Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Người Essenes Đạo Hạnh, Phần 4/12

2023-04-30
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Thượng Đế là Đấng cung cấp tối thượng, nên chúng ta phải cảm ơn. Người nào đưa cho mình mảnh giấy lau, mình nói “Cảm ơn!” Người nào đưa cho mình ly nước, mình nói “Cảm ơn!” Thượng Đế ban cho mình tất cả, thì mình phải cảm ơn Ngài chứ, hả? (Dạ.) Cảm ơn Ngài. Chuyện đó là bình thường. Phép lịch sự tối thiểu. Cư xử lịch sự là tốt cho mình. Với Thượng Đế cũng phải lịch sự. Không phải Thượng Đế cần quý vị làm như vậy. Nhưng biết ơn luôn luôn là điều tốt, bởi vì nếu quý vị càng biết ơn, Ngài càng ban cho thêm. Luôn luôn như vậy.

Đây vẫn còn miêu tả về đời sống của những người Essenes. Ý nói lối sống chính của họ. “Tắm rửa xong rồi, họ đi đến một phòng đặc biệt của dòng tu, nơi mà không ai dám vô, nếu không thuộc về dòng tu này”. Ồ! (Phòng thiền.) Phòng thiền! Không người nào dám, nhưng thường thì họ cũng không để người khác vào. Để làm gì? Giống như quý vị ở đây, chỉ những người đã thọ Tâm Ấn thôi. Chúng ta mời người ngoài vô vào dịp khác, nhưng không phải lúc bế quan hoặc lúc thiền. Bởi vì họ không biết thiền mà chỉ ngồi đó nhìn mọi người bằng ống dòm: “Ủa sao ông đó thiền như vậy nhỉ? Sao bà kia thiền kiểu đó há?” Thế thì quý vị ngủ cũng thấy bất tiện, không phải sao? Cho nên chúng ta không cho phép ai vào đây nếu họ không thọ Tâm Ấn vào mốt ngủ ngồi này. Có người [mộng du] vừa đi vừa ngủ, còn mình ở đây vừa ngồi vừa ngủ. Không khác nhau là bao. Không sao. Ít ra, ngủ ngồi cũng không bị ngã. (Dạ không.) Vừa ngủ vừa đi có thể gặp vấn đề. Nhưng nếu ngủ ngồi thì chỉ ngồi ngủ thôi. Có hại gì ai đâu, phải không? Một đoàn thể rất hòa bình. Không nghe tiếng than phiền nào, mà chỉ nghe tiếng ngáy. Tình trạng đó rất là vô hại. Quý vị tạo hòa bình, phải không? Ít ra cũng giữa quý vị với nhau.

Nào… “Sau khi làm xong các nghi lễ mà luật lệ quy định, họ hoàn toàn sạch sẽ và tiến vào phòng ăn với lòng kính trọng như thể họ bước vào đền thờ linh thiêng. Mọi người ngồi chỗ của mình trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Sau đó, người nướng bánh của nhóm huynh đệ bước vào, phát cho mỗi người một ổ bánh mì theo thứ tự nào đó”. Tôi nghĩ là cho người già trước. Anh nào mập thì được ít hơn anh gầy một ổ. Chứ sao nữa? Tại vì ở đây cho quý vị ăn tự do, ăn thả cửa. Anh mập thì ăn nhiều hơn còn anh gầy thì tiếp tục ăn ít, không chen vào được. Không đâu. Quý vị ăn chừng mực mà, đúng không? Tốt rồi há? (Dạ.) Ngày hai bữa, được chứ? (Dạ.) Mà đâu thấy hai bữa gì đâu. Tôi thấy quý vị đi ra đi vô nhà bếp chộp lấy bánh mì, táo, bất cứ gì có ở đó. Không sao. Vậy tốt.

Ý tôi là chúng ta không nên ở trong bếp cả ngày. Ngày hai bữa cũng là nhiều lắm rồi, tại vì mấy anh chị em của quý vị làm hư quý vị. Nấu những món ngon này nọ. Làm sẵn từ nhà cũng mất công lắm rồi. Cho nên ở đây, mình chỉ cần hâm lên hay là ăn nguội cũng ngon lắm rồi. Mấy món này là thức ăn đặc biệt ở Âu Lạc [Việt Nam]. Ngay cả nhà hàng cũng không bán. Thức ăn nấu ở nhà, như là chả (thuần chay) mà quý vị thấy hôm qua là cần rất nhiều thời gian để nấu. Phải xay đậu nành non cho mềm, đậu nành non làm thành bột nhão, rồi còn phải lấy lá chuối gói chặt lại, và nấu thật lâu tới khi nó mịn như vậy. Họ gọi đó là chả lụa, nhưng không có [tơ tằm] trong đó. Hoàn toàn chay, ý nói thuần chay.

À, trước kia, tôi chỉ biết chữ chay thôi. Không biết là có chữ thuần chay. Đối với tôi, tất cả mấy món đó đều là chay. Nhưng thật ra nó là thuần chay, nếu quý vị muốn gọi tên đó. Tất cả những thứ mình ăn ngoài đó đều hoàn toàn thuần chay theo tiêu chuẩn của nó. Bởi vì không có gì ở đó mà không phải thuần chay, phải không? Không có thành phần gì từ người-thân-động vật. Tất cả được nấu bằng tình thương, thấy không? Quý vị là những người may mắn, may mắn, rất là may mắn. Ở nhà, tôi cũng không có mấy thứ đó. Hiếm lắm. Chỉ khi nào có người tới thăm hay là từ Đài Loan (Formosa) hay sao đó, rồi họ lẻn đem lên máy bay món gì đó tới cho mình, như chả lụa thuần chay của Âu Lạc (Việt Nam). Vì nó mượt mịn như lụa, nên họ gọi là chả lụa. Chả lụa. Làm lâu lắm, phải khéo nó mới mịn và chắc như vậy. Vì nếu mình không khéo, nó sẽ lỏng ra giống như là khoai tây nghiền hay gì đó. Sẽ không chắc và ngon giống vậy. Rồi còn phải bỏ vô đúng lượng gia vị. Cho nên hôm qua ai nấu ăn thì thật sự là đầu bếp giỏi. Tôi không có mấy món này. Không có mấy món đó trong nhà tôi.

Trong nhà, tôi là đầu bếp giỏi duy nhất. Tuy nhiên, dạo này tôi cũng không có thời giờ nấu nướng nhiều. Nên chúng tôi ăn uống rất đơn giản. Kể quý vị nghe rồi – cơm gạo lứt, muối mè và đậu xanh. Chúng tôi cũng ăn trái cây. Ăn trái cây và đồ tráng miệng này nọ. Thế là đủ tốt rồi. Thêm rau sống, nếu có, hay là rau luộc hoặc xà-lách trộn đơn giản. Vậy là đủ rau và trái cây rồi. Còn chất đạm thì lấy từ đậu xanh và cơm, và rất nhiều vitamin B từ gạo lứt. Còn chất đạm và khoáng chất chính thì từ mè. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Cho nên đừng tưởng ở nhà tôi nấu ăn nhiều. Đừng mơ mộng đến nhà tôi rồi được ăn thức ăn Sư Phụ nấu. Tôi còn không nấu cho mình nữa là. Nhiều khi còn không ăn cơm gạo lứt muối mè nữa. Vì bận quá, tôi ăn uống trễ lắm, như có lẽ tới 5, 6 giờ chiều, lúc đó mới có thời giờ chuẩn bị miếng bánh mì kẹp (thuần chay). Nên tôi chỉ ăn có miếng bánh mì, thế thôi. Rồi tiếp tục làm việc, rồi lại không có thời gian nữa. Sau đó – tới giờ thiền, nên tôi chỉ đi ngồi thôi, lúc đó khuya lắm rồi, nhiều khi trễ tới sáng hôm sau.

Nếu tôi bảo quý vị sống đơn giản; thì cũng tiện lắm. Vì tôi có thể sống vậy được, thì chắc là quý vị cũng làm được. Công thức làm đồ ăn thuần chay, chúng ta đưa cho người ta để họ thưởng thức. Vì vậy mà chúng ta không có nhiều thời giờ nấu ăn cho mình. Cũng không sao. Trên đời này dù sao cũng có người thưởng thức mà. Tại sao phải là mình? Như cái cô làm chả lụa (thuần chay) mang đến đây cho quý vị ăn đó, cô ấy ăn bao nhiêu đâu? Có thể không ăn miếng nào. Cô ấy để dành hết, vì ở đây có nhiều người đói bụng. Nên cô ấy để dành hết mang đến đây cho quý vị. Thấy không? Đó là một loại tình thương không thể tìm, không thể mua được. Đương nhiên quý vị trả tiền lại cho cô ấy. Ít ra cũng trả tiền mua thành phần này nọ, và đưa dư một chút. Ngoài khoản tiền chúng ta góp chung, cũng phải trả tiền cho người nào mang đồ ăn ngon đến đây. Đồ ăn dở thì bảo họ trả tiền lại cho mình! Lãng phí thời giờ nhai mấy đồ vớ vẩn. Và người đó phí phạm thức ăn. Nấu không ngon. Mình chỉ trả tiền cho đồ ăn ngon thôi. Mấy đồ dở, bảo đảm hoàn tiền lại. Ý nói họ trả tiền lại cho mình.

Nào: “Người nấu bếp đặt trước mặt mỗi người một đĩa rau và những món khác. Khi đang phát thức ăn, thì một trong những giáo sĩ bước ra đọc lời cầu nguyện. Họ coi là một trọng tội nếu ăn hoặc đụng tay vào đồ ăn trước khi cầu nguyện”. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Tôi nói rồi. Cảm ơn Thượng Đế trước khi ăn. (Dạ.) Không cần phải lễ nghi gì, nhưng quý vị [cảm ơn] trong tâm, vậy cũng tốt. À, nếu được thì mình làm với gia đình. Cầu nguyện chung cũng tốt. Tuyệt vời. Nhưng nếu quý vị không có thói quen đó, thì cầu trong tâm. Cầu nguyện, cảm ơn Thượng Đế, không phải Thượng Đế cần mình làm, chỉ là điều đó tốt cho mình khi nhớ người cung cấp đó là ai.

Ngoài việc cảm ơn sư tỷ làm đậu hũ lụa, Thượng Đế là Đấng cung cấp tối thượng, nên chúng ta phải cảm ơn. Người nào đưa cho mình mảnh giấy lau, mình nói “Cảm ơn!” Người nào đưa cho mình ly nước, mình nói “Cảm ơn!” Thượng Đế ban cho mình tất cả, thì mình phải cảm ơn Ngài chứ, hả? (Dạ.) Cảm ơn Ngài. Chuyện đó là bình thường. Phép lịch sự tối thiểu. Cư xử lịch sự là tốt cho mình. Với Thượng Đế cũng phải lịch sự. Không phải Thượng Đế cần quý vị làm như vậy. Nhưng biết ơn luôn luôn là điều tốt, bởi vì nếu quý vị càng biết ơn, Ngài càng ban cho thêm. Luôn luôn như vậy. Kiểu như làm ăn phát đạt gấp bội phần. Mình càng tốt về cái gì đó, mình càng được nhiều. Dĩ nhiên rồi, nếu người nào cảm ơn quý vị, quý vị cũng cảm thấy vui và quý vị cũng biết người đó là tốt, thì sau này quý vị sẽ giúp nữa nếu họ cần. Còn người nào làm ngơ mình, nhận đồ ăn rồi bỏ chạy, ra chỗ khác ăn và không nói gì với mình, thì quý vị cảm thấy hơi… kiểu như thất vọng, và không vui lắm khi cho nữa sau này. Hoặc người nào khác sẽ bỏ quý vị vô tù vì mình giúp họ, thì có lẽ quý vị cũng do dự không muốn giúp nữa, đúng không?

Nào: “Họ coi đó là một trọng tội nếu ăn hoặc đụng tay vào đồ ăn trước khi cầu nguyện. Sau bữa ăn, vị giáo sĩ đọc một câu cầu nguyện nữa, sau đó hát lên một bản thánh ca tán thán”. Họ trịnh trọng quá nhỉ. Chúng ta cũng làm vậy được, nhưng chắc hàng xóm ở đây sẽ không ủng hộ giọng [hát] lớn của mình cho lắm. Hàng trăm người mà ca như vậy, trời ơi! Rồi mình cũng không phải là nhà thờ, không phải nhà thờ hay tôn giáo chính thức. Không được hát lớn. Thế thì mình hát bên trong. Hát bài ca vĩnh hằng trong tâm, bài ca vĩnh hằng nhớ ơn và hòa bình, hạnh phúc. “Theo cách này, họ tán thán và cảm tạ Thượng Đế, Đấng Ban cho họ mọi điều tốt lành, cả hai lần, trước và sau bữa ăn”. Làm vậy là đúng cách. Khi không có thời giờ thì đương nhiên, mình tạ ơn trong lòng thôi. Khỏi cần ca hát này nọ. Ngài thích nhạc, tôi chắc chắn, nhưng không biết giọng ca của quý vị có đủ hay để hàng xóm chấp nhận không. Nhất là ở đây khi mình có hàng trăm người ca, chắc họ sẽ gọi cảnh sát. Cho nên mình ca trong lòng, trước và sau bữa ăn. Ca tụng Thượng Đế bất cứ gì quý vị muốn. Cảm ơn Thượng Đế đã ban cho tất cả thức ăn ngon này, cảm ơn Thượng Đế vì tất cả những gì mình có. Ít ra cũng cảm ơn Thượng Đế cho bữa ăn đó, trước và sau khi ăn. Gọi Ngài bằng những danh hiệu đẹp. Đừng nói hoài: “Thượng Đế, Thượng Đế, Thượng Đế”, và “Ông Già”. Mà gọi là “Cha Kính Yêu”, hay là “Mẹ Thương”. Hãy sáng tạo! Gọi Ngài bằng danh hiệu mà chính quý vị muốn được người ta gọi. Như vậy sẽ cảm thấy dễ chịu. Bởi vì lời nói, dù là ngôn ngữ thế gian, cũng phát ra hiệu ứng rất đặc biệt nào đó.

Xem thêm
Tập  4 / 12
1
2023-04-27
5226 Lượt Xem
2
2023-04-28
3859 Lượt Xem
3
2023-04-29
3308 Lượt Xem
4
2023-04-30
3330 Lượt Xem
5
2023-05-01
3340 Lượt Xem
6
2023-05-02
3587 Lượt Xem
7
2023-05-03
3046 Lượt Xem
8
2023-05-04
2764 Lượt Xem
9
2023-05-05
2539 Lượt Xem
10
2023-05-06
2380 Lượt Xem
11
2023-05-07
2338 Lượt Xem
12
2023-05-08
3112 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android