôi xin lỗi. Tôi xin lỗi”. Và tôi cảm thấy quá đau đớn, quá mệt mỏi. Tôi thì bị băng bó khắp người còn cô ta vẫn không ngớt la lối. Tôi đoán ông trưởng phòng thấy tôi và cảm thấy tội nghiệp cho “cô gái bé nhỏ này”. Tài xế của tôi, anh ta cao khoảng 5, 6 bộ Anh (~1 mét 8) gì đó. Tôi rất nhỏ bé, còn anh ta cứng cỏi và khỏe mạnh. So với anh ta tôi nhỏ bé vô cùng. Nên có lẽ ông ấy có thiện cảm và cảm thấy: “Người phụ nữ tội nghiệp” – bị băng bó khắp người, ngay cả nói chuyện còn khó, và bụng, khắp nơi bị băng bó, thậm chí không thể đi lại mà còn bị la lối như thế.

Nên ông nói gì đó với cô ta, nên khi bước ra cô ta thay đổi ngay lập tức. Tôi rất ngạc nhiên và dĩ nhiên là thở phào nhẹ nhõm. Tôi không biết ông nói gì với cô ta. Có lẽ ông nói: “Thôi, cứ nhận tiền của Bà ấy đi, cô chỉ cần làm vậy thôi. Chúng ta chỉ cần tiền thôi, phải không? Để chi trả cho nhân viên, và thuốc men, bác sĩ”. Họ chỉ cần vậy thôi. Họ cần hộ chiếu của tôi làm quái gì chứ? Và điều tệ nhất là nếu họ không nhận tiền thì tôi chỉ bỏ chạy. Cho nên ông ấy nói: “Nhận tiền của Bà ấy đi cho rồi”. Có lẽ là vậy. “Trước khi Bà ấy cao chạy xa bay”. Nếu là người khác thì họ đã giả vờ giận dữ, tức tối hay sợ hãi rồi bỏ đi và không bao giờ trở lại nữa. Còn tôi thì quá tử tế. Tôi thậm chí còn trở lại để bảo đảm rằng mọi thứ đều đã được thanh toán bởi vì sau đó có vài đợt tái khám nữa. Và tiền chụp cắt lớp; đôi khi tiền chụp cắt lớp rất đắt. Họ gọi là gì nhỉ, chụp CT hay gì đó? (Chụp CAT phải không ạ?) Không phải CAT. (Dạ CT.) Chụp CT. Chụp cả người. Phải nằm yên. Trước tiên, họ bôi chất gì đó màu xanh lên người. Một loại thuốc xanh gì đó để họ nhìn thấy rõ. Và trước tiên phải uống một chút nước. Rồi tôi thậm chí không thể leo lên đó. Còn họ thì quá mạnh bạo; họ cứ đẩy tôi vào đó. Họ không hiểu cơn đau của mình. Họ không biết tôi đau đớn nhường nào. Họ không thể hiểu được.

Ngoài ra, bởi vì bác sĩ kê sai thuốc, do đó, nó không giúp gì cho tôi, cơn đau vẫn cứ tiếp diễn. Và họ đưa tôi hết phòng này tới phòng khác, đủ loại chụp cắt lớp, đủ loại xét nghiệm. Rồi để tôi nằm trên giường này, giường kia và tôi không thể… Tôi thà chết còn hơn. Tôi thà chết còn hơn, bởi vì quá đau đớn. Và bởi vì họ chưa biết tôi bị bệnh gì, nên không thể tiếp tục cho tôi quá nhiều thuốc. Chỉ cho thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nhưng không giúp ích gì, mà chỉ làm cho tình trạng trở nên tệ hơn. Nó làm cơ thể tôi tê cứng hơn và rồi... Thật khủng khiếp. Tôi không thể ăn hay làm bất cứ gì. Và điều tệ nhất là tôi lo lắng về chứng minh thư (ID). Tôi thực sự được bảo vệ bởi vì tôi đã nằm trong bệnh viện đó rất lâu... Dĩ nhiên, họ đã chuyển tôi qua hai hay ba bệnh viện khác nữa, nhưng tôi cũng đã nằm ở bệnh viện đó ít nhất nhiều tuần, và tôi vẫn lo lắng.

Được rồi. Chúng ta thiền thôi, nếu không tôi sẽ phải về nhà. Còn câu hỏi hay là chuyện nào nữa để giữ tôi sống ở đây không? Lát nữa đi cưng. Ừ, kể tôi nghe. (Thưa Sư Phụ, trước tiên con muốn cảm ơn Ngài vì đã mời chúng con [cho dù] tất cả…) Mời quý vị? Tôi có viết thư mời nào không? (Dĩ nhiên, con nộp đơn, nhưng… [Cho dù] với tất cả những rủi ro và tình huống nguy hiểm.) Quý vị, trong tình huống nguy hiểm? (Ý con là Sư Phụ…) À. (Dạ, Sư Phụ phải đến…) Tôi đã quen với điều đó rồi. (Xin cảm ơn Sư Phụ rất nhiều.) Nếu tôi có thể đến gặp quý vị, tôi không ngại hoàn cảnh nguy hiểm. Nhưng đôi khi tôi không thể gặp, đó mới là vấn đề. Vấn đề không phải là nguy hiểm, mà vấn đề là không thể gặp. Không có chi. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.)

(Con hy vọng là chuyện này vui. Gần đây con nhận nuôi một [người]-thân-mèo, trước đó con cùng với mấy sư tỷ khác đã cứu sống chú. Và con không thể nhận nuôi chú ngay được nên con tìm người khác nuôi chú, nhưng không tìm được ai, không ai sẵn lòng nuôi chú.) Rồi sao? (Cho nên chú hơi buồn.) Bây giờ chuyện gì xảy ra? Nói kết cục luôn đi, cô có nhận nuôi chú không? (Dạ có.) Được rồi, tốt. Tôi đang sợ rằng cô đã ném chú đi. (Con xin lỗi. Vì muốn chú vui vẻ hơn, nên con lấy tên [người]-thân-chó Happy của Ngài đặt cho chú, và chú bắt đầu ăn rất nhiều.) Vậy à? (Dạ, giống như [người]-thân-chó của Ngài.) Chú hạnh phúc! (Dạ.) Chú có mập không? (Dạ, rất mập.) Bác sĩ có nói chú mập không? (Dạ có, ông nói, đại loại là chú khỏe mạnh.) Chú khỏe mạnh là tốt rồi, nếu chú mập thì cũng không sao cả.

(Nhưng sau này con phát hiện tất cả những chú mèo mang tên Happy, họ đều ăn rất nhiều.) Vậy à? (Dạ.) Dĩ nhiên là họ ăn nhiều, như người-thân-chó của tôi. (Dạ.) Nhất là Happy, cô nàng ăn rất nhiều và bác sĩ nói: “Phải ăn kiêng”. Được, tôi cho cô nàng ăn kiêng, nhưng sau đó cô nàng ăn nhiều hơn. Thế thì cũng vậy thôi. Cô nàng đi giành thức ăn của những người-thân-chó khác khi tôi không để ý, hoặc cô nàng đi ra ngoài ăn bậy, vậy thì tôi càng lo hơn. Rồi gần đây bác sĩ phát hiện ra rằng cô nàng có vấn đề về tuyến giáp và đó là lý do cô nàng mập, chứ không phải là do thức ăn. Nên đã kê thuốc và cô nàng rất… bây giờ như người mẫu. Nhưng vẫn ăn nhiều. (Dạ.) Bất cứ gì tôi ăn, cô nàng đều thích, dù thứ đó không tốt cho cô nàng. Tôi nói: “Không tốt cho con. Làm ơn. Không phải ta không muốn cho con, nhưng thứ này không tốt lắm”. Cô nàng nói: “Không sao. Tốt cho Ngài thì cũng tốt cho con”. Rồi – cô nàng ăn. Đôi khi tôi cũng thấy tội nghiệp cho cô nàng, bởi vì tất cả những gì cô nàng có chỉ là thức ăn. Cô nàng không có bạn trai, không có gì cả, bây giờ lại già rồi, không bao giờ biết khi nào cô nàng sẽ ra đi, hiểu không? Cuộc đời ngắn ngủi, nếu cô nàng thích thì sao lại không? Cô nàng vui hưởng; ngày nào cô nàng còn sống cuộc đời người-thân-chó, tôi muốn cô nàng vui hưởng. Cũng vui hưởng nữa, chứ không phải lúc nào cũng kỷ luật, không được thế này, thế nọ, và…

Đời sống của người-thân-chó vốn đã có hạn rồi, bởi vì họ sống với tôi, đôi khi… tôi thích sạch sẽ, nên chúng tôi phải lau rửa cho họ nhiều lần. Mỗi khi họ đi ra ngoài, chúng tôi phải lau rửa cho họ rồi mới để họ vào trong nhà. (Dạ.) Bởi vì họ đi khắp lên giường, lên ghế của tôi, đi khắp nơi, nếu không lau rửa sạch sẽ cho họ thì họ sẽ để lại dấu chân khắp nơi. Hoa chân của họ sẽ in dấu khắp nơi. Thế nên chúng tôi lau rửa cho họ, cũng vì lý do sức khỏe nữa. Dĩ nhiên, họ không luôn thích vậy. Đó là một loại phiền toái, một chút thôi – để nâng chân lên để lau bốn lần. Nhưng tôi nghĩ ra một hệ thống mới. Tôi nói với thị giả: “Không cần phải bận bịu quá”. Bởi vì ban đầu khi có nhiều thị giả thì còn đỡ, nhưng khi chỉ còn một người, thì tôi bảo họ đừng bận tâm quá, chỉ lau cho họ một lần bằng giấm thôi. Rồi lau lại bằng nước nếu được; nếu bận quá thì thôi. Miễn sao có giấm là được rồi. Hoặc lau bằng giấm một hoặc hai ngày một lần thôi, không phải ngày nào cũng lau. Những ngày khác, chỉ lau bằng nước thôi, họ cũng sạch sẽ rồi. Và bây giờ chúng tôi chỉ làm vậy. Dĩ nhiên, khi người-thân-chó vào nhà thì phải rửa chân cho họ vì chân họ dính đầy bùn đất. (Dạ.) Nếu không họ sẽ in dấu chân khắp nơi, và chúng tôi không thể cứ giặt giũ hoài. Làm vậy cũng là để bảo vệ môi trường nữa – nếu cứ giặt giũ liên tục, thì có nhiều bột giặt khắp nơi và nước cũng rất quý. Vì vậy mà chúng tôi lau rửa cho [người]-thân-chó. Nếu không lau rửa cho [người]-thân-chó, thì chúng tôi phải giặt ga giường liên tục.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (8/12)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-07
1182 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

327 Lượt Xem
2025-01-07
327 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android