Tìm Kiếm
Âu Lạc
Tiêu Đề
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư Tiết Lộ Về Tinh Cầu Diw Phần 5/12

2022-07-03
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

“Họ tôn thờ Thượng Đế suốt ngày trong tâm cũng như trong những đền thiêng. (Ồ.) Nếu họ muốn đi đến những ngôi đền thiêng, họ có thể đi bất cứ lúc nào”. Ý tôi là vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi viết cho chính tôi hiểu thôi. Rồi, “Những bài hát ca tụng Thượng Đế và Tình Thương của Ngài, luôn luôn vang lên nhẹ nhàng trong không trung.”

Chúng ta nói đến đâu rồi? Lời cuối cùng là gì? Dạ, bãi biển, cát mềm. Vậy tốt. Vậy là mình đã đến Hawaii. Thành ra tôi quên.

“Và [ở đó] cát mềm mại và ấm áp, rất dễ chịu – cây cối, đơm hoa kết trái mà không cần phân bón”. (Hay quá.) Chúng ta có thể ăn hàng tấn trái cây mà không lo về tác dụng phụ. “Cung cấp thức ăn ngon cho dân bản xứ một cách tự nhiên, mà không cần lao động”. Họ không cần phải trồng trọt. Ồ, thật tuyệt vời. (Hay quá.) Đó chẳng phải là tin vui đối với nông dân chúng ta ở đây, cho tình trạng thiếu lương thực trên thế giới hiện giờ sao? (Dạ phải.) Bởi vì họ không có chiến tranh ở Ukraine, lý do là vậy. Tôi đọc và không thêm thắt nhiều, chỉ đọc y như tôi đã ghi xuống, kiểu viết tắt. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ.) “Cung cấp thức ăn ngon cho dân bản xứ, một cách tự nhiên, không cần lao động. Thời tiết – lúc nào cũng đẹp, mát mẻ…” Thế thôi.

Lật sang trang… Đó là trang thứ hai hả? Thấy dày quá. Tôi tưởng đó là hai trang. Không, không phải. Cái gì đây? Ồ, “Đáng tin cậy, dễ chịu và làm thân thể tráng kiện. Chính quyền Hội đồng Cộng đồng Trưởng lão, thì nhân từ – đối xử với dân như người thân trong gia đình”. (Tuyệt quá.)

Tôi không đọc theo ngữ pháp hay gì cả. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Ai mà bận tâm? Mọi người đều hiểu, phải không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Bởi vì tôi chỉ viết xuống. Thực ra, không phải để làm một bài luận, hay để thắng Giải Nobel về văn chương hay gì hết. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ hiểu ạ.) Nếu tôi mà viết cẩn thận, với tất cả ngữ pháp, trình bày đẹp đẽ, thì chúng ta sẽ ngồi đây cho tới sang năm. Tôi cũng không nói quá nhiều chi tiết. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Vì tôi lười viết, phải thú nhận vậy. Tôi thích đọc cho quý vị viết. Nhưng khổ nỗi, tôi phải viết, để chỉnh sửa này kia. Bởi vì nếu tôi gọi cho quý vị và đọc cho quý vị viết, có lẽ quý vị cũng sẽ viết sai, rồi tôi lại phải sửa đi sửa lại nhiều lần. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cũng rất mệt mỏi. Nhưng khi tôi viết, có khi cũng bị sai. Không phải vì không đánh vần đúng, mà là nhấn nhầm nút chữ bên cạnh. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Như là “N” thì thành “B”. (Dạ.) Và sau đó, tôi nói chữ “nip”, như là “nipping (ngắt) cái gì đó”, thì nó thành “bipping (tiếng bíp) gì đó”. Tôi nói: “Cái gì đây?” “Bipping” cái gì? Làm sao mà “bip” trái cây được? Hái (nip), phải không? (Dạ.) Đại khái như vậy.

Và đó là lúc tôi bực mình. Bởi vì để sửa chữ, mà chữ thì nhỏ, nên tôi phải quay trở lại màn hình để đọc. (Ồ, vâng ạ.) Vì không đủ chỗ nên tôi không viết chữ to được, để có thể đọc được từ xa. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và tôi cứ nhờ quý vị mua kính đọc từ xa, nhưng đến nay, vẫn chưa được. Tôi có hàng chục kính nằm lăn lóc khắp nơi – không dùng được. Mắt kính luôn sai, không hiểu sao. Tôi không biết giải thích thế nào để quý vị mua đúng kính cho tôi. Nên tôi không yêu cầu nữa, bởi vì tôi không muốn thành tiệm mắt kính, cửa hàng mắt kính. Hoặc sưu tập cho một trăm năm tới, rồi thành như đồ cổ hay gì đó. (Dạ.) Ôi, trời ơi. Vì vậy mà tôi cứ phải nhảy qua nhảy lại để chắc chắn là mình viết chữ đúng, thế thôi. Cũng không sao. Vậy cũng tốt. Tôi tự nhủ: “Đó cũng là loại thể dục tốt, thể dục tốt”.

Chúng ta nói đến đâu rồi? Nhớ rồi. “Chính phủ đối xử với dân như người thân trong gia đình. (Dạ.) Chính phủ, Hội đồng Trưởng lão, hoặc chính phủ ở đó chỉ để biểu tượng cho quyền tối cao”, vì dù sao, họ cũng không bao giờ có vấn đề gì với nhau. (Dạ.) Khi họ phải tổ chức hội nghị, thì mọi người đến có lẽ chỉ để đưa ra ý tưởng mới hoặc để khoe phát minh mới của họ, (Dạ.) hoặc cố gắng đóng góp nhiều hơn cho xã hội của họ, với ý tưởng này, sáng kiến nọ, hoặc làm theo cách nọ cách kia. Chỉ vì lợi ích của mọi người. (Dạ.) Cho nên, không bao giờ có sai có đúng ở đó. Chỉ có mức độ hữu ích nhiều ít mà thôi, họ cân nhắc xem cái nào hữu ích hơn, tiện lợi hơn thì họ chọn cái đó. Và không có ai tranh đua và lên truyền hình tranh đấu với nhau. Như một số thượng nghị sĩ hoặc một số dân biểu Hạ viện mà tôi biết. Cũng không ai lên mạng hạ nhục lẫn nhau. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Hoặc lên Twitter. Twitter hoặc Facebook. Rồi sau đó đối mặt với nhau. Quý vị hiểu rồi. Tốt lắm.

Cho nên không phải như người trên đó họ có vấn đề gì hết, mà phải cần đến chính phủ. (Dạ.) Họ có chính phủ chỉ để cho tôn nghiêm. (Dạ. Vâng, thưa Sư Phụ.) Chỉ để cho có vậy thôi. Giống như họ có cây cối, họ có thực vật, để họ có thể có một nơi, hoặc để vị trưởng lão nào đó trình bày ý kiến hoặc phát minh mới của họ. Hoặc cách vận dụng những khám phá mới của họ để làm những việc gì đó. Những điều như thế. Chỉ hoàn toàn vui. Hoàn toàn vui và lợi ích cho họ. Ôi chà. (Hay quá.) Mình mà được vậy không phải tốt sao? (Dạ phải, thực sự thế. Vâng, đúng vậy, thưa Sư Phụ.)

Có lẽ mình có thể làm gì đó, đưa chính phủ của mình đến đó để học. Nếu có quyền lực, chúng ta sẽ tóm một số họ, tóm tất cả họ, gửi họ đến đó để học. (Dạ.) Nếu không tốt nghiệp, thì đừng quay về. Mang theo chứng chỉ, nếu không thì. (Dạ.) Và phải luôn đứng nhất. Học bài cho giỏi.

“[Trên đó] không có bất cứ vấn đề gì xảy ra giữa họ, hoặc với nhau, hoặc giữa người dân, hoặc giữa người dân và cây cối”. Cây cối tự mọc và điều tiết tùy theo nhu cầu, và tùy theo công đức của họ, để họ không cần phải làm gì cả, hoặc cây cối không mọc che kín lẫn nhau. Họ không bao giờ phải cắt tỉa cây cối. (Hay quá.) Nên họ cũng không có vấn đề gì với cây cối, nói chi là đến người-thân-động vật.

Không như ở đây, chúng ta có vấn đề với tất cả chúng sinh. Đúng không? (Dạ đúng. Vâng, đúng vậy ạ.) Ngay cả côn trùng, họ cũng muốn bắt ăn. Ở nhiều quốc gia, họ ăn rắn, họ ăn bọ, họ ăn rết. (Dạ. Đúng ạ.) Họ gọi là tôm, tôm đất, thay vì tôm biển, ví dụ như vậy. (Ồ.) Và họ còn ăn cả chuột. Họ gọi đó là gà đồng, (Ôi trời. Ồ, chao ơi.) gà ruộng. Bởi vì chuột sống ngoài đồng, ngoài ruộng lúa. (Dạ, Sư Phụ.) Vì chuột ăn lúa ở đó, nên họ sống ở đó – chuột nhỏ, chuột to. Người ta đi bẫy chuột, ăn chuột. (Ôi, khiếp quá.) Khiếp. Quý vị không biết đâu. Họ ăn đủ mọi thứ. [Ăn] khỉ và đủ thứ loài hết. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bất cứ gì, bất cứ gì họ tìm được, là họ ăn – cử động hay không cử động. Quý vị biết thế giới của mình mà. (Dạ biết, thưa Sư Phụ. Dạ.)

“Ở đó, không có động vật”. Nói rồi, nhưng ở đây tôi viết lại. “Ở đó không có động vật, vì họ không cần phải cân bằng sự thiếu hụt từ trường yêu thương”. (Ôi chao.) “Tất cả người ở đó đều đầy tình thương, hiền lành, tốt bụng và khai ngộ (Chà.) đến Đẳng cấp Thứ Tư cao nhất”. (Ôi chà.) Một số lên đến Đẳng cấp Thứ Tư cao nhất và cao hơn nữa. Cao hơn một chút, nghĩa là có thể ở vùng đệm, giữa [Đẳng cấp] Thứ Tư và Thứ Năm. Họ không ở Đẳng cấp Thứ Năm, Cảnh giới Thứ Năm là thế giới khác. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Vậy [Diw] là thế giới vật chất. (Dạ.) Chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường của mình, có điều là nếu họ không muốn cho ai nhìn thấy, thì họ sẽ ẩn đi tinh cầu của họ. (Ồ.) Hoàn toàn. (Hay quá.) Họ có lực lượng để làm vậy. (Thật tuyệt.)

Một số ảo thuật gia giải trí. (Dạ đúng. Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi cũng đã từng khoe tài ảo thuật nhỏ của mình ở Luân Đôn. Nhớ không? Ở Anh quốc. (Dạ nhớ.) Họ thậm chí đã thu băng? (Dạ có. Dạ có, thưa Sư Phụ.) Tôi không biết họ có thu không. Lúc đó tôi chỉ giúp vui cho các anh chị em đồng tu quý vị ở Anh chỉ để khoe công cụ thần thông rẻ tiền mà tôi mua được ở chợ trời. Ờ, trên đường phố. Tôi mua trên đường phố ở Monaco. Họ có một lễ hội ở đó, hay là gì đó. Một loại đặc biệt… như hội chợ, hội chợ thương mại, hoặc tương tự. Họ bán đủ thứ. Lúc đó tôi nghĩ cũng vui khi phô trương tài nghệ với các học trò dễ tin của mình. Mọi người vỗ tay rất to.

Để xem còn gì nữa? “Họ tôn thờ Thượng Đế suốt ngày. (Chà.) Luôn luôn, trong tâm họ. Không bao giờ sao lãng”. (Chao ơi.) Nhất tâm. (Dạ. Đó có phải là thiền không, thưa Sư Phụ?) Phải, đại khái thế, họ cũng thiền nữa. Nhưng họ luôn luôn tôn thờ Thượng Đế. Lúc nào họ cũng nhất tâm bất loạn. Lúc nào cũng nhất tâm hoặc tập trung. Dù họ đang làm việc, hay đang ngủ, hay đang đi bộ hoặc đang bay. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Họ luôn tôn thờ Thượng Đế trong tâm. (Ồ.) Thành ra năng lượng của tinh cầu họ ổn định và phúc lạc. (Dạ. Dạ hiểu.) Không phải tinh cầu nào cũng như vậy, dĩ nhiên rồi. (Dạ, Sư Phụ. Dạ phải.) Một số thì vậy, một số thì không.

“Họ tôn thờ Thượng Đế suốt ngày trong tâm cũng như trong những đền thiêng. (Ồ.) Bất cứ lúc nào họ muốn đi… Nếu họ muốn đi đến những ngôi đền thiêng, họ có thể đi bất cứ lúc nào”. Ý tôi là vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi viết cho chính tôi hiểu thôi. Rồi, “Những bài hát ca tụng Thượng Đế và Tình Thương của Ngài, luôn luôn vang lên nhẹ nhàng trong không trung. (Tuyệt.) Nhắc nhở mọi người tập trung và thiền định trong tâm”. Không phải lúc nào họ cũng phải ngồi để thiền. [Nhưng] họ luôn luôn ở trong thiền. (Ôi chà.) Và khi họ muốn ngồi, dĩ nhiên họ ngồi. (Dạ. Vâng, thưa Sư Phụ.) Nhưng không quan trọng là họ ngồi hay không ngồi, (Dạ, Sư Phụ.) họ vẫn cùng với Thượng Đế.

Không giống những người gọi là học trò của tôi. Dù họ có ngồi hay không, thì cũng như nhau. Sự khác biệt duy nhất là họ có gật đầu hay không thôi. họ có gật đầu hay không thôi. Hiểu tôi nói gì không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Hoặc đầu họ có tựa vào vai người bên cạnh hay không thôi. Hoặc họ có ngã về phía sau và gây tiếng động hay không thôi. Ngáy đó. (Dạ.) Thế giới này làm con người quá mệt mỏi. (Dạ.)

Ở thế giới đó, tinh cầu đó, dù họ làm việc bao nhiêu đi nữa, họ vẫn luôn ở cùng Thượng Đế bên trong. Nên họ không bao giờ phí năng lượng, do đó họ không bao giờ mệt mỏi. Họ không bao giờ già đi. (Hay quá.) Họ muốn trẻ bao lâu cũng được. (Tuyệt.) Dĩ nhiên không phải như em bé, nhưng trẻ như tôi. Hiểu không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Cô gái trẻ.

Xem thêm
Tập  5 / 12
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android