Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Tác phẩm điện ảnh đầu tiên là bộ phim Công giáo năm 2014: “Thiên Đàng Có Thật”. Được chuyển thể từ quyển sách cùng tên năm 2010 của Mục sư Todd Burpo và Lynn Vincent, bộ phim kể một câu chuyện kỳ lạ nhưng có thật về thể nghiệm cận tử làm thay đổi cuộc đời của một cậu bé. Bộ phim ấm lòng này cho chúng ta thấy đúng là Thiên Đàng “có thật”. Chỉ cần rộng mở tâm hồn, mình sẽ thấy Thiên Đàng quanh ta. Tác phẩm điện ảnh tiếp theo là bộ phim tài liệu năm 2002 của Anh mang tên “Ngày Vãng Sanh” do cô Kate Broome sản xuất và đạo diễn. Kể từ khi bác sĩ Raymond Moody xuất bản quyển sách nổi tiếng “Đời Sống Sau Đời Này” năm 1975, nhiều nghiên cứu gia trên khắp thế giới đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp liên quan đến thể nghiệm cận tử và hiệu ứng hậu kỳ của nó. Bộ phim tài liệu này giới thiệu nhiều câu chuyện có tính mở rộng kể về những người từng có thể nghiệm cận tử. Nhiều người thuật lại cảm giác an bình và tình thương thuần khiết, cũng như nhìn thấy ánh sáng rạng rỡ hay “Bản Thể Rực Sáng”, và khi sống lại, họ không còn sợ chết nữa. Bộ phim “Ngày Vãng Sanh” cũng giới thiệu Thước đo Thể nghiệm Cận tử, còn được gọi là thước đo của Greyson, do Tiến sĩ Bruce Greyson tạo nên để đo lường các khía cạnh của thể nghiệm cận tử. Bộ phim cũng giới thiệu các cuộc phỏng vấn với nhiều chuyên gia y tế đang thâu thập bằng chứng cho thấy tâm trí vẫn có thể tồn tại sau khi não đã ngừng hoạt động. Hai bộ phim đầy cảm hứng hôm nay: “Thiên Đàng Có Thật” và “Ngày Vãng Sanh” là những tác phẩm điện ảnh hấp dẫn giới thiệu những thể nghiệm cận tử thông qua nhiều câu chuyện xúc động, dựa trên cuộc đời thật và được khoa học chứng minh. Những bộ phim này không chỉ cho thấy Thiên Đàng là có thật, mà còn thôi thúc chúng ta tự vấn về mục đích thật sự của cuộc đời, vì chúng ta không chỉ là thân thể và bộ não này mà còn có vô số khía cạnh khác nữa.