Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ân Điển Thượng Đế Và Thế Giới Cầu Nguyện Cho Sự Thay Đổi Toàn Cầu Phần 1/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Có người, khi tu hành nhiều, họ có thêm năng lực siêu nhiên khác nhau. Nhiều đệ tử của Đức Phật cũng biết vài kiếp trước của họ. Đức Phật biết rất nhiều, rất nhiều tiền kiếp. Không chỉ của Ngài, mà còn của các tỳ kheo và những đệ tử khác của Ngài nữa. Thành ra tôi đã đọc cho quý vị rất nhiều, rất nhiều truyện Phật giáo, bởi vì Đức Phật kể về những tiền kiếp của người này, người kia, và người nọ.

Chào quý vị. (Kính chào Sư Phụ.) Quý vị nghe được tôi không? (Dạ được, thưa Sư Phụ.) Bởi vì tôi không dám bật loa. (Ồ.) Quý vị nghe rõ hay không? (Dạ rõ, thưa Sư Phụ. Rất rõ ạ.) Tôi phải sống giữa người ngoài. Không sống chung với họ, nhưng gần bên. Cho nên không thể nói lớn quá. Này, quý vị khỏe không? Hôm nay tốt hơn chưa? (Chúng con khỏe, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Ngài. Sư Phụ khỏe không ạ?) Tôi khỏe. Tôi khỏe. Tôi khỏe. (Nghe vậy thật mừng. Thật tốt.) Tôi vừa giải quyết được vấn đề. Đã lâu rồi, nhiều tháng, và rất nhiều rắc rối và những vấn đề kéo dài. Chỉ xong được một phần. Và kế tiếp là gì? Dĩ nhiên, là nhiều phần nữa.

Còn quý vị hôm nay có ngủ ngon hơn chút nào không? Hôm qua quý vị phải giúp mọi người chuyển nhà và quá muộn – suốt cả đêm. Nhưng chúng ta không có lựa chọn. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi cũng thức với quý vị. Quý vị biết mà, đúng không? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Bởi vì tôi cứ gọi quý vị cho đến khi xong. Cho tới khi quý vị dọn xong. (Dạ.) Nghĩa là, cho đến đêm tàn. Quả thật đêm đã tàn. Cuối cùng [mới xong]. Cảm ơn quý vị giúp đỡ người khác. (Dạ không có chi, thưa Sư Phụ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Biết làm sao đây? Đôi khi chúng ta không có lựa chọn về những gì mình làm. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Và giúp đỡ người khác thường là không có lựa chọn. Không có lựa chọn gì hết.

Tôi muốn quý vị kể tôi nghe tin vui. Không phải lúc nào cũng tin buồn, hoặc tôi phải kể quý vị nghe. Có tin gì vui không? (Dạ có, thưa Sư Phụ. Dạ có.) Nếu không, thì cũng tốt – đó nghĩa là tôi chỉ chào tạm biệt thôi, và khỏe cho tôi. Tôi cũng muốn ngủ một chút, nhưng hôm nay không có cơ hội. Không có. (Ồ.) Nhiều việc quá, chỉ làm tiếp công việc thôi. Quý vị đã chuyển đi rồi vậy là xong việc, nhưng tôi thì chưa xong. (Dạ đúng.) Quý vị biết mà, phải không? (Dạ biết, thưa Sư Phụ.)

Và tôi mừng là quý vị đã giúp, vì phần đó tôi không làm được. (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Phần đó, quý vị phải làm. Tôi không thể lái xe. Không biết lái đi đâu, và cũng chẳng biết lái làm sao. Cho nên rất, rất tốt là hôm qua quý vị đã giúp để chở mọi người và đồ đạc. Vậy xin Thượng Đế gia trì.

Nói tôi nghe, có gì vui không? Hay là tôi chỉ chúc “ngủ ngon”. (Dạ có vài tin vui. Dạ. Cũng có vài câu chuyện nữa, thưa Sư Phụ.) Nói nghe, nói đi. Nhanh, nhanh.

(Nói về tiền kiếp, con được nghe kể một câu chuyện về một bạn chim và một bạn sâu. Bạn chim đã gặp bạn sâu trong một tiền kiếp, và trong kiếp này họ thành người và là vợ chồng.) Có phải là chuyện thật không? (Dạ, chuyện có thật. Họ là cha mẹ của con.) Ai là sâu? (Con nghĩ đó là cha con. Và mẹ con là chim.) Một chim và một sâu. Ồ, chim đã ăn sâu nên phải quay lại, phải không? (Dạ.) Cùng nhau. (Dạ.) Ôi, sâu đáng thương. Và chim đáng thương đã ăn nhầm sâu!

Tôi có thể thấy điều đó. Có lẽ mẹ anh trông tròn trịa như một cô chim, cô chim được nuôi ăn đầy đủ. Còn cha anh – mảnh khảnh và cao như một chú sâu. Có lẽ một chú giun đất. (Dạ.) Nhưng ông là một chú sâu đẹp trai. Anh có nghĩ thế không? (Dạ có.) Ông ấy đẹp. Và rất quân tử. Rất tốt. Tôi nghĩ mẹ anh chắc năng động hơn, kiểm soát nhiều hơn. (Dạ.) Còn cha anh thì luôn luôn: “Được rồi, em. Được rồi, em”. Phải không? (Dạ đúng ạ.) “Em thắng, em thắng”.

Sao anh biết chuyện đó? (Họ kể cho con nghe chuyện đó.) Ai kể, mẹ anh hay cha anh? (Dạ, mẹ con thấy kiếp trước và kể lại câu chuyện. Và có hai câu hỏi: Làm sao chúng ta biết được kiếp trước của chính mình? Và mối quan hệ giữa con người đời đời kiếp kiếp diễn ra thế nào?) Ồ, chà. Phức tạp lắm.

Có người, khi tu hành nhiều, họ có thêm năng lực siêu nhiên khác nhau. Nhiều đệ tử của Đức Phật cũng biết vài kiếp trước của họ. Đức Phật biết rất nhiều, rất nhiều tiền kiếp. Không chỉ của Ngài, mà còn của các tỳ kheo và những đệ tử khác của Ngài nữa. Thành ra tôi đã đọc cho quý vị rất nhiều, rất nhiều truyện Phật giáo, bởi vì Đức Phật kể về những tiền kiếp của người này, người kia, và người nọ. Nhớ không? (Dạ nhớ.) Và tiền kiếp…

Đừng quan tâm về tiền kiếp. Anh nhớ lại tiền kiếp để làm gì? Anh không thể thay đổi được gì hết. Tôi sẽ kể anh nghe về một tiền kiếp. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tiền kiếp của chính tôi. (Ồ, tuyệt vời! Vâng!) Một trong những tiền kiếp.

Tôi đã cho những người-thân-chim ăn. Kể quý vị rồi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Họ đến nhà tôi và thậm chí còn muốn vào trong nhà nữa. (Ồ.) Ngay cả người-thân-mèo, không biết từ đâu cũng đến và nói với tôi: “Xin mở cửa”. Không nói bên ngoài, mà bên trong. Cho nên, tôi mở cửa và cô mèo hoặc chú mèo cứ muốn vào. Tôi nói: “Không, không được! Ta không thể kham nổi! Không biết làm sao để xử lý việc này bây giờ. Ta rất bận và đây không phải chỗ mà ta có thể có một sở thú ở đây”. Và người-thân-cáo và đủ loại người-thân-chim cũng đến. (Ôi chà.) Và tôi cho họ ăn. Nhớ không? Kể quý vị nghe rồi. (Dạ nhớ, thưa Sư Phụ.)

Đó là một sở thú tí hon. Nhưng tôi không để họ vào. Tôi nói: “Các con có thể ở trong vườn hoặc đến rồi đi. Nhưng các con cũng đừng ở lại quá lâu vì những người khác có thể nghĩ ta dụ các con đến và bắt các con ở lại đây, rồi họ sẽ phiền hà hoặc ganh tị và họ sẽ gây rắc rối [cho ta]. Cho nên, khi các con thấy thức ăn, thì ăn rồi rời đi nha”. Như vậy tốt. (Dạ đúng.) Như vậy rất đơn giản.

Nhưng rồi nổi bật là những người-thân-hải âu. Họ luôn đến và nói với tôi những điều tốt đẹp này và hoặc: “Xin cẩn thận với điều đó”, đại khái vậy. Người-thân-mèo cũng muốn nói, và người-thân-cáo, và những người-thân-chim khác – chim nhỏ, chim lớn. Và cả người-thân-nhện nữa – nếu chú lớn không vào được, thì chú nhỏ vào. Rất dễ dàng. Họ có thể chui qua khe cửa sổ, Họ có thể chui qua khe cửa sổ, hoặc dưới khe cửa.

Họ nói với tôi mỗi ngày rất nhiều điều, nhưng hầu hết là những điều tương tự hoặc cùng một điều – những điều quan trọng. Nên tôi nói: “Được rồi, được rồi, ta đã nghe hết rồi”. Và ngay cả người-thân-chó từ những láng giềng xa cũng gắng sức để nói với tôi… gắng hết sức để cho tôi biết. Tiếng kêu của người-thân-chó, dù từ rất xa với tất cả cửa sổ đều đóng, mình vẫn có thể nghe được. (Ồ.) Giọng kêu rất cao: “Âu, ấu, ấu”. (Ôi chà.)

Rồi, nói về người-thân-hải âu này… có nhiều chuyện khác nhau từ nhiều người-thân-thú khác nhau, nhưng tôi chỉ kể một chuyện thôi – về người-thân-hải âu mà tôi nhớ hôm nay. (Dạ, xin Sư Phụ kể ạ. Vâng, Sư Phụ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Những chuyện khác, chắc để hôm khác.

Một ngày nọ, tôi thắc mắc về loại cảm giác phiền nhiễu nào đó, hoặc một loại cảm giác ràng buộc từ ai đó. Thật sự là tôi không hỏi ai hết. Mà chỉ: “Ai-da, sao mấy điều này làm phiền ta? Hãy để ta yên”. Và rồi vua của người-thân-hải âu tại vùng đó (Ồ.) đến nói: “Ồ, không phải Ngài. Không phải người đó đâu. Đó là nghiệp thế gian phóng ra như vậy đến Ngài, để gây rắc rối cho Ngài”. (Ồ.) Tôi nói: “Được rồi, được rồi. Ta cũng đoán vậy rồi”. Luôn luôn là nghiệp thế gian, nghiệp thế gian. Cứ như câu thần chú mà họ luôn nói với tôi.

Và rồi tôi hỏi: “Mà này, con là ai vậy?” Chú nói: “Con là…” Bây giờ, tôi quên tên chú rồi. Không thể tin nổi. Chờ chút. À, Neo. Tên chú là Neo. Rồi tôi nói: “Đánh vần cho ta nghe”. Chú đánh vần N-E-O. (Hay quá.) Tôi nói: “Ồ. Con là người mới hả? Hay là ta chưa biết tên con trước đây?” Chú nói: “Dạ không ạ. Ngài đã biết tên con rồi. Con là vua của hải âu ở vùng này”. Tôi nói: “Ồ, nhưng lần trước, khi lần đầu con đến, con tự giới thiệu với ta, tên con là ‘N-U’ mà’”. (Dạ.) Tôi nói: “Phải”. Chú nói với tôi: “A, nghe giống nhau ạ. Nên con nói ngắn gọn và đơn giản cho Ngài ạ”. Nghĩa là, chú làm tên ngắn lại và đơn giản. Tôi nói: “À, ra vậy, ta hiểu rồi”. “N-e-o” và “N-u”. Âm giống nhau, như “new” [mới]. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Tôi còn hỏi chú ấy: “Đó là Nu hay là Neo?” Chú nói: “Neo”. Và đó là lần thứ hai, khi tôi hỏi: “Con là ai mà nói với ta điều này, điều kia?” Nên chú đánh vần tên của chú – thật ra đó là N-e-o. Nhưng thật ra phát âm cũng thế. Neo. (Dạ, vâng, thưa Sư Phụ.) Neo, đại khái vậy.

Rồi tôi nói: “Được, được. Tốt. Sao con lại tốt với ta như thế?” Chú rất tốt. Chú nói: “Bởi vì Ngài đang giúp chúng con vượt qua những ngày lạnh giá. Và chúng con rất biết ơn”. Tôi nói: “Ồ, rất hân hạnh. Ta thích làm điều đó. Ta thích làm điều đó”.

Để tôi nhớ xem. Trước và sau. Khúc đầu và khúc cuối. Để tôi nhớ trình tự của cuộc đối thoại. Tôi biết toàn bộ, chỉ là tôi muốn kể quý vị nghe theo trình tự. (Dạ hiểu. Dạ, thưa Sư Phụ.) Chứ không như kể xong, rồi lại nói: “Ôi, không phải, đó là khúc đầu, còn phần kia là khúc cuối”. Tôi thường làm như thế. Thứ lỗi cho tuổi già của tôi. Lúc nãy vừa nói gì?

Tôi nói: “Được, con thật tử tế với ta. Dù sao ta cũng cảm ơn con. Nhưng, còn thứ gì khác con muốn, ngoại trừ mấy thứ ta đã cho con mỗi ngày? Như, bánh mì trộn với chút trái cây. Nhưng con có ưa thích thứ gì hơn không? Có gì khác mà ta không biết về loại thức ăn của con không? Chú nói: “Dạ như thế được rồi ạ”. Tôi nói: “Con thích trái cây không? Thích trái cây đặc biệt nào không?” Chú nói: “Dạ, chúng con không thích [trái cây]”.

Bởi vì có những ngày họ không đến và thức ăn còn lại cho đến ngày hôm sau. Tôi lo là đồ ăn không được tươi mới, nên hỏi chú như vậy vẫn còn [ăn] được không. Tôi không thể bò ra ngoài lên mái nhà và nhặt lên từng miếng bánh mì nhỏ, bởi vì tôi cắt thành miếng vuông, những miếng vuông nhỏ cỡ đầu ngón tay. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi nói: “Nếu con không ăn khi nó còn mới, thì ta không thể ra ngoài lượm, lượm từng miếng như thế”. Chú nói: “Dạ không sao, vẫn còn ăn được. Chúng con ăn còn tệ hơn thế nữa”. Tôi hỏi: “Cái gì?”

Tôi nhớ có những ngày trước đó khi họ không đến, tôi hỏi Neo: “Sao hôm qua các con không đến? Chuyện gì đã xảy ra? Các con có đồ ăn ngon hơn ở nơi khác à? Hay là có ai đã cho các con ăn?” Chú nói: “Dạ không, không”. Tôi nói: “Vậy chứ các con đã ăn gì?” Chú nói với tôi: “Ăn rác”. Ôi. (Ôi!) Tôi cảm thấy thật kinh khủng. Tôi cảm thấy như bị châm – kim châm vào da mình. Tôi nói: “Ta đây không ăn rác. Tại sao các con phải ăn rác?” Và người-thân-cáo đôi khi cũng nói với tôi như vậy, nếu chú không đến để ăn đồ ăn tôi đặt bên ngoài. Chú nói chú đã ăn rác. (Ôi.) Và tôi cảm thấy thật khủng khiếp. Cảm thấy rất xót xa. Tưởng tượng nếu mình phải ăn rác. (Dạ, Sư Phụ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.)

Nên tôi hỏi chú, cũng giống như tôi hỏi người-thân-cáo: “Nhưng làm sao con có rác để ăn?” Tôi cảm thấy khủng khiếp, cảm thấy rất xót xa là họ phải ăn rác để sống sót. Nên, tôi hỏi người-thân-cáo: “Làm sao mà con ăn được?” Bởi vì thường thì ngày nay, người ta đậy rác lại. “Làm sao con lấy rác ra được để ăn? Làm sao con mở ra được?” Chú nói: “Có những thùng rác thì đóng. Có những thùng rác mở nắp”. Nên, chú chỉ ăn thứ gì trong thùng mở. “Rồi khi đã no, thì chúng con không đến ăn thức ăn của Ngài”. Tôi nói: “Được rồi, giờ ta biết rồi, vậy ta sẽ tiếp tục cho các con ăn. Và nếu các con không ăn, thì lần sau có thể ăn. Nếu không, ta tưởng các con không thích thức ăn đó và có lẽ không đến nữa”.

Người-thân-cáo thích trái cây. Có hai chú. Họ thích trái cây, nhưng không phải loại nào cũng thích. Họ thích lê (Ồ.) hoặc đu đủ, những thứ như thế. (Ồ.) Còn như táo, thì họ thật sự không thích lắm. [Với] người-thân-chim, nếu tôi cắt trái cây ra thật nhỏ, thật nhỏ, thì họ cũng sẽ ăn. Sau khi không còn chút bánh mì nào, họ không còn chọn lựa nữa, thì họ cũng ăn trái cây. Tôi nói: “Ăn trái cây cũng tốt cho các con mà”. Và tôi luôn bảo họ cảm ơn Thượng Đế, và họ cũng cảm ơn tôi nữa.

Xem thêm
Video Mới Nhất
37:34

Tin Đáng Chú Ý

251 Lượt Xem
2025-01-08
251 Lượt Xem
2025-01-07
1212 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

333 Lượt Xem
2025-01-07
333 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android