Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • polski
  • italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Others
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Đức Tin Và Thể Nghiệm, Phần 3/12

2024-02-11
Lecture Language:English
Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

(Mình có cần sơ yếu lý lịch để trở thành sứ giả Quán Âm không?) Sơ yếu lý lịch – không, không cần. Không (cần), nhưng đó là đời sống khó khăn. Đó là một cuộc sống độc thân và du hành rất nhiều. Quý vị phải chịu đựng rất nhiều sự rèn luyện, như khiêm tốn, công việc cực nhọc, sức chịu đựng. Một số người phương Tây có đến với chúng tôi, nhưng tâm lý chưa được chuẩn bị sao đó, và… tôi không biết sao. Anh có thể hỏi vài sứ giả Quán Âm ở đó, nếu họ nhận anh thì anh có thể đi, theo cách đó. Hãy thử rèn luyện một thời gian xem có hợp không. Có một người tên là Đồng. Nếu anh qua được bài khảo của [Đồng] thì anh có thể. Rất khắt khe đó. Hãy chăm sóc mấy người phương Tây da trắng đó nếu họ muốn thử.

Người kế. Người kế. Lẹ, lẹ! (Xin cảm ơn Sư Phụ. Con có hai câu hỏi. Khi con thọ Pháp, họ nói rằng chúng con không nên ăn đồ ăn mà đã được cúng thổ địa hoặc đồ ăn đã được gia trì bởi các thầy khác. Và con sắp đi Ấn Độ. Con có thể ăn “prasad” [thuần chay] [đồ cúng dường tôn giáo] không?) Được, cô có thể. (Dạ.) Nhưng chỉ đừng tìm kiếm đặc biệt… Ý tôi là, như một số người, họ thờ cúng các vị thần và thần tượng này nọ, rồi họ ăn vì nghĩ rằng thần tượng đã gia trì cho thức ăn. Đừng ăn với thái độ đó. Bởi vì chúng ta đã biết rõ hơn rồi. Chúng ta biết rằng mình là chúng sinh tâm linh và Thượng Đế ngự trong chúng ta. Không cần bức tượng gia trì cho thức ăn của chúng ta hoặc bất kỳ chúng sinh nào mà họ thậm chí không thực hành thuần chay hay thiền định hoặc gia trì cho cô chỉ vì ông ta nổi tiếng, chỉ vì những người khác tìm kiếm sự gia trì của ông ta. Cô không nên làm như thế.

Cô phải nên có tâm phân biệt. Không phải là cô phân biệt giữa mọi chúng sinh, nhưng cô nên biết có các đẳng cấp. Và đẳng cấp của cô đã được nâng lên rồi; đừng làm mấy điều ngốc nghếch như thế nữa, đại khái vậy. Được không? Nhưng nếu có ai mời cô gì đó thuần chay thì cô có thể ăn. Ở Ấn Độ, họ cúng dường “prasad” thuần chay ở mọi nơi cô tới. Nếu cô muốn nhịn đói, cũng được. Nếu cô muốn ăn, cũng được. Nhưng đừng nghĩ rằng nó sẽ gia trì và làm cô tốt hơn hay bất cứ gì như thế. Cô niệm Năm (Hồng) Danh và ăn thức ăn. Hãy tự gia trì thức ăn, (Dạ.) rồi ăn. Được không? (Dạ, cảm ơn Ngài.) Không có chi.

(Ngoài ra, lúc con thiền, khi con thấy Ánh Sáng [Thiên Đàng nội tại] bắt đầu đến, con lập tức bắt đầu nghĩ... Thế là con mất tập trung. Con nghĩ: “Ồ, có Ánh Sáng [Thiên Đàng nội tại], và con đang thiền”, rồi con mất Ánh Sáng ngay lập tức.) Ồ, tôi hiểu. (Và nó như thế này khoảng một năm rồi. Vì vậy, con cảm thấy mình chưa thiền đủ sâu hay gì đó. Con thực sự không thể quán Ánh Sáng [Thiên đàng nội tại] chút nào.) Cô không thể? (Dạ không. Khi con thấy nó…) Khi thấy Ánh Sáng, cô hào hứng quá, phải không? (Dạ.) Tất cả chúng ta đều vậy. Ai cũng vậy. Lần sau cố gắng bình tâm nhé. (Dạ.) Ờ, bỗng nhiên, nó biến mất bởi vì: “Ồ, ồ, nó đang tới kìa!” Cô làm Ánh Sáng (Thiên Đàng nội tại) sợ quá nên nó chạy mất. Cứ cố gắng bình tâm. Hãy tự nhủ phải bình thản và đều đặn niệm Năm (Hồng) Danh, rồi nhìn vào Ánh Sáng – một cách hiếu kỳ và trìu mến như cô đang xem ti-vi. Nếu Ánh Sáng biến mất; thì đợi nó quay lại lần nữa. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.)

Gì đó? (Dạ, thưa Sư Phụ...) Chúng ta có nên để tất cả nữ giới [hỏi] trước rồi tới nam giới, hay không? Hay là cứ như thế này? Được, vậy để họ [hỏi]. Để họ [hỏi]. Nếu không, ngã chấp của họ lại bị tổn thương và… chúng ta sẽ gặp rắc rối. Anh nói đi. (Dạ. Thưa Sư Phụ, con có một số người bạn ở Tây Phi rất thích triết lý của Sư Phụ. Nhưng chỉ có hai Trung tâm trên toàn châu Phi, là ở...) Hai gì? (Dạ hai Trung tâm. Vâng.) Hai Trung tâm? Ờ, ờ. (...ở Nam Phi. Và từ Tây tới Nam là rất, rất xa.) Tôi biết. (Và họ rất thích [triết lý của Ngài]. Con thắc mắc không biết Sư Phụ có dự định mở một số Trung Tâm ở đó không?) Anh mở một trung tâm đi. Sao không? Anh làm được không? (Dạ không, bởi vì con sống ở Canada. Con không ở...) Anh ở Canada à? Thế thì anh quan tâm tới Tây Phi làm chi? Tôi không thể làm gì được. (Ồ, thưa Sư Phụ, họ là bạn của con và...) Sau này. Nhé? Anh hãy quay lại đó và truyền bá tin tức hoặc bất cứ gì khi nào có thể, nếu thỉnh thoảng anh đến đó, rồi sau đó sẽ có một Trung tâm. Phải bắt đầu từ điểm nào đó. (Dạ. Con đã từng gửi một số sách biếu của Sư Phụ đến đó. Vì thế khi họ đọc, họ rất thích.) Ừ. Khi họ sẵn sàng thì Thượng Đế sẽ đến. (Dạ.) Hiểu không? (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Nếu họ gửi thư cho anh yêu cầu điều gì đó thì chúng tôi sẽ cử người đến đó. Rồi anh gửi cho chúng tôi. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ rất nhiều.) Anh gửi thư cho chúng tôi.

Đằng sau đó, rồi đó, và đó. (Với tất cả lòng tôn kính, Sư Phụ, cảm ơn Sư Phụ đã cho phép con đến dự bế quan, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ rất nhiều. Không biết chúng con có cần sơ yếu lý lịch để trở thành sứ giả Quán Âm không?) Anh muốn gì? (Mình có cần sơ yếu lý lịch để trở thành sứ giả Quán Âm không?) Sơ yếu lý lịch – không, không cần. Không (cần), nhưng đó là đời sống khó khăn. Tôi không biết người châu Âu, biết không, người phương Tây có chịu nổi không. Đó là một cuộc sống độc thân và du hành rất nhiều. Quý vị phải chịu đựng rất nhiều sự rèn luyện, như khiêm tốn, công việc cực nhọc, sức chịu đựng. Một số người phương Tây có đến với chúng tôi, nhưng tâm lý chưa được chuẩn bị sao đó, và… tôi không biết sao. Anh có thể thử. Anh vẫn còn độc thân chứ? (Ồ, dạ độc thân.) Ồ tốt. Anh có thể thử. Anh có thể hỏi vài sứ giả Quán Âm ở đó, nếu họ nhận anh thì anh có thể đi, theo cách đó. Hãy thử rèn luyện một thời gian xem có hợp không. Nhé? Quý vị có thể chăm sóc anh ấy? Ờ, được rồi. Có một người tên là Đồng. Nếu anh qua được bài khảo của [Đồng] thì anh có thể. Rất khắt khe đó. Hãy chăm sóc mấy người phương Tây da trắng đó nếu họ muốn thử. Nấu họ cho kỹ tới khi họ thành màu đen. Cứ thử một thời gian.

Người kế? Có một người ở phía trước đây. Anh nhìn, hả? Anh nhìn. (Kính chào, Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ.) Ờ, Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ. (Một trong những lý do khiến [giáo lý] của Sư Phụ rất thu hút con là vì Sư Phụ rất đa nguyên. Sư Phụ chấp nhận, Ngài có...) Tôi sao? (Dạ đa nguyên.) Ồ! Đa nguyên. (Dạ phải. Ngài thấy cơ hội bình đẳng để thành Phật ở cả người nữ lẫn người nam, cũng như mọi người từ các quốc gia khác nhau. Hôm qua, khi con đang thiền… con đến muộn vài phút, và họ dành riêng một khu vực ở phía trước cho những người như con – với một ngoại hình như con, thân thể như con. Ông lão người Trung Quốc này trông có vẻ là người tốt. Nhưng họ dời ông ấy ra phía sau, điều đó khiến con cảm thấy hơi tội nghiệp cho ông hoặc nghĩ có lẽ: “Sao điều này xảy ra?” Và con chỉ xin hỏi Sư Phụ.)

Anh không biết sao? Tôi đã nói rồi. (Tất cả những gì con nghe được là Sư Phụ có yêu cầu những người châu Âu ngồi ở phía trước.) Phải. (Nhưng con xin hỏi Sư Phụ…) À, nếu anh muốn thúc vai và huých khuỷu tay với họ, thì anh có thể ra phía sau ngồi; không sao cả. Và xếp hàng để nhận đồ gia trì, hoặc đại khái vậy. Ừ, đi thẳng vô. Hoan nghênh. Không, có những khu vực dành cho những người khác nhau. Anh hiểu không? Và quý vị, người châu Âu, có chân dài hơn, đúng không? (Dạ đúng.) Quý vị cần thêm chỗ, và quý vị di chuyển chậm hơn và vụng về hơn chút. Trong khi người Trung Quốc, người Âu Lạc (Việt Nam) hoặc người châu Á, họ có thể bay qua đầu quý vị. Và quý vị không quen ngồi xếp bằng lâu này nọ. Cho nên tôi nghĩ quý vị xứng đáng có chỗ rộng hơn chút, và được sự chú ý và chút đối đãi đặc biệt cho tới khi quý vị quen. Sau đó, quý vị có thể chạy, bay với người Trung Quốc, thì tôi thấy được chứ – nhưng chờ tới lúc đó đã. Người Trung Quốc nên cho quý vị thêm thời gian để thích nghi với phong tục của chúng ta. Hiểu không? (Dạ. Vậy con...) Vì vậy, tôi nghĩ họ hiểu, và họ không nên lên phía trước giành chỗ với quý vị. Ông ấy nên ra khỏi chỗ của quý vị. Vậy, đừng cảm thấy tội cho ông ấy; ông ấy đã biết rồi. Tôi đã thông báo trước đó rồi.

(Dạ. Vậy thì con có một câu hỏi liên quan. Rất khó cho con thiền Quán Âm vì vết thương ở lưng và cũng do cách cấu tạo của cơ thể con. Con thắc mắc liệu có tuyệt đối nhất thiết phải ngồi thiền theo kiểu đó không?) Không, không, không cần. Họ chưa nói với anh trong buổi Tâm Ấn sao? Anh có thể ngồi theo bất kỳ tư thế nào mà anh muốn, miễn là anh cảm thấy thoải mái. (Mình không cần phải có…) Ngồi trên ghế và để tay lên bàn, sao cũng được. Đó là vì lợi ích của chính anh – (Dạ.) để tăng cường Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) và trả năng lượng về nơi của nó. (Dạ.) Thay vì phân tán nó đi khắp nơi vì hàng ngày chúng ta làm việc và cạn kiệt năng lượng. Và khi anh ngồi trong tư thế đó hoặc thiền Quán Âm thì năng lượng sẽ trở lại. Hiểu không? (Dạ.) Được chưa? (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Đừng cảm thấy tội cho người Trung Quốc, nếu không tôi sẽ gửi anh về Trung Quốc đó. Sẽ có nhiều người Trung Quốc hơn để tội nghiệp cho họ. Ngoài ra, người Hoa, nhất là người Đài Loan (Formosa), họ đã có tôi 15 năm rồi. Họ đã gặp tôi đủ rồi. Còn nhiều người quý vị… Tôi hiếm khi tới đây. Người Mỹ hay người châu Âu, tôi rất ít chú ý tới trong 15 năm qua. Vì vậy, tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên dành cho quý vị thêm đặc quyền và chú ý hơn, chỉ thế thôi. Đừng cảm thấy tội nghiệp cho những người đã ăn ngán tận đây. Quý vị đang đói. Cứ ăn thôi! Tôi không bao giờ…. Đó là rất thương yêu, rất thương yêu và tử tế, chứ đừng nghĩ rằng tôi bất công với họ bao giờ. Tôi hết sức công bằng; và biết mình đang làm gì. Tôi không phân biệt đối xử với mọi người. Tôi biết phải làm gì tốt nhất cho mọi người.

Cũng rất khó để đơn lẻ thông dịch sang tiếng châu Âu và tiếng Anh và đủ thứ. Hiểu không? Sẽ có tổ chức hơn nếu chúng ta có những nhóm và những người khác nhau ở cùng chỗ để dễ dàng chăm sóc. Ví dụ như trẻ em. Chúng ta đều thương yêu các em, nhất là tôi. Nhưng nếu chúng ta để các em chạy quanh đây mọi lúc hoặc để các em ở cùng bố mẹ mọi lúc, cứ sau năm phút: “Oa!” mười phút sau: “Oe!” Rồi sau đó chúng chạy xung quanh cù léc quý vị. Làm sao mà thiền? Hoặc làm sao quý vị thưởng thức chương trình? Bởi vì trẻ em thì khác. Các em không ở yên, rất hiếu động, muốn chạy khắp nơi; muốn la hét. Cho nên có trẻ em quá nhỏ trong lúc bế quan là không thích hợp. Đại khái vậy – anh hiểu ý tôi chứ? Vì vậy, bất cứ điều gì chúng ta làm đều có lý do để làm tốt nhất cho mọi người, cũng như cho trẻ em nữa. Đừng lo lắng về điều đó. Nhưng anh rất tử tế.

Xem thêm
Tập  3 / 12
1
2024-02-09
4551 Lượt Xem
2
2024-02-10
3249 Lượt Xem
3
2024-02-11
3557 Lượt Xem
4
2024-02-12
2873 Lượt Xem
5
2024-02-13
2813 Lượt Xem
6
2024-02-14
2555 Lượt Xem
7
2024-02-15
2678 Lượt Xem
8
2024-02-16
2306 Lượt Xem
9
2024-02-17
2299 Lượt Xem
10
2024-02-18
2103 Lượt Xem
11
2024-02-19
2561 Lượt Xem
12
2024-02-20
2468 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android