Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Nghiệp Là Thứ Hữu Hình: Chướng Ngại Của Minh Sư Khi Gặp Đệ Tử, Phần 3/3

2024-02-23
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Suốt cả ngày tôi đi bộ từ ga này đến ga khác. Và đôi khi nhà ga có thể dài tới năm cây số. Quý vị biết điều đó, phải không? Từ nhà ga số 1 đến nhà ga số 2, quý vị có thể đi hoài không hết. Đồng thời cũng có thể bị lạc, cho vui! […] À, thật sự là… Nghiệp chướng là thứ mà mình có thể cắt, có thể cảm nhận, có thể nắm lấy. Chứ không phải nói thôi. Không phải nói thôi đâu. Đây không phải là lần đầu. Nhưng thường thường tôi không kể. Thường thường chúng ta không nói về mấy điều này. […]

Quý vị có thích không? (Dạ thích.) Tại sao? (Nơi đây thật đẹp.) Nó là của quý vị. Của quý vị. Của chúng ta. Tư nhân. Thuộc sở hữu tư nhân. Quá xa. Trời ơi. Sau bốn chuyến tàu hỏa, nhiều taxi và nhiều máy bay, tôi cảm thấy nơi này như một thế giới khác, tinh cầu khác – xa quá đi thôi. Quên kể quý vị nghe tôi đến đây ra sao. Khi hạ cánh, máy bay đã nóng lắm rồi. Lẽ ra tôi đã rất mừng được chạy ra khỏi chiếc máy bay nguy hiểm đó, nhưng họ cứ giữ chúng tôi ở trong. Chưa được ra. Chúng tôi phải đợi xe buýt đưa ra ngoài. Thế có ngớ ngẩn không. Chờ đợi, chờ đợi, nhưng không có xe buýt vì tất cả các xe buýt đều bận. Tất cả máy bay đến trước chúng tôi đều đã bắt xe buýt rồi, nên chúng tôi không có chiếc nào cả. Vì vậy, cuối cùng họ cũng để “tù nhân” đi ra. Đi bộ. Cảm tạ Thượng Đế, ít ra chúng tôi được đi trên mặt đất. Trước đó chúng tôi “đi trên mây”, và không ai thích chút nào. Cho dù nếu ai đó nói: “Quý vị đang đi trên mây”, nghĩa là, đang rất hạnh phúc, may mắn, nhưng hôm đó thì không. Không, không phải hôm qua. Không phải tôi, không. Tôi thà đi bộ trên mặt đất còn hơn.

Chúng tôi đi bộ, bước vào sân bay, thì họ nói: “Xin vui lòng ở lại đây, chúng tôi sẽ sắp xếp một chuyến bay khác cho quý vị khi thuận tiện”. Tôi nói: “Thôi, cảm ơn”. Tôi bỏ chạy. Ra ngoài tìm một chiếc taxi. Tôi muốn tìm một sân bay khác, bởi vì đó cũng là một sân bay nhỏ hơn. Nó không lớn lắm và họ vừa có hạ cánh khẩn cấp, và có vẻ như thời tiết sẽ không quang đãng vì trời đang mưa rất to, sấm sét đủ thứ. Có một sân bay khác vẫn giống như thế. Nên tôi cố gắng đi tới sân bay khác. Và chuyện gì đã xảy ra? Tôi bảo người tài xế taxi đi. Từ đó đến sân bay khác ít nhất là khoảng 200 cây số. Cũng được, chúng tôi có thể đi. [Nhưng] ông ta không biết đường đến đó. Ông ta đập vào GPS (định vị toàn cầu). Ừ. Ông ta cứ đập đập nhưng nó không hoạt động! GPS không hoạt động! Ông ta thử mọi cách nhưng vẫn không được. Có tin được không? Không có taxi. Không máy bay. Không GPS. Giống như không ai muốn tôi gặp quý vị vậy; mấy khuôn mặt “tệ” này. Hình như Thiên Đàng muốn ngăn tôi hay gì đó.

Trời ơi! Suýt nữa tôi chết trên không, rồi đáp xuống mà cũng không bắt được xe taxi! Chiếc taxi duy nhất còn lại, tôi chạy tới đó: “Thưa ông, xe có rảnh không?” “Rảnh”. Tốt. Tôi nhảy vào và GPS không hoạt động. Ông ta cố gắng cả nửa tiếng, sau đó tôi nói: “Thôi được rồi, cứ đưa tôi đi bất cứ đâu”. Rồi cuối cùng, sau khi đi vòng quanh, tôi nói: “Ông biết có ga xe lửa nào gần đây không? Có lẽ tôi phải đi xe lửa. Ông có biết chuyến xe lửa nào đi Vienna không?” Ông ta nói: “Tôi không biết. Tôi chưa bao giờ đi tàu hỏa. Tôi lái taxi cả đời, chẳng đi đâu cả”. Được thôi. Tôi nói: “Hãy hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp của ông. Chắc là họ biết”. Cuối cùng, họ nói: “Được rồi, chúng tôi biết, nhưng nó cách chỗ chúng tôi khoảng 175 km”. Thế là chúng tôi lái đi. Tốn hết 500 [Âu kim]. (Ồ.) Được thôi. Thật sự còn đắt hơn cả khi đi máy bay.

Rồi, tôi tới đó. May là có một chuyến tàu. Tốt. Rồi đi. Tôi nói tôi muốn đến Vienna. Bởi vì tôi chỉ biết thế thôi. Và rồi họ không đi Vienna, họ chỉ đi qua Munich thôi. Thôi cũng được, tôi đi Munich, lòng vòng ở đó chờ chuyến tàu hỏa khác. Rồi chuyến tàu đó không biết sao không đi. Nên tôi hỏi: “Có cách nào khác để đến Vienna hoặc Klagenfurt không?” Tôi phải đợi thêm mấy tiếng nữa. Đã đợi cả ngày từ Munich rất mệt mỏi rồi, vì cứ phải chạy. Mà tôi không biết chỗ nào. Trong (nhà ga) Bahnhof rất hỗn loạn. Ở sân bay thì rất đông đúc, nhưng (nhà ga) Bahnhof còn đông đúc hơn.

Trời ơi, lâu lắm rồi tôi không đi xe lửa. Quên mất nó trông như thế nào và ra làm sao. Rồi mình bối rối. Quá nhiều đường tàu. Phải đi bộ từ nơi này đến nơi khác, và rất đông người, không biết đi đâu. Và [nếu] muốn mua vé, thì phải đợi – xếp hàng dài hai cây số! Thật sự như vậy đó. Nên cuối cùng tôi hỏi: “Chúng tôi có thể trả tiền ở đâu khác không?” “Có chứ, có một cái máy! Bà có thẻ tín dụng quốc gia không?” “Không, tôi không có. Người ngoại quốc. Không thể”. Vậy còn làm gì được nữa? Cuối cùng, tôi hỏi: “Tôi có thể trả tiền trên tàu được không?” Họ nói: “Được, được”. “Sao quý vị không nói [với tôi điều này] sớm hơn?” “Bởi vì sẽ đắt hơn cho Bà”. Tôi nói: “Tôi đâu có bảo quý vị tiết kiệm tiền cho tôi”. Bắt tôi phải chờ cả nửa tiếng mới nói cho tôi biết.

Bởi vì vẫn còn phải chờ nửa tiếng nữa nếu tôi tiếp tục đợi, bởi vì có rất nhiều người và ai cũng muốn có giá rẻ. Họ có con cái và họ không đủ khả năng để trả tiền trên xe lửa. Đối với họ, dù là thêm 20% nữa cũng là rất nhiều tiền. Và hôm nay, tôi ngồi trên xe lửa và có người cãi cọ về 7 Âu kim. Bởi vì anh ta có 7 Âu kim, và anh ta đã mua vé 7 Âu kim. Và anh ta muốn nâng lên hạng nhất, còn người soát vé lại không muốn. Thế là anh ta nói: “Ồ, như thế không tốt! Không hợp pháp.”. Anh ta định kiện người soát vé. Đại khái vậy. Nên với người bình thường, rất khó khăn. Vì thế tất cả đều xếp hàng rất dài để chờ.

Thậm chí, lên máy bay cũng phải xếp hàng rất lâu. Tôi thì không biết gì về việc đặt vé trên Internet này nọ. Mỗi lần tôi nhờ ai đó đặt vé trên Internet thì họ đều gặp vấn đề. Không biết tại sao nữa. Một là tôi không thể lên máy bay hoặc là sẽ bị trễ chuyến bay. Hoặc không có taxi ra phi trường hoặc chuyến bay bị hoãn lại hoặc máy bay bị hỏng. Hoặc máy bay quay trở lại sân bay. Ví dụ như thế. Thật sự không có ai giúp hết, cho đến bây giờ, nói quý vị hay. Mọi thứ… Có tin được không? Có vé rồi nhưng không đi được vì không có taxi. Đã lên máy bay rồi nhưng không đi được vì máy bay hỏng. Tất cả trong cùng một ngày.

Suốt cả ngày tôi đi bộ từ ga này đến ga khác. Và đôi khi nhà ga có thể dài tới năm cây số. Quý vị biết điều đó, phải không? Từ nhà ga số 1 đến nhà ga số 2, quý vị có thể đi hoài không hết. Đồng thời cũng có thể bị lạc, cho vui! Nếu thích bị lạc, thì ở sân bay rất dễ lạc, vì đôi khi họ không có biển báo gì hết. Hoặc có thể mình lơ đãng, mệt mỏi nên không nhìn, thì mình sẽ bước vào một đường hầm khác, và thế là xong, tới nhà ga số 3, cách đó ba cây số nữa. Và sau đó có thể quay lại năm cây số nữa để tới nhà ga số 2. Ví dụ như vậy đó. Được rồi. À, thật sự là… Nghiệp chướng là thứ mà mình có thể cắt, có thể cảm nhận, có thể nắm lấy. Chứ không phải nói thôi. Không phải nói thôi đâu. Đây không phải là lần đầu. Nhưng thường thường tôi không kể. Thường thường chúng ta không nói về mấy điều này.

Hôm nay tôi cảm thấy muốn [nói] vì vừa mới tới. Tới được đây mừng quá, sau cả ngày, cả đêm, không ăn, không uống. Và đi bộ từ nhà ga này đến nhà ga khác, máy bay này sang máy bay kia, sân bay này đến sân bay nọ. Và ga xe lửa này đến ga xe lửa khác. Và từ taxi này sang taxi nọ. Ngay cả taxi, tôi cũng phải bắt hai, ba chiếc, vì anh chàng ở sân bay không biết khu vực địa phương. Cho nên tôi phải bắt taxi địa phương khác. Rồi đôi khi GPS không hoạt động rồi tôi phải bắt một chiếc khác, taxi nào biết đường. Ờ, chúng tôi đổi xe. Cứ làm vậy suốt ngày. Hai ngày mới tới được đây. Thường thường chỉ mất hai tiếng. Lần trước tới Malaga, thường thường chỉ mất vài tiếng – lần đó mất 36 tiếng, nhưng đó là bằng xe hơi, còn hôm nay thì đủ loại phương tiện di chuyển.

Có lần ai đó phê bình tôi. Tôi đến rạp hát có một lần thôi. Đồng tu chúng ta là ca sĩ ô-pê-ra. Hildegard Behrens. Một người Đức, rất nổi tiếng. Cô ấy mời tôi đến đó, hoặc ai đó đã mời tôi đi xem vở ô-pê-ra của cô ấy. Lúc đó tôi vừa mới phẫu thuật xong, tiểu phẫu. Nhưng nó đau đến mức không thể đi được. Cho nên họ thuê taxi, à không, thuê xe limousine cho tôi, để chúng tôi có mọi thuốc men và đủ thứ trong đó. Vậy mà có người phê bình tôi là đi xe limousine.

Chỉ [đi] có một, hai lần thôi. Đôi khi họ yêu cầu vậy. Ví dụ, nếu tôi đến Hollywood, lễ trao giải Oscar hay gì đó, họ sẽ yêu cầu mọi người đi bằng xe limousine. Đó thật sự là một yêu cầu. Không biết tại sao. Điều kiện là như thế. Cho nên lần đó tôi cũng phải đi xe limousine. Dù sao thì cũng có người phê bình, một số nhà báo hay ai đó. Nên tôi nói với [đồng tu]: “Ồ, quý vị bảo ông ta rằng, tôi không chỉ đi xe limousine, mà còn đi máy bay nữa!” Tôi đi tất cả các máy bay trên thế giới. Đi nhiều loại máy bay khác nhau. Bất cứ lúc nào tôi muốn, thì chỉ lên một máy bay khác. Rồi còn đi taxi và bây giờ đi xe lửa, đủ loại phương tiện. Limousine ăn nhằm gì, phải không? Tôi còn đi Boeing 707. Ừ. Đi đủ thứ hết. Và nếu có đĩa bay [UFO], tôi cũng sẽ đi luôn. Limousine không là gì cả. Không ha? Đây là món đồ chơi.

Được rồi, giờ quý vị biết rồi. Vì vậy, xin lỗi vì tôi đến muộn, nhưng tôi không có ý gạt quý vị. Đáng lẽ tôi có mặt ở đây lúc 5 giờ hôm qua. Hiểu ý tôi chứ? Ờ, được rồi. Nên không phải lúc nào cũng dễ dàng đến gặp quý vị. Không biết tại sao. Gặp quý vị còn khó hơn là gặp Nữ Hoàng Anh nữa. Hoặc gặp vua hoặc nữ hoàng nào đó. Tôi đã gặp vài ông vua, vài nữ hoàng, vài tổng thống, nhưng để gặp quý vị, ôi Trời ơi! Quý vị là cái gì? Mà quý vị là ai cơ chứ? Quý vị là ai mà khó gặp quá vậy? (Con cái của Sư Phụ ạ.) Con cái? Sao khó gặp quá vậy? Con cái kiểu gì vậy? (Con cái thành tâm.) Con cái thành tâm. Quý vị mà thành tâm một nửa thôi, thì tôi đã không phải trải qua chuyện này. Mà thôi được rồi. Tôi chỉ nói thế thôi.

Nếu trời nóng quá, làm ơn, chúng ta sẽ sắp xếp lại giờ giấc. Cho tôi biết khi nào là tốt nhất. Bởi vì quý vị thiền ở đây cả ngày rồi, nên cũng biết khoảng thời gian nào [thì mát]. Trừ khi thời tiết thay đổi. Và khi trời nóng như thế này, có thể quý vị lập nhóm – ba mươi người đi chỗ này, còn nhóm khác đi chỗ kia. Xung quanh đều có See (hồ). Có lẽ cho quý vị khoảng một tiếng tự do. Đi dạo quanh và nếu thấy cổng không [đóng] vô See (hồ), thì cứ nhảy vô. Nếu người ta la, thì quý vị đã ướt sũng rồi. Làm gì được mình? Chà, dù sao thì người ta ở đây cũng không nghiêm ngặt vậy. Họ biết chúng ta là khách du lịch, không ai hiểu nhiều về luật lệ quanh đây. Và dù sao thì See (hồ) cũng lớn. Ý nói, hồ lớn. Chỉ cần xem nó ở đâu, rồi quý vị nhảy vô thôi. Và tìm nơi sạch hơn một chút, có một số chỗ không sạch lắm.

Có một khách sạn họ muốn bán với giá hai triệu Âu kim, nhưng quá bẩn! Trong nhà thì bẩn. Bãi [hồ] bẩn như chưa ai dọn dẹp cả 100 năm rồi. Tôi không nói giỡn đâu. Không đâu, nếu không tin tôi, quý vị đi ra ngoài, về phía bên trái và cứ đi tiếp. Rồi quý vị sẽ thấy bãi [hồ] bẩn nhất trên toàn thế giới, thì biết chính là bãi đó. Những thứ bẩn, mục nát và các chai Coca-Cola. Đủ mọi thứ [vứt] khắp nơi, ôi Trời ơi, thậm chí tôi còn không muốn nhìn. Chứ đừng nói chi là mua, dù có tiền đi chăng nữa. Bởi vì nếu mà mua, mình sẽ phải tốn thêm năm triệu [Âu kim] để sửa chữa và dọn dẹp để phù hợp với đám con cái này.

Con cái “hoàng gia”.

Có lẽ quý vị được tự do. Ôi nóng quá! Đi, đi, đi. Đi làm gì đó. Ăn hay làm gì cũng được. Quý vị ăn lúc mấy giờ? (Dạ 5 giờ.) Cũng sắp đến giờ rồi, 4:41. Ai màng? Rửa mặt cho tỉnh táo rồi sau đó sẵn sàng cho bữa ăn. (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Gặp lại sau. Chào nha. Tôi đi tắm đây. Gặp quý vị sau. Cứ vui hưởng nhé! Biết không, sau khi ăn xong, nếu quý vị muốn, vì bây giờ trời mát hơn, nên quý vị có thể đi dạo xung quanh. Chỉ đi như không quen biết nhau. Được không? Có thể đi như hai, ba người, mười người, biết nhau cũng được. Đừng nắm tay. Nếu nắm tay, tức là cho mọi người biết rằng chúng ta là gia đình Quán Âm, ôi Trời ơi. Không, hả? Tôi không giỡn đâu. Nói nghiêm túc đó. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Cứ đi như du khách. Hiểu không? Đừng mang thẻ Tâm Ấn. Đừng đeo ảnh Sư Phụ. Đừng đeo ảnh Sư Phụ. Không thẻ Tâm Ấn, nha? (Dạ.) Cái hồ không quan tâm thẻ Tâm Ấn của quý vị. Và không ai ở đây quan tâm cả. Cứ đi như du khách. (Dạ.) Một nhóm thì được, nhưng đừng quá nhiều người. Không phải: “Này! Ở đây!” “Hộ pháp! …” Đừng làm vậy. Tôi không giỡn đâu. (Dạ, vâng.) (Dạ.) Không thì, nếu có rắc rối gì, chúng ta không thể ở lại đây. Cho dù đó là chỗ tư nhân của tôi, tôi cũng không muốn ồn ào. Yên lặng. Hãy bảo mọi người vậy. Nói cho nhau biết. “Rồi. Chúng ta đi, không nói nữa”. Gặp quý vị sau. (Dạ hẹn gặp lại Sư Phụ!)

Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android