Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chế Độ Quân Chủ Anh Phải Nên Được Tôn Trọng Và Trân Quý, Phần 8/8

2022-10-10
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tôi rất tốt với họ, nên họ thường tình nguyện đi vào nhà hàng, mang thức ăn ra cho tôi. Nếu trời lạnh, họ nói với tôi, “Bà cứ ngồi trong xe đợi, đừng ra ngoài. Để tôi đi cho. Tôi mang thức ăn ra đây.” Nếu tôi ở trong nhà hàng, tôi luôn chia cho họ một phần. Như là, nếu tôi gọi hai phần, một phần cho tôi và cũng để người tài xế taxi sẽ có một phần. (Dạ.) Tôi không biết hết tài xế taxi. Tôi không biết anh tài xế nào cả.

Rồi lần sau, có một người đàn ông lớn tuổi hơn – người mà tôi nói bốn mươi mấy tuổi – anh ta giúp tôi dọn phòng khi tôi còn ở đó. Nên chúng tôi cùng xuống thang máy. Rồi tôi thấy cậu trẻ hơn, người giúp tôi với internet và cũng giúp dọn phòng tôi vài ngày khi tôi không có mặt ở đó.

Nên tôi hỏi, “Này, Willy, cậu khỏe không?” Cậu trả lời, “Dạ con khỏe, con khỏe ạ.” Và tôi nói, “Ồ, đây là…” Tôi quên mất tên anh lớn tuổi đó. “Anh này vừa mới giúp tôi dọn phòng. Anh ấy làm việc rất giỏi. Tôi thật sự bất ngờ và ấn tượng.” Và rồi anh lớn tuổi đó kiểu như hơi ngạc nhiên và hơi nghiêm túc. Anh ta nói, “Ồ, tôi tốt cho cô, phải không?” Tôi nói, “Dĩ nhiên rồi. Tôi rất cảm kích và cảm ơn anh.” Rồi anh ta nói, “Vậy cô cũng sẽ lấy tôi chứ?”

Lúc đó, tôi không trả lời vì tôi nghĩ anh ta chỉ nói giỡn. Dù sao anh ta cũng có vợ rồi. Trời ơi. Bởi vì anh ta có nói với tôi. Thỉnh thoảng tôi nói chuyện với anh lúc anh đang dọn phòng, hỏi là “Gia đình ổn chứ? Vợ khỏe chứ?” này nọ. Nên tôi biết là anh đã có vợ. Và sau đó, anh hỏi tôi cũng lấy anh hay không.

Và rồi cậu trẻ kia hơi nhướng mày. Tôi nói, “Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy?” Tôi nghe không rõ lắm rồi cậu trẻ nói cho tôi biết. Tôi nói, “Này! Không được. Đừng nói lại với vợ anh ta nha. Bà ấy sẽ giết cả hai chúng tôi đó. Cậu biết mà. Đúng không, Willy?” Sau đó, chúng tôi ra khỏi cái chỗ chật hẹp đó, và rồi anh này có vẻ hơi khó chịu với tôi. Anh ta nói, “Cô còn biết tên cậu ta nữa à?” Anh ta kiểu như hơi khó chịu. Nên tôi nói, “Ồ, có phải tại vậy mà anh hỏi tôi lấy anh chứ gì, phải không?” Sau đó tôi rời đi bởi vì tôi phải ra ngoài. Xe taxi đã đợi sẵn. (Vâng, thưa Sư Phụ.)

Ở tuổi của tôi, ngay cả vậy. Ai đời tưởng tượng là tôi có liên hệ gì với cậu trẻ đó! (Ôi chao.) Không đời nào. Tôi chỉ nghĩ cậu ấy là cậu em nhỏ và gầy ốm. Cậu làm việc rất chăm chỉ. Ở khách sạn, công việc rất cực. Có khi cậu phải xách một bao lớn gồm khăn tắm và khăn trải giường này nọ. Rất, rất nặng. Thậm chí cậu không thể nhấc lên, nên phải kéo lê trên sàn nhà. Tôi đã thấy họ làm. Không chỉ cậu ấy mà mấy cậu khác nữa. (Dạ.) Đôi khi, khách sạn rất bận rộn, họ phải vội vã, vội vã, vội vã và làm rất nhiều thứ; nhiều việc. Biết không, khách sạn mà, người ta không đối xử như ở nhà. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Có khi họ để tùm lum rác rến, chai lọ và các thứ và những thứ bể vỡ khắp nơi. Tôi chỉ cảm thấy thương cho họ thôi. Chứ không nghĩ bất cứ gì khác, dù chỉ một sát na. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Và anh chàng đó, mới gặp tôi ngày thứ hai, mà đã bắt đầu muốn chiếm hữu tôi. (Ôi chao.) “Cô còn biết tên cậu ta nữa à?” Trời ơi. Tôi không được phép biết tên của ai sao? (Dạ.) Không chỉ biết tên cậu ấy, mà tôi còn biết tên những cậu khác nữa. Có cậu tên là Jack. Và tên người thu ngân là Angela. Ví dụ như thế. Còn cậu kia tên là Marco – người quản lý. (Dạ.) Và những người phục vụ bàn trong nhà hàng ở tầng dưới, tôi đều biết tên của họ. Tôi ráng nhớ tên vì tôi nghĩ gọi họ bằng tên thì thân thiện hơn. Họ sẽ thích hơn, phải không? Quý vị không nghĩ vậy sao? (Dạ có. Dạ đúng, thưa Sư Phụ.)

Và đối với tài xế taxi, nếu là người lớn tuổi, thì tôi gọi họ là “ông.” Vì tôi không biết rõ tên của họ. Không phải lúc nào cũng biết. Một số người thì tôi biết tên. Nếu thường xuyên gọi người đó, thì tôi biết tên. Không thì tôi chỉ nói, “Thưa ông, ông có thể vui lòng đưa tôi đến chỗ này chỗ kia được không?” Và khi đến đó, tôi nói, “Ông có thể vui lòng đợi tôi được không? Cứ để đồng hồ chạy. Bây giờ tôi trả tiền cho ông để ông biết rằng tôi sẽ quay lại.” Tôi để lại nhiều hơn giá tiền trên đồng hồ để người đó biết là tôi sẽ quay lại. Và tôi nói, “Thưa ông, vui lòng đợi tôi nhé. Tôi sẽ không đi lâu đâu.” Như vậy, tôi không phải mất công gọi một chiếc taxi khác và chờ lâu trong trời lạnh hoặc trời nóng. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Bởi vì tôi rất tốt với họ, nên họ thường tình nguyện đi vào nhà hàng, mang thức ăn ra cho tôi. Nếu trời lạnh, họ nói với tôi, “Bà cứ ngồi trong xe đợi, đừng ra ngoài. Để tôi đi cho. Tôi mang thức ăn ra đây.” Nếu tôi ở trong nhà hàng, tôi luôn chia cho họ một phần. Như là, nếu tôi gọi hai phần, một phần cho tôi và cũng để người tài xế taxi sẽ có một phần. (Dạ.) Tôi không biết hết tài xế taxi. Tôi không biết anh tài xế nào cả.

Bởi vì có nhiều tài xế. Không phải lúc nào cũng có cùng một tài xế cho mình. Trừ khi tôi muốn có tài xế đó vì lý do nào đó, thì tôi sẽ xin số của họ và sau đó tôi cứ gọi cho họ vì họ biết rành về thành phố hơn những tài xế taxi khác, theo kinh nghiệm của tôi. Hoặc họ sẽ đi với tôi vào cửa hàng và giúp tôi mang đồ ra taxi. Đó không phải là việc của họ, họ không phải làm như thế. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Thậm chí đi với tôi vào cửa hàng. Tài xế nào cũng muốn làm vậy vì tôi tôn trọng họ và họ cũng cảm thấy vui. Nên họ muốn giúp đỡ, một cách tự nguyện.

Tôi không bao giờ yêu cầu. Không hề nghĩ đây là việc của họ. Nhưng tất cả họ đều vào cửa hàng với tôi và giúp tôi lấy cái này cái kia rồi cho vào túi xách và mang ra quầy tính tiền, rồi mang ra xe taxi cho tôi. Và mở cửa taxi cho tôi này nọ. Trước khi xuống xe, tôi tháo dây an toàn. Khi lên taxi, tôi luôn cài dây an toàn. Anh tài xế nói, “Ồ, bà không cần phải cài dây đâu. Bà ngồi ghế sau mà.” Tôi nói, “Không. Tôi cài dây vì luật khuyên như vậy và mình cũng được an tâm. Và tôi cũng ngồi thoải mái, lỡ khi tôi ngủ rồi té xuống làm lõm sàn xe của anh thì sao.” Tôi nói đùa với họ này nọ. Những người tốt. Những người rất tốt mà tôi gặp ngoài đời. Và tôi nghĩ đó là cách mình nên đối xử với mọi người. Vì vậy, không gọi là người hầu, hoặc “ê, taxi” hay là gì đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Có hôm tôi thấy một tài xế taxi lái chiếc Mercedes, đậu trước cửa hàng nơi tôi đã gọi xe, đang chờ. Tôi bước ra và thầm nói, “Ủa, xe taxi đâu?” Người này nói với tôi, “Có phải tên bà là như vầy như vầy không?” Vì khi gọi taxi, mình phải nói tên của mình. (Dạ.) Và có khi họ xin số điện thoại, phòng hờ. Nên tôi nói, “Đúng rồi. Sao anh biết?” Anh ta nói, “Tôi là tài xế taxi của bà.” Không phải là chiếc taxi, mà như là loại Uber hoặc gì đó. Loại không có phù hiệu taxi. (À. Vâng.) Một số xe không có phù hiệu đó.

Rồi, anh nói, “Tôi là tài xế taxi.” Rất bình thường, rất khiêm nhường. Tôi nói, “Hả? Vậy à?” Anh nói, “Dạ. Vâng, thưa bà. Mời bà lên xe. Trời lạnh quá.” Rồi anh bước xuống xe mở cửa xe cho tôi lên. Bởi vì chiếc xe rất sang trọng, nên tôi không nghĩ đó là xe taxi. Nó không phải là taxi Mercedes bình thường có gắn phù hiệu taxi. Không. Thực sự là xe tư nhân rất tốt. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Và rồi trước khi xuống xe, tôi luôn tháo dây an toàn, cố tự mở cửa xe để bước xuống, và tài xế taxi cũng luôn nói với tôi, “Đừng, đừng, bà đợi đã. Tôi sẽ mở cửa cho bà.” Chà. Ngay cả người được gọi là tài xế của tôi trước đây cũng không làm vậy. Tôi đã quá quen với việc tự mở cửa xe, xe của mình. Tự làm tất cả. Và mặc dù tôi đã để tay lên tay nắm cửa xe, và cái khóa cửa đã mở rồi, nhưng tôi rút tay lại và nghe lời ngồi lại để anh ta mở cửa xe. Anh ta thích như vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cho nên tôi để anh mở cửa xe cho tôi, rồi tôi nhẹ nhàng, từ từ bước ra như một nàng công chúa.

Đôi khi như vậy cũng vui, vì nếu anh ta thích mở cửa xe, thì tôi để anh ta làm. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu anh ta không thích, thì tôi sẽ tự mở, bình thường thôi. Chỉ khi họ thích như vậy, bởi vì nếu tôi để họ mở cửa xe cho tôi, họ cảm thấy rất vui. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì họ thực sự muốn làm vậy. (Dạ. Đúng vậy.) Cho nên tôi rút tay lại ngay. Và để tay trên đùi, như một đứa trẻ, ngụ ý, “Dạ vâng, thưa ba.” Và rồi anh ta mở cửa xe một cách rất lịch sự, và tôi bước ra như nàng công chúa rất dễ thương.

Đùa thôi. Khi anh ta mở cửa và có thể nghe tôi, thì tôi nói, “Xin tuân lệnh. Cảm ơn ông.” Có nghĩa là, anh ta bảo tôi đừng mở cửa, nên tôi nói, “Xin tuân lệnh, thưa ông.” Và rồi, khi tôi bước ra, tôi nói, “Cảm ơn ông.” Sau đó, anh ta cũng đậu xe taxi ở đó và rồi đi vào cửa tiệm với tôi. Có khi không thể đậu xe ngay tiệm, thì anh nói, “Tôi sẽ chạy lòng vòng tìm chỗ đậu xe.” Tôi nói, “Được, thưa ông. Nhưng đừng quên tôi ở đây.”

Và rồi anh vẫn quay lại. Anh đậu xe ở đâu đó xa nhưng quay lại cửa tiệm để giúp tôi mang đồ trong tiệm ra. (Ồ.) Và rồi anh nói, “Bà đợi ở đây. Tôi sẽ chạy ra xe. Tôi sẽ quay lại, để bà không phải đi bộ với tôi ra chỗ xe đậu.” (Ôi chà.) Những người rất chu đáo. Cư xử lịch sự. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cho dù người bình thường, tôi cũng sẽ thuê một tài xế như vậy làm tài xế cho mình, bởi vì họ quá tử tế. Có điều tôi sống một mình, nên đã quen rồi. Cũng tốt. Như thế tốt hơn.

Phần đó chỉ là để làm rõ thêm cho câu hỏi của quý vị về việc có gọi họ là người hầu hay không. (Dạ, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ.) Hy vọng quý vị thích câu chuyện. (Dạ, chúng con rất thích. Dạ thích, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ đã chia sẻ.) Không phải tâm linh hay là gì, nhưng đó là cách tôi nghĩ mình nên cư xử với những người khác. (Dạ.) Đồng loại của tôi. Một phần của tôi cũng là con người trong thân người. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Thôi, chúc quý vị vạn sự lành ở chỗ mới. Tôi biết ở đâu thì quý vị cũng làm việc tận lực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và tôi cảm tạ Thượng Đế là Ngài đã cho tôi chút may mắn như thế, để có được một số người tốt ủng hộ, giúp đỡ, đồng chí hướng, đồng đội, như quý vị. Ý nói không chỉ quý vị thôi, vài người này. Mà ý tôi là tất cả quý vị làm việc với Truyền Hình Vô Thượng Sư theo những cách khác nhau và ở những nơi khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Chúc tất cả quý vị có một nơi an toàn để làm việc và có mọi thứ quý vị cần trong cuộc sống. Cảm ơn quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Thượng Đế ban phước. (Xin Thượng Đế gia hộ Sư Phụ. Xin Thượng Đế bảo vệ Sư Phụ. Xin Sư Phụ bảo trọng. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cảm ơn quý vị. (Cảm ơn Sư Phụ. Cảm ơn vì tất cả những gì Sư Phụ làm.)

Xem thêm
Video Mới Nhất
2024-05-02
170 Lượt Xem
2024-05-02
557 Lượt Xem
2024-05-01
550 Lượt Xem
2024-05-01
1007 Lượt Xem
29:54

Tin Đáng Chú Ý

197 Lượt Xem
2024-04-30
197 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android